M.U chuyển hướng mua sao ồ ạt: “Cơn bão Galacticos” sẽ phá hủy Quỷ Đỏ?

An Ngọc Linh
06:29 ngày 22-09-2014
Mùa Hè năm 2007, sau 3 năm không vô địch Premier League, Man United trở lại đỉnh cao của bóng đá Anh và kéo theo đó là một chiến dịch mua sắm rầm rộ: Owen Hargreaves đến Old Trafford từ Bayern Munich, Nani và Anderson đến từ Sporting Lisbon và đặc biệt là Carlos Tevez, người chuyển sang Man United từ West Ham một cách đầy tranh cãi.
M.U chuyển hướng mua sao ồ ạt: “Cơn bão Galacticos” sẽ phá hủy Quỷ Đỏ?
Hóa đơn mua sắm lên đến hơn 50 triệu bảng, con số khủng khiếp vào thời điểm ấy. Báo chí Anh đặt câu hỏi rằng liệu United có đang đi theo con đường “Galacticos”?  Từ tháng 6/2003 cho đến 6/2007, Man United tiêu trung bình 29 triệu bảng một mùa, và đổi lại chỉ là một chiếc Cúp Premier League và một Cúp Liên đoàn. 

NHỮNG THỊ PHI VÀ TRANH GIÀNH
Đội bóng bắt đầu làm quen với thị phi. Bốn cầu thủ tấn công khi ấy, Rooney – Tevez – Ronaldo – Berbatov, được mệnh danh là “The Fantastic Fours” (Bộ tứ siêu đẳng) và bắt đầu phải chịu áp lực từ sự hào nhoáng của những ngôi sao. Ngay ở trận thứ hai của mùa bóng, Cristiano Ronaldo nhận thẻ đỏ trực tiếp trong trận gặp Porthsmouth, và cho dù miệng vẫn xoen xoét rằng “tôi đã học được nhiều kinh nghiệm sau lần bị đuổi này”, thì vụ anh và hai đồng đội Nani, Anderson đưa gái gọi về nhà để “giải đen” ngay đêm hôm đó đã nhanh chóng bị báo lá cải ở Anh phanh phui.

Berbatov, một Galactico được mua với giá 30,75 triệu bảng từ Tottenham, bắt đầu tỏ ra kiêu ngạo, và trên tờ Telegraph năm 2008, phóng viên Alan Smith có đăng một bài cảnh tỉnh: “Cantona mới ư? Đúng, nhưng không hoàn toàn. Anh ta có tài năng thiên bẩm, nhưng khi nhìn xung quanh và thấy những gương mặt nổi tiếng khác - Ferdinand và Giggs, Rooney và Scholes, Van Der Sar và Tevez, đừng quên cả siêu sao Cristiano Ronaldo, tiền đạo người Bulgaria sẽ nhận ra rằng anh ta không còn đặc biệt nữa”.


Cách chơi bóng trịnh thượng của Berbatov đã khiến Carlos Tevez, một tiền đạo có phong cách trái ngược, cảm thấy mình bị hắt hủi. Ngày 21/12/2008, United giành chiến thắng 1-0 trước Quito của Ecuador ở Cúp Thế giới các CLB, nhưng Tevez, một trong những người hiệu quả và chăm chỉ nhất, bị rút ra khỏi sân nhường chỗ cho Jonny Evans vì Nemanja Vidic nhận thẻ đỏ. 

Những rạn nứt xuất hiện cùng dáng điệu vùng vằng khi rời sân của tiền đạo người Argentina, và mùa Hè năm tiếp theo, Tevez tuyên bố thời gian của anh ở Man United đã kết thúc vì không nhận được một hợp đồng xứng đáng và bị gạt khỏi đội hình không lý do.

AI SẼ KIỂM SOÁT DÀN SAO?
Sir Alex đã cố gắng bảo vệ Man United khỏi ảnh hưởng từ “văn hóa ngôi sao” ấy. Ông đã từng phải bán David Beckham sang Real Madrid chỉ vì “cậu ta hỏng từ lúc yêu Victoria, còn với tôi, tôi chỉ là con người của bóng đá mà thôi”. Khi Ronaldo trở về BĐN đối đầu với Benfica và chơi kiểu “cố chứng tỏ rằng vì sao anh ta được sang Man United” (lời Sir Alex), Ferguson đã vào phòng thay đồ và chửi thẳng vào mặt: “Đá bóng một mình à? Mày nghĩ mày là cái quái gì thế?”. 

