Chàng du học sinh Việt Trần Hoàng Tùng 2 lần rinh học bổng Mỹ nhờ… bóng chày

Thành Trần
13:28 ngày 11-02-2016
Đi du học với người Việt chưa bao giờ đơn giản. Giành học bổng tới những chân trời tri thức còn khó gấp bội. Nhưng giành học bổng bằng con đường thể thao e rằng là chuyện “có một không hai” với học sinh, sinh viên nước ta.
Chàng du học sinh Việt Trần Hoàng Tùng 2 lần rinh học bổng Mỹ nhờ… bóng chày

LẬP ĐỘI VÌ… TÒ MÒ

Du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm trước, nhưng vì nhiều lý do như đặc trưng môn thể thao, điều kiện sân bãi,... khiến cho bóng chày chưa thực sự thu hút được người chơi. Tại Hà Nội, số câu lạc bộ bóng chày đang hoạt động thường xuyên có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong số đó có CLB Bóng Chày trường Chuyên Ngoại Ngữ, CNN Home Runners (CHR), được thành lập bởi Trần Hoàng Tùng, sinh năm 1994, là cựu học sinh trường Phổ thông Chuyên Ngoại Ngữ - ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội. 

Trong một lần sang giao lưu ngoại ngữ tại trường ĐH Hà Nội, Tùng có dịp nghe kể về dự án thành lập đội bóng chày không chuyên của các anh chị. Sớm tiếp xúc với môn thể thao mới mẻ này qua các bộ truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản, Tùng và 3 người bạn quyết định thành lập CHR. “Cũng là tình cờ thôi. Mình lập ra CHR một mặt là để thỏa trí tò mò, mặt khác vì muốn tiếp cận với nền văn hóa Mỹ”, Tùng chia sẻ. 

Khoảng không gian Tùng và các bạn trưng dụng trong những ngày đầu chỉ là SVĐ thể chất lởm chởm, toàn sỏi cát của trường cấp 3. Đồ nghề được các anh chị ở ĐH Hà Nội hỗ trợ. Đồ nghề chơi môn này giá khá đắt, từ 5-10 triệu đồng, do những dụng cụ cho môn bóng chày rất khó mua ở Việt Nam, mà đặt mua ở nước ngoài thì cước vô cùng đắt và phức tạp.


Là một môn thể thao có luật chơi phức tạp, trong khi tài liệu hướng dẫn chính thống lại không có, cho nên những kiến thức có được về bóng chày đều là do các thành viên tìm hiểu qua truyện tranh và qua internet rồi chia sẻ cho nhau. Trong trận đấu, việc bị bóng đập vào người xảy ra vô cùng thường xuyên. Xây xát và bầm tím là điều khó tránh khỏi. 

Lúc đầu để tập hợp được đủ số người chơi (bóng chày được chơi giữa 2 đội, mỗi đội gồm 9 người chơi), Tùng và các bạn đã phải vận động bạn bè của mình rất nhiều. Và không biết từ bao giờ, bóng chày đã thành niềm đam mê của khá nhiều bạn học sinh trường Chuyên Ngoại Ngữ. Người vui mừng nhất có lẽ chính là sáng lập viên của CLB, Hoàng Tùng.

NGÃ RẼ BẤT NGỜ

Rồi vào một ngày tháng 10/2011, qua cuộc hội thoại với cậu bạn thuở thiếu thời đang định cư tại Mỹ, Tùng biết rằng ngoài Liberal Art College (ĐH xã hội đào tạo toàn diện) và University (ĐH chuyên ngành), hệ thống giáo dục Mỹ còn có Community College (CC) – mô hình 2 năm dự bị + 2 (hoặc 3 tùy ngành). 

Ưu điểm của CC là chỉ yêu cầu thí sinh dự tuyển gửi bài luận – thước đo quan trọng nhất trong các tiêu chí trao học bổng (chứng chỉ quốc tế có thể gửi sau nếu được nhận học). Để được nhận, thí sinh phải thể hiện tố chất lãnh đạo, cá tính bản thân và hiểu biết sâu rộng về nước Mỹ hay chính bản thân mình qua đoạn văn chỉ dài khoảng 1.000 chữ. 

