NGHỆ THUẬT CHƠI BÓNG BỔNG TẠI PREMIER LEAGUE

Sát chiêu thượng thừa lại có dịp tung hoành

CÁT PHƯƠNG
06:48 ngày 18-12-2014
West Ham lọt vào “Top 4” sau 15 vòng đấu ở Premier League. Đấy là diễn biến thú vị về mặt thời sự. Còn về chuyên môn, West Ham nói chung hoặc tiền đạo Andy Carroll nói riêng đã tạo ra một cảm hứng mới cho giới quan sát: sự trở lại của nghệ thuật chơi bóng bổng.
Sát chiêu thượng thừa lại có dịp tung hoành
TỪ SỰ TỎA SÁNG CỦA ANDY CARROLL
Ghi 2 bàn, góp 1 đường chuyền thành bàn, thậm chí còn liên quan đến pha tấn công dẫn đến thẻ đỏ cho thủ môn đối phương, Andy Carroll dĩ nhiên phải là cầu thủ hay nhất trên sân trong trận West Ham thắng Swansea 3-1 ở Premier League cuối tuần qua. 

Đấy đã là trận thắng thứ 3 liên tiếp của West Ham - chuỗi phong độ mà ở Premier League hiện chỉ có M.U và Man City làm được tốt hơn. Nhưng hãy bỏ qua phong độ hoặc thành tích. Điều đáng nói nhất về Carroll là lối chơi. Anh hoàn toàn làm chủ trận địa không chiến, với một thông số đáng kinh ngạc: 13 lần chiến thắng trong các pha tranh chấp bóng bổng (từng có rất nhiều trường hợp: một tiền đạo thậm chí chưa có tới 13 lần chạm bóng trong cả trận).

Cách đây 4 mùa, Carroll lần đầu lọt vào đội tuyển Anh, ghi được bàn thắng đầu tiên cho ĐTQG, và chuyển từ Newcastle sang Liverpool với bản hợp đồng kỷ lục 35 triệu bảng (giá cao nhất cho một cầu thủ Anh, chuyển nhượng giữa 2 CLB Anh).  Một ngôi sao mới đã xuất hiện trên quê hương bóng đá? Không hẳn như thế. Báo chí Anh tập trung mọi sự chú ý vào Carroll trước tiên là vì chiều cao 1m93, thể hình vạm vỡ và lối chơi mạnh mẽ của trung phong này. Rút cuộc, Carroll chỉ mới 9 lần khoác áo ĐTQG. Anh ghi vỏn vẹn 6 bàn trong 44 trận đấu dưới màu áo Liverpool ở Premier League. Mãi đến bây giờ, Carroll mới thực sự tỏa sáng như sự chờ đợi. Và đấy chính là vấn đề.

Sự nổi bật của Carroll chẳng qua chỉ là “phong độ nhất thời”, như người ta vẫn nói? Không hẳn thế. Hãy đặt Carroll vào đúng môi trường thích hợp, anh sẽ phát huy tác dụng. Quan trọng hơn: “môi trường thích hợp” cho Carroll chính là thứ đang mất dần trong bóng đá đỉnh cao: lối chơi thiên về bóng bổng mà chính các đội mạnh ở Anh đã rũ bỏ dần.


VŨ KHÍ NGUY HIỂM
Một thời, David Beckham trở thành ngôi sao số 1 trên sân cỏ Anh chỉ vì đúng một sở trường vốn đã đạt đến đẳng cấp “nhất nghệ tinh”: quả tạt căng và xoáy từ cánh phải. Mỗi lần tạt bóng đến đúng vị trí của đồng đội trong vùng 16m50, Beckham đương nhiên có một đường chuyền quyết định. Giới hâm mộ M.U có thể đòi hỏi gì hơn, khi Beckham thường có 4-5 quả như thế trong mỗi trận đấu?

Tạt bóng từ biên đã là “vũ khí” lợi hại như vậy, huống hồ là quả đội đầu ngay trong vùng cấm. Hãy kết nối con số 13 lần tranh chấp bóng bổng thành công của Carroll với 2 bàn thắng, 1 đường chuyền thành bàn và 3 đường chuyền quan trọng. Tất nhiên, chỉ cần trung phong cao 1m93 lấy được bóng bổng trong vùng 16m50 thì đã có đến 80% đấy là tình huống sóng gió rồi. 

Thật ra, Carroll không nhất thiết phải tung cú dứt điểm hoặc tìm cách “lái” quả bóng về phía đồng đội mỗi khi tham gia vào pha không chiến. Điều quan trọng là anh đẩy được hàng thủ đối phương vào thế thụ động mỗi khi làm chủ các pha bóng bổng. 