Rio Ferdinand kể lại với một thoáng rùng mình: “Sir Alex hẳn phải rất dũng cảm khi làm điều đó. Ông ấy biết rằng khi đó, Ronaldo là chìa khóa cho mọi chiến thắng của chúng tôi. Tôi chưa từng thấy HLV người Anh nào dám chửi Beckham, hoặc Stevie Gerrard, Frank Lampard hay Wayne Rooney kiểu đó”.

Nhưng chính Ferguson cũng không thể kiểm soát hết những diễn biến phức tạp của “văn hóa Galacticos”, mỗi khi ông có ý định thúc đẩy CLB tiến lên bằng những chiến dịch chuyển nhượng rầm rộ. Beckham và Ronaldo sau này đều rời Man United để gia nhập “Dải ngân hà” ở Bernabeu, sau khi đã va chạm nảy lửa với “Máy sấy tóc”. 

Tevez “thù” Sir Alex đến tận bây giờ. Juan Veron, một trong những Galactico của Ferguson năm 2001 (đến với giá 28,1 triệu bảng), bị báo chí và dư luận Anh tạo nhiều áp lực đến nỗi không thể chịu đựng nổi và phải ra đi sau hai mùa bóng. Sir Alex chỉ còn biết bảo vệ ngôi sao của mình một cách đầy uất ức trong phòng họp báo: “Các anh thì biết cái **** gì! Cậu ta là một cầu thủ vĩ đại”.

Nhưng đón các Galactico có lẽ không phải là “sở trường” của Man United, ngay cả khi đội bóng này được kiểm soát một cách khắc nghiệt dưới triều đại của Ferguson. Giờ đây, Sir Alex không còn dẫn dắt “Quỷ đỏ” nữa, và số ngôi sao họ mua sắm mùa này đủ để tạo ra cú sốc làm đứt gãy văn hóa quản trị mà HLV người Scotland đã tạo dựng ở đây.


Sẽ không bao giờ có thêm một “Thế hệ 1992”?
Khi ngồi vào ghế HLV tạm quyền của Man United, Ryan Giggs đã khiến các CĐV Quỷ đỏ nức lòng. Anh cho ra mắt hai sản phẩm “cây nhà lá vườn” của Old Trafford là James Wilson, 18 tuổi, và Tom Lawrence, 20 tuổi, trong trận thắng 3-1 trước Hull City vào ngày 6/5 năm nay. Wilson ghi 2 bàn và Lawrence chơi rất ấn tượng bên cánh trái, còn các khán giả được thể phát điên. Trên băng ghế dự bị, Michael Keane, 21 tuổi, sẵn sàng. 

Khi Louis van Gaal mới đến Old Trafford, ai cũng tin rằng ông là nhân vật lý tưởng để duy trì truyền thống tốt đẹp ấy. Van Gaal được biết đến như một người luôn trao cơ hội cho cầu thủ trẻ. Nhưng những thương vụ điên rồ của mùa Hè này cho thấy rằng chính ông cũng đã đánh mất niềm tin vào các cầu thủ trẻ của Man United (Tyler Blackett, trung vệ trẻ được ra sân đều đặn mùa này, không khác gì Francisco Pavon, vế sau của chính sách mua sắm hào nhoáng “Zidanes y Pavones” của Real). 

Trong số những tân binh, chỉ có Marcos Rojo và Danny Blind có thể miễn cưỡng được xem là những hợp đồng hơp lý. Đội hình xuất phát trong trận thắng QPR chỉ còn giữ lại 3 người đã từng ra sân từ đầu trong trận đấu cuối cùng của Man United mùa giải trước, gặp Southampton, là De Gea, Mata và Van Persie, và hứa hẹn sẽ còn trải qua nhiều biến động trong những ngày tới. Đó có lẽ không phải môi trường phù hợp để một “thế hệ 1992” nữa có thể lớn lên.

Các siêu sao đá ra sao?
Còn quá sớm để đánh giá, nhưng đây có lẽ là thời điểm phù hợp để nhìn lại xem 6 tân binh của Man United đã thể hiện như thế nào cho đến lúc này.