Trần Hoàng Tùng có thể du học tại ĐH San Jose City (Mỹ)

Và rồi, Tùng quyết định viết tất tần tật những gì sơ khai và chân thật nhất mà cậu nghĩ về bóng chày: Vì sao lại chơi bóng chày, cảm giác khi chơi bóng chày và những bài học chiêm nghiệm được trên sân bóng. Bẵng đi tầm 2 tháng, Tùng nhận được e-mail từ trường ĐH San Jose City. Suất học bổng trị giá 24.000 USD cho 2 năm đầu làm cậu muốn “phát điên”. 

Tuy nhiên, thứ làm Tùng không khỏi ngạc nhiên là bức thư giải trình từ phía trường San Jose City về lý do trao học bổng cho cậu. Nguyên văn nội dung bức thư: “Chúng tôi rất ấn tượng với bài luận của bạn. Đặc trưng nước Mỹ qua hình ảnh bóng chày được bạn thể hiện rất rõ. Tấm vé thông hành bây giờ là của bạn.


“BÓNG CHÀY KÉO DÀI SỰ SỐNG”

Lên đường sang Mỹ, Tùng tiếp tục phải đối mặt với thử thách khác: Duy trì học bổng sau 2 năm dự bị. Hè 2014, Tùng tham gia phỏng vấn xin gia hạn học bổng cho 3 năm tiếp theo. Không còn là một bài luận, Tùng phải trả lời trực tiếp với hội đồng khoa học gồm 5 người. Lần này, Tùng tiếp tục nói về bóng chày nhưng là một “dự án đưa bóng chày đi toàn cầu”. Thêm 37.500 USD được chuyển vào tài khoản và Tùng thở phào, trở thành sinh viên Khoa Kỹ sư Tin học ĐH San Jose City. 

Nhưng khó khăn vẫn còn đó. Từ năm thứ 3, học bổng chỉ bao gồm tiền học. Mọi chi phí ăn ở, sinh hoạt sinh viên phải tự lo, khoảng 1.000 USD/tháng. Muốn tồn tại thì phải làm thêm, nhưng đi làm ở Mỹ, nhất là khu vực bang California, nơi quãng đường di chuyển trung bình giữa các địa điểm là… 40 dặm (khoảng 65 km) mà không có xe hơi thì bó tay! Giá xe đã qua sử dụng ở Mỹ rẻ cũng phải 2.000 USD trở lên, chưa kể phí bảo hiểm đội vào cũng gấp rưỡi con số ấy. 

 Trần Hoàng Tùng mua được xe để đi làm

Gần 2 năm ròng làm ở thư viện mới tiết kiệm được 1.400 USD, Tùng lo lắng vì nếu không mua được xe, cậu sẽ bỏ qua cơ hội làm việc bán thời gian ở một công ty phần mềm tại thung lũng Silicon, đồng nghĩa với gánh nặng kinh tế.

Đúng lúc túng quẫn, Tùng gặp được anh Oliver Chan, người Mỹ gốc Việt, hiện làm nghề buôn bán xe hơi cũ tại San Jose mà cậu quen trong một lần đi xem đội San Francisco Giants (đội bóng mà Tùng xin tham gia nhóm hỗ trợ hậu cần) thi đấu. Anh Oliver đã đồng ý giúp Tùng mua chiếc Corolla đời 2000 dưới hình thức trả góp, đặt cọc trước 1.000 USD và hoàn lại đầy đủ tiền xe còn thiếu sau khi nhận tháng lương thứ 2. Với mức trợ cấp cho một thực tập viên khoảng 2.500 USD, Tùng không còn phải bận tâm với những bươn trải đời thường. Tùng dùng đúng cụm “kéo dài sự sống” khi nói với người viết về hành trình khó tin của mình.

Vậy là nhờ mối lương duyên tình cờ với bóng chày, Trần Hoàng Tùng đã thực hiện được ước mơ tưởng ngoài tầm với là du học tại xứ sở cờ hoa. Đấy là phần thưởng xứng đáng cho chàng trai không ngừng theo đuổi ước mơ, luôn kiên định trên con đường mình đã chọn. 

Làm lịch bóng chày, gia hạn thị thực 
Nhân dịp Tết Bính Thân, Tùng dự định thiết kế bộ lịch với các chi tiết đúng kiểu “Bóng chày”, như một cách tri ân môn thể thao đưa mình tới nước Mỹ và phát hành nội bộ trong cộng đồng người Việt ở San Jose. Tùng cũng chia sẻ trong năm 2016, mục tiêu lớn nhất của cậu là xin được việc làm chính thức để gia hạn thị thực theo chính sách quản lý nhập cư của chính phủ Mỹ mới sửa đổi hồi tháng 8/2015. Theo đó, sinh viên (sắp) tốt nghiệp phải chứng minh đã đi làm công việc mình được đào tạo trong trường thì mới được ở lại Mỹ. 