Xem Carroll “độc diễn” ở tầm cao trong trận thắng Swansea, bình luận viên John Hartson (cũng là một cựu tiền đạo) chỉ rõ: sự nguy hiểm thường không đến ngay tình huống Carroll tranh được bóng bổng, mà chỉ bùng nổ sau đó, trong nhịp tiếp theo của pha tấn công. Cũng từng có một thống kê thú vị khi Carroll tranh chấp bóng bổng không thành công. Anh từng có 7 pha tranh chấp thất bại trong một trận đấu. Nhưng trong 7 pha bóng ấy, chỉ có 1 lần hậu vệ đối phương đưa được bóng về phía đồng đội. Nói cách khác, sự hiện diện của Carroll - bất kể là có hay không có bóng - ít nhất cũng có tác dụng khuấy đảo khu vực trước cầu môn.


CẦN MỘT LỐI CHƠI THÍCH HỢP
Vấn đề là phải có thật nhiều pha bóng bổng để Carroll tỏ rõ giá trị. Liverpool không chơi như vậy. Đội tuyển Anh giờ cũng không chơi như vậy. Trớ trêu ở chỗ: cả CLB West Ham lẫn HLV Sam Allardyce cũng có vẻ như không muốn chơi như vậy nữa. 

Đấy đều là các “tín đồ” của trường phái “chạy và sút” từng rất nổi tiếng trên sân cỏ Anh. Nhưng thời thế thay đổi quá nhiều. Cầu thủ ngoại ở Premier League nhiều hơn chính cầu thủ Anh. Và chưa bao giờ người ta thấy một đội bóng do Allardyce huấn luyện lại chuyền ngắn và giữ bóng nhiều như West Ham ở Premier League mùa này. Tài năng của Carroll dường như đã bị lãng phí suốt nhiều mùa bóng vì “đất dụng võ” của anh quá ít.

Thú vị ở chỗ: khi cách tấn công bằng bóng bổng mai một trên sân cỏ Anh thì hệ quả là cách phòng ngự chống bóng bổng cũng mai một theo. Khi chuyển sang nghề bình luận, Gary Neville đến xem sân tập của các đội bóng ở Premier League và anh lập tức phát hiện: bây giờ người ta gần như bỏ hẳn các bài tập rất hay (như trong thời của anh) về cách chống bóng bổng. Cũng hiếm khi các hàng thủ ở Premier League tỏ rõ sự chuệch choạc như ở mùa này.

West Ham vừa bất ngờ soạn lại bổn cũ, khai thác triệt để các pha tấn công bằng bóng bổng, thì đã thành công vang dội. Thật ra, đội này lọt vào “Top 4” và bỏ xa Arsenal còn vì cũng trong trận đấu cuối tuần qua, Arsenal bất ngờ thua Stoke. Vì sao thua? Vì hàng thủ của HLV Arsene Wenger bó tay, không thể chống đỡ trước Peter Crouch - một ngôi sao khác trong làng bóng Anh cũng rất nổi tiếng về khả năng “không chiến”!

Cũng cần lưu ý Sheringham


Mùa này, West Ham thuê cựu danh thủ Teddy Sheringham làm HLV tiền đạo, và Sheringham chính là người “đặc trách” Andy Carroll trong kế hoạch huấn luyện của Sam Allardyce. Điều thú vị là Sheringham chơi bóng trong thời kỳ mà các pha tấn công bằng bóng bổng còn đang thịnh hành trên sân cỏ Anh. Đấy cũng là lý do để giới quan sát tin rằng West Ham sẽ là đội khôi phục sở trường tấn công bằng bóng bổng. Họ không nhất thiết cứ phải rót bóng về phía Carroll mỗi khi có dịp. Nếu Allardyce kết hợp thành công được ý đồ giữ bóng nhiều và tính bất ngờ trong các pha tấn công bằng bóng bổng, West Ham sẽ trở thành con ngựa ô thật đáng xem trong mùa bóng này.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Những cú đội đầu làm nên lịch sử Những cú đội đầu làm nên lịch sử

    Không ai không biết kỹ thuật siêu phàm, như có ma thuật, mỗi khi siêu sao Zinedine Zidane dùng chân để điều khiển bóng. Đối phó với đội tuyển Pháp trước tiên là phải đối phó với những đường chuyền đến chân Zidane, hoặc những pha bóng xuất phát từ đấy.

  • Thấy gì từ bảng xếp hạng của UEFA? Thấy gì từ bảng xếp hạng của UEFA?

    Tính đến thời điểm này, giải Bundesliga của Đức đã tích lũy được 12.142 điểm, tương đương 83% tổng điểm của Bundesliga trong toàn bộ mùa trước (14.714). Trong khi đó, điểm số đạt được của các đại diện La Liga chỉ bằng khoảng phân nửa, các đại diện Premier League chỉ bằng khoảng 2/3 so với tổng điểm mùa trước của hai giải này.