Ander Herrera (29 triệu bảng, từ Bilbao)


Gặp lại 2 đồng đội cũ ở đội U21 Tây Ban Nha là David de Gea và Juan Mata, Ander Herrera đã thích ứng khá nhanh. Anh chơi cực tốt trong giai đoạn chuẩn bị trước mùa giải  và cho dù chỉ mới trở lại sau chấn thương, anh lập tức có tên trong đội hình xuất phát trước Queens Park Rangers và để lại dấu ấn với một bàn thắng.

Luke Shaw (27 triệu bảng, từ Southampton)


Có lẽ là hợp đồng của tương lai. HLV Van Gaal vẫn chưa thực sự tin tưởng Luke Shaw và chấn thương đầu mùa cũng khiến quá trình hòa nhập của anh bị chậm lại. Cho đến lúc này, 27 triệu bảng dùng để mua anh, tương đương mức phí mà Man Utd đã dùng để mua siêu hậu vệ Rio Ferdinand từ Leeds vào năm 2001, là khá lãng phí.

Marcos Rojo (16 triệu bảng, từ S.Lisbon)


Anh đi thẳng vào đội hình xuất phát ở trận gặp QPR, và đã chơi rất tốt. Rojo có thể đá tốt trong hai vai trò, hậu vệ cánh hoặc tiền vệ cánh, rất phù hợp với sơ đồ ba hậu vệ. Khác với những hậu vệ cánh thông thường, Rojo phòng ngự rất chắc chắn, bên cạnh khả năng tấn công đáng nể.

Angel di Maria (59,7 triệu bảng, từ Real Madrid)


Đây có lẽ là hợp đồng gây ấn tượng mạnh nhất của Man United từ đầu mùa. Anh chỉ ra mắt bằng khoảng 70 phút có mặt trên sân trong trận gặp Burnley, nhưng đã cho thấy đẳng cấp của một tiền vệ cánh hàng đầu. Trận gặp QPR, anh là cầu thủ chói sáng nhất, với bàn mở tỉ số và hai đường kiến tạo thành bàn.

Daley Blind (14 triệu bảng, từ Ajax)


Blind sở hữu một thống kê cực kỳ ấn tượng ở trận gặp QPR: Chuyền 112 quả và 107 trong số đó đi đúng địa chỉ, cao nhất trận. Anh sau đó được bầu là Cầu thủ hay nhất trận trên Twitter của đội. Blind có thể chơi tốt ở cả cánh trái và đặc biệt là vị trí tiền vệ mỏ neo, chơi thấp và giữ vai trò phân phối bóng.

Radamel Falcao (mượn - 6 triệu bảng/mùa từ Monaco)


Không có nhiều điều để nói về Falcao ngoài quãng thời gian ngắn ngủi cuối trận thắng QPR, với một vài đường chuyền đẹp cho đồng đội và một pha bỏ lỡ cơ hội mười mươi. Nhưng tài năng của anh đã được kiểm chứng và tất cả những gì chân sút này cần có lẽ là thời gian mà thôi.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17
  • Trung vệ Phạm Mạnh Hùng (Olympic Việt Nam): “HLV Miura không lụy tình” Trung vệ Phạm Mạnh Hùng (Olympic Việt Nam): “HLV Miura không lụy tình”

    Từng tập luyện dưới sự chỉ đạo của HLV Miura trong gần 20 ngày, trung vệ Phạm Mạnh Hùng đã hiểu được được phần nào đó tính cách và phương pháp tập luyện, ý đồ xây dựng lối chơi của HLV Toshiya Miura ở ĐT Olympic Việt Nam. Và dù không có tên trong danh sách tham dự Asiad 17 nhưng Mạnh Hùng đã có những kỷ niệm khó quên với HLV Miura.

  • Diego Costa là một hiện tượng Diego Costa là một hiện tượng

    HLV Jose Mourinho nói rằng Diego Costa sắp tới sẽ không giữ được hiệu suất ghi bàn khủng khiếp như những gì anh vừa làm. Bản thân Diego Costa cũng nói như vậy. Dù sao đi nữa, sự thật vẫn là sự thật: chưa ai từng ghi 7 bàn chỉ trong 4 trận đầu tiên ở Premier League. Đã quá đủ để nói về anh.

  • Thể thao Việt Nam "săn" vàng Asiad 2014: Chuyện của Vinh "nổ", Tuấn "tạ", Viên "bơi" Thể thao Việt Nam "săn" vàng Asiad 2014: Chuyện của Vinh "nổ", Tuấn "tạ", Viên "bơi"

    Dù có tới 199 tuyển thủ dự tranh, với niềm hy vọng được trải ra tới 9 môn, song suy cho cùng, mục tiêu giành từ 2-3 HCV của TTVN tại đấu trường đỉnh cao châu Á chính thức khởi tranh từ hôm nay (20/9) sẽ được đặt cả vào 3 gương mặt gồm xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, đô cử Thạch Kim Tuấn và kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên.

  • Fabregas thay thế “Tượng Đài” hoàn hảo Fabregas thay thế “Tượng Đài” hoàn hảo

    Với riêng Chelsea, Frank Lampard thật sự là một tượng đài, là lịch sử. HLV Jose Mourinho thừa nhận: “Không ai thay được chỗ đứng của Frank Lampard trong lịch sử Chelsea”.

  • U19 Việt Nam: Nhờ ai mà nên Công nên Phượng? U19 Việt Nam: Nhờ ai mà nên Công nên Phượng?

    Để có những bước thành công ban đầu, thủ quân của U19 Việt Nam - Nguyễn Công Phượng hẳn phải gửi nghìn lời cám ơn tới HLV Guillaume Graechen, người mà cậu vẫn gọi thân mật là “Thầy Giôm”.

  • Cựu hậu vệ Phạm Phú Hùng: Luôn đau đáu với người hâm mộ Cựu hậu vệ Phạm Phú Hùng: Luôn đau đáu với người hâm mộ

    Sau 40 năm gắn với bóng đá, cựu cầu thủ Quảng Nam - Đà Nẵng (QN-ĐN) này vẫn đau đáu một điều mà ông chưa thể thực hiện được: gặp lại một người hâm mộ bình thường, chỉ để tỏ lòng tri ân.

  • Nhạc sỹ, Ca sỹ, MC Sỹ Luân: Biết đá bóng trước khi viết nốt nhạc Nhạc sỹ, Ca sỹ, MC Sỹ Luân: Biết đá bóng trước khi viết nốt nhạc

    Khá bất ngờ với tác giả của những ca khúc nhẹ nhàng, tình cảm - Sỹ Luân lại từng là vận động viên có khoảng thời gian dài ăn tập trên sàn võ Judo, sân bóng rổ. Ngay từ thời học phổ thông, Sỹ Luân đã là VĐV chuyên nghiệp tham gia các giải đấu lớn cấp thành phố và quốc gia.

  • Cựu tuyển thủ Đặng Văn Dũng: Người Hải Phòng trầm lặng Cựu tuyển thủ Đặng Văn Dũng: Người Hải Phòng trầm lặng

    Vẫn là dáng người mảnh khảnh cùng đôi mắt hiền, Đặng Văn Dũng của ngày hôm nay vẫn giữ nguyên dáng phom từng tung hoành trên sân cỏ ngày nào. Ngót 15 năm sau khi giải nghệ, cựu tuyển thủ Văn Dũng đã là vị trung tá công an cần mẫn của công an quận Ngô Quyền (Hải Phòng).

  • Champions League 2014/15: Những nét mới ở giải đấu danh giá truyền thống Champions League 2014/15: Những nét mới ở giải đấu danh giá truyền thống

    Giữa tuần sau, sẽ khai diễn giải đấu hấp dẫn nhất thế giới tầm CLB, Champions League mùa bóng 2014/15. Kỳ này, Champions League có nhiều khác biệt đáng kể so với mọi năm.

  • HLV Guillame Graechen (U19 Việt Nam): “Học trò của tôi đủ sức đá V-League” HLV Guillame Graechen (U19 Việt Nam): “Học trò của tôi đủ sức đá V-League”

    Gắn bó với rất nhiều cầu thủ U19 Việt Nam từ lúc mới bước vào Học viện bóng đá HA.GL - Arsenal JMG, HLV Guillaume Graechen tự tin nói rằng các học trò của ông luôn biết cách để tránh xa những cám dỗ, đứng vững trên con đường trở thành cầu thủ chuyên nghiệp trong buổi trò chuyện với PV Bóng đá & Cuộc sống.

  • Bật mí bí mật về U19 Việt Nam Bật mí bí mật về U19 Việt Nam

    Có những chi tiết rất thú vị ở ĐT U19 Việt Nam mà có lẽ chưa nhiều người biết.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x