Môn giải trí quốc gia của Mỹ
Mỹ là nơi khai sinh của bóng chày và đây không chỉ là môn thể thao chính mà còn là trò giải trí quốc gia và giải Major League Baseball đã được Quốc hội Mỹ trao biểu tượng độc quyền. Hệ thống bóng chày của Mỹ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau bao gồm các trường trung học, Cao đẳng, các giải đấu chuyên nghiệp quốc gia và quốc tế. Các đội tuyển quốc gia bóng chày của Mỹ thường được tập hợp từ các sinh viên năm nhất và năm thứ hai cầu thủ hàng đầu của các đội bóng chày ở các trường đại học.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
33
+51
74
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17
  • Sao xứ Nghệ du đấu ủng hộ người nghèo: Bóng đá chỉ đẹp khi phục vụ con người Sao xứ Nghệ du đấu ủng hộ người nghèo: Bóng đá chỉ đẹp khi phục vụ con người

    Năm 2015, các cầu thủ xứ Nghệ đã “ghi điểm” bằng một ứng xử, thái độ nhân văn với những CĐV nghèo bằng những trận đấu từ thiện tạo hiệu ứng dư luận rất tốt. Đây là 1 hiện tượng tích cực mới xuất hiện ở mảnh đất này, nhìn rộng ra là cũng hiếm hoi trong các hoạt động bóng đá Việt Nam.

  • Vợ chồng Công Vinh-Thủy Tiên: “Trời sập thì vẫn còn gia đình” Vợ chồng Công Vinh-Thủy Tiên: “Trời sập thì vẫn còn gia đình”

    Có cơ duyên được gặp mặt và nói chuyện dài hơi với cặp đôi... bị ghét nhất Việt Nam, người viết mới hiểu vì sao họ lại có sức mạnh để cùng nhau bước qua những hoài nghi, những dị nghị và tiếng đời cay nghiệt. Và càng nói chuyện thì người viết lại càng hiểu rằng chỉ cần có tình yêu chân thật, ta sẽ có một gia đình...

  • Bí ẩn về chiều cao của Messi Bí ẩn về chiều cao của Messi

    Siêu sao Lionel Messi hiện cao 1m70, theo wikipedia. Hơn chục năm trước, khi Messi lần đầu tiên xuất hiện trong màu áo Barcelona ở tuổi 17, anh cao bao nhiêu? Khó có câu trả lời chính xác. Chỉ biết khi ấy, từng có mẩu tường thuật: Messi ngồi ghế dự bị mà chân anh... còn chưa chạm đất!

  • Biệt danh đội bóng kỳ lạ nhất thế giới - Monkey Hangers Biệt danh đội bóng kỳ lạ nhất thế giới - Monkey Hangers

    Bạn đã bao giờ nghe nói về “Monkey Hangers” - Khỉ treo cổ? Thật kỳ quái phải không? Tin tôi đi, xung quanh nó là một câu chuyện dài nhuốm màu huyền thoại và kỳ bí. Dĩ nhiên, nó có liên quan đến bóng đá.

  • Trần Lập: Rock đi và sống Trần Lập: Rock đi và sống

    Mang trong mình dòng máu của rock cuồng dại hoang sơ, lúc gai góc, quyết liệt, lúc nhẹ nhàng nhưng rồi lại sục sôi, ca sỹ Trần Lập được biết tới như linh hồn của ban nhạc rock Bức Tường.

  • Tuấn Hưng & dòng máu điên vì bóng đá Tuấn Hưng & dòng máu điên vì bóng đá

    Nghệ sỹ mê bóng đá chẳng thiếu nhưng hiếm ai lại mê đến độ điên cuồng như ca sỹ Tuấn Hưng. Nếu giải phẫu, chúng ta sẽ thấy phổi và họng của Tuấn Hưng có hình chiếc mic, còn trong huyết quản của gã dày đặc những tế bào máu hình trái bóng.