  • Cả Ronaldo & Messi đều thua... Jonathas Cả Ronaldo & Messi đều thua... Jonathas

    Messi ghi bàn làm gì, nếu như tất cả là những bàn thắng... vô nghĩa? Bạn có thể “sốc” trước câu hỏi như vậy. Nhưng ở một góc độ nào đó, đấy là sự thật, ít nhất là cho đến thời điểm này, ở La Liga!

  • ĐT Thái Lan trước trận chung kết: Tham vọng trở lại đỉnh cao của “Những chú voi chiến” ĐT Thái Lan trước trận chung kết: Tham vọng trở lại đỉnh cao của “Những chú voi chiến”

    Thái Lan đã tiến hành cả một cuộc cách mạng ở ĐTQG sau thất bại cay đắng dưới tay Singapore tại AFF Suzuki Cup năm 2012, trận thua khiến họ giờ chỉ xếp thứ 2 trong khu vực về số lần đăng quang ở giải vô địch Đông Nam Á thời hiện đại: 3 lần vào các năm 1996, 2000 và 2002 (so với 4 lần của Singapore, 1998, 2004, 2007 và 2012).

  • ĐT Thái Lan vào chung kết: Bàn tay vàng của Kiatisuk Senamuang ĐT Thái Lan vào chung kết: Bàn tay vàng của Kiatisuk Senamuang

    Sau một thời gian thất bại trong việc huấn luyện ở các CLB, Kiatisuk Senamuang bất ngờ được mời làm HLV U23 và ĐTQG Thái Lan. Điều đặc biệt là ở cấp độ đội tuyển, “Zico Thái” lập tức gặt hái thành công mà chiến tích mới nhất là đưa đội nhà vào chung kết AFF Cup 2014.

  • ĐT Việt Nam: Tìm đâu ra tính ổn định? ĐT Việt Nam: Tìm đâu ra tính ổn định?

    Chỉ 4 ngày sau trận đấu mà các tuyển thủ Việt Nam đã thể hiện được tất cả những cái hay người ta có thể nghĩ đến trong môn bóng đá - thậm chí vượt luôn ra ngoài phạm vi bóng đá. Thì chính họ lại trình diễn một cách tồi tệ đến mức ngay cả những người bi quan nhất cũng khó có thể hình dung.

  • ĐT Việt Nam tuột vé vào chung kết: Cái giá của sự chủ quan & sai lầm ĐT Việt Nam tuột vé vào chung kết: Cái giá của sự chủ quan & sai lầm

    Khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, cầu thủ và CĐV Việt Nam bật khóc nức nở. Họ đều không thể tin được rằng đội nhà đã có một màn trình diễn tệ đến thế, để tuột tấm vé vào chung kết AFF Suzuki Cup 2014 cho Malaysia, đội bóng đến Hà Nội với tâm trạng khá tệ và không còn nhiều niềm tin mình có thể lội ngược dòng.

  • Chân trái dưới lăng kính khoa học Chân trái dưới lăng kính khoa học

    Có khoảng 10% nhân loại thuận tay trái và chỉ có 45% những người thuận tay trái thì đồng thời cũng thuận chân trái. Một nghiên cứu khác: có khoảng 19% nhân loại thuận chân trái. Tóm lại, mọi cuộc nghiên cứu tuy có thể khác về con số cụ thể nhưng đều kết luận: người thuận chân trái chỉ là thiểu số.

  • Toni Kroos: “Bóng đá nên học theo NBA” Toni Kroos: “Bóng đá nên học theo NBA”

    Toni Kroos là người thích nói thẳng ra những suy nghĩ của mình. Sau khi thẳng thắn thừa nhận là mình cảm thấy mệt mỏi vì phải chơi bóng quá nhiều, tiền vệ người Đức đưa ra đề xuất bóng đá nên học theo bóng rổ NBA để cầu thủ có một khoảng thời gian nghỉ ngơi dài hơn. Ngôi sao của Real Madrid trả lời phỏng vấn báo Welt am Sonntag của Đức.

  • Cesc Fabregas: Ngôi đền huyền thoại đang chờ khắc tên Cesc Fabregas: Ngôi đền huyền thoại đang chờ khắc tên

    Cesc Fabregas sẽ trở thành tiền vệ kiến tạo vĩ đại nhất trong lịch sử Premier League? Chắc chắn như vậy, nếu chỉ xét trên 1/3 mùa bóng đã qua.

  • Những doanh nhân thành đạt sau khi chia tay nghiệp "quần đùi áo số" Những doanh nhân thành đạt sau khi chia tay nghiệp "quần đùi áo số"

    Bạn sẽ gặp lại họ trong những bộ vest chỉnh tề, ký những bản hợp đồng bạc triệu và chịu trách nhiệm về việc làm của hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn nhân công.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x