Bốc thăm chia bảng World Cup 2014: Đừng mơ chuyện minh bạch và hợp lý

Kinh Kha
09:39 ngày 04-12-2013
FIFA có thể công bố cách chia nhóm một cách “minh bạch” trước khi bốc thăm cho mỗi VCK World Cup. Họ cũng có thể chọn ