Ở Nam Mỹ, bóng đá vẫn phải là… một trò chơi

Kinh Thi Kinh Thi
07:02 ngày 08-06-2015
Từ năm 1995 trở về trước, Copa America và cả tiền thân là giải Vô địch Nam Mỹ, được tổ chức 37 lần, trong gần 80 năm. ĐT Brazil lừng danh chỉ có vinh dự lên ngôi 4 lần ở đấu trường châu lục, dù họ cũng đã 4 lần vô địch chỉ trong 15 kỳ World Cup tính đến thời điểm ấy.
Ở Nam Mỹ, bóng đá vẫn phải là… một trò chơi
Nói vậy để thấy: Copa America là một thế giới rất khác so với những gì chúng ta nhìn vào bóng đá Nam Mỹ trong... thế giới bình thường. Từ năm 1997 đến năm 2007, Brazil vô địch 4 trong 5 lần Copa America. Xen giữa 4 lần đăng quang vào các năm 1997, 1999 và 2004, 2007, Brazil thất bại ở kỳ Copa America 2001. Họ thua... Honduras ở vòng tứ kết. Thật điên rồ, khi đội Brazil “tệ nhất” ấy lại chính là nhà vô địch World Cup 2002 trong khi nhà vô địch Copa America 2001 Colombia lại không lọt được vào VCK World Cup một năm sau đó.

Ngay từ khâu tổ chức, đã thấy Copa America thiếu cả sự quy củ lẫn tính ổn định. Từ cột mốc chuyển giao thiên niên kỷ cho đến các giải hiện đã xác định địa điểm và thời gian, Copa America diễn ra vào các năm 1999, 2001, 2004, 2007, 2011, 2015, 2016, 2019, 2023! Vậy nên, chuyện các thành phần liên quan tuân thủ chặt chẽ luật định và thông lệ trong làng cầu quốc tế là điều xa xỉ. Chỉ 5 ngày trước khi Copa America 2015 khai mạc, người ta vẫn thấy Roberto Pereyra, Carlos Tevez, Lionel Messi, Javier Mascherano, Neymar, Claudio Bravo, Arturo Vidal xuất hiện ở trận chung kết Champions League, dưới màu áo các CLB Barcelona và Juventus.


Đúng luật, khi ĐTQG triệu tập cầu thủ cho một giải đấu cấp châu lục, CLB phải trả người ít nhất 14 ngày trước khi giải đấu bắt đầu. Vấn đề “ĐTQG - CLB” đôi khi trở nên ầm ĩ chỉ vì các trận giao hữu vô thưởng vô phạt. Vậy mà ở đây, chẳng thấy các đội tuyển Brazil, Argentina hoặc chủ nhà Chile quyết liệt đòi người. Nguyên nhân đơn giản: chả có gì là quan trọng!

Điều gì cũng có thể xảy ra trong cái thế giới kỳ lạ của Copa America. Đấy là nơi người ta có thể điều chỉnh chiến thuật bằng cách... thay thủ môn, có thể một mình sút hỏng đến 3 quả phạt đền chỉ trong một trận (Martin Palermo của ĐT Argentina tại Copa America 1999), có thể tự hào về chuyện ghi bàn bằng “bàn tay của quỷ” - với niềm vui tăng cao khi đối phương đau khổ.


Copa America 2015 là giải đấu hướng đến World Cup 2018, hay hướng đến điều gì khác nữa? Đấy là trận địa sẽ giới thiệu ngôi sao mới cho các CLB châu Âu? Nghe có vẻ lạ, nhưng câu trả lời là: không hướng đến điều gì cả. Hãy thảnh thơi chờ xem Copa America 2015 như một ngày hội bóng đá thuần túy Nam Mỹ - nhẹ bỗng về tính thương mại và cũng không thật nặng nề về chiến thuật, chiến lược.

Rất có thể, đây sẽ là nơi để giới quan sát sực nhớ ra một điều đã chìm vào quên lãng từ lâu: bóng đá trước tiên cứ phải là một trò chơi. Và dĩ nhiên, đấy phải là một trò chơi... cao cấp, xét theo trình độ chung của làng cầu Nam Mỹ.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x