  • Năm mới, tản mạn về thú thưởng rượu của Sir Alex Năm mới, tản mạn về thú thưởng rượu của Sir Alex

    Alex Ferguson bảo, ông có thể bỏ hai đam mê: Bóng đá và đua ngựa nhưng niềm đam mê thứ 3 - rượu vang thì không. Vang là bí quyết giữ gìn sức khỏe và nó cũng là men say tạo nên chiến thắng mang thương hiệu Fergie.

  • Nghìn lẻ câu chuyện kể về những cầu thủ lùn tài hoa Nghìn lẻ câu chuyện kể về những cầu thủ lùn tài hoa

    Thời nào cũng vậy, làng cầu thế giới luôn xuất hiện những quái kiệt. Lạ lùng thay, nhiều quái kiệt đều có đặc điểm chung là: Lùn. Khi chiều cao bất lợi, dường như những cầu thủ này có xu hướng xây dựng cho mình những miếng võ riêng, những độc chiêu khiến mọi đối thủ phải ngã ngửa.

  • Arsene Wenger, lớn lên từ quán rượu nhưng nói không với rượu bia Arsene Wenger, lớn lên từ quán rượu nhưng nói không với rượu bia

    Khác với Sir Alex Ferguson - một tín đồ của rượu vang, Arsene Wenger lại ghét mọi đồ uống có cồn. Chiến lược gia người Pháp thậm chí còn nói không với bia rượu một cách cứng nhắc tới mức, theo nhà báo nổi tiếng của BT Sport - Des Kelly, kể từ khi sang Anh hành nghề, “Giáo sư” người Pháp từ chối khoảng… 4.257 lần lời mời rượu xã giao.

  • Năm Thân nói chuyện Khỉ: Không tinh ranh, hiếu động sao là khỉ? Năm Thân nói chuyện Khỉ: Không tinh ranh, hiếu động sao là khỉ?

    Khỉ có nhiều loài nhiều tên, trong tiếng Việt tên phổ biến và chung nhất là “khỉ”, cũng như “hầu” trong tiếng Trung Quốc vậy.

  • Cựu tuyển thủ Trương Đình Luật: Nước mắt cho bố & nụ cười cho con Cựu tuyển thủ Trương Đình Luật: Nước mắt cho bố & nụ cười cho con

    Năm 2015 đã đi qua sự nghiệp và cuộc sống của tuyển thủ QG Trương Đình Luật đầy trắc trở, nước mắt. Nhưng trong nỗi buồn ấy, cựu thiếu úy QK4 này có những niềm vui vô bờ.

  • VIETLOTT TRAO GIẢI THƯỞNG XỔ SỐ LỚN NHẤT LỊCH SỬ TẠI VIỆT NAM VIETLOTT TRAO GIẢI THƯỞNG XỔ SỐ LỚN NHẤT LỊCH SỬ TẠI VIỆT NAM

    Ngày 23 tháng 4 năm 2024, anh H. và anh H.L. đến từ Tp. Hồ Chí Minh đã cùng nhận giải Jackpot 1 xổ số tự chọn Power 6/55 kỳ QSMT số #01020 trị giá hơn 314 tỷ đồng. Đây là giải thưởng xổ số có giá trị lớn nhất từ trước đến nay của Vietlott nói riêng và tại Việt Nam nói chung. 

  • Nhận định bóng đá U23 Qatar vs U23 Nhật Bản, 21h00 ngày 25/4: Chủ nhà sẽ vỡ mộng? 21h00 ngày 25/4: U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

    Nhận định bóng đá U23 Qatar vs U23 Nhật Bản diễn ra vào lúc 21h00 ngày 25/4 ở vòng tứ kết VCK U23 châu Á 2024. Bongdaplus phân tích thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, soi kèo nhà cái, dự đoán tỷ số.

  • Nhận định bóng đá Antwerp vs St.Gilloise, 01h30 ngày 26/4 01h30 ngày 26/4: Antwerp vs St.Gilloise

    Nhận định bóng đá trận đấu giữa Antwerp vs St.Gilloise diễn ra vào lúc 01h30 ngày 26/4 trong khuôn khổ vòng play-off VĐQG Bỉ 2023/24. Bongdaplus phân tích thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, soi kèo nhà cái, dự đoán tỉ số.

  • Hakan Sukur đang làm 'xe ôm' ở Mỹ Hakan Sukur đang làm 'xe ôm' ở Mỹ

    Là một trong những cầu thủ nổi tiếng nhất bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ nhưng ít ai hình dung ra được cuộc sống sau khi treo giày của Hakan Sukur sẽ lận đận như thế nào.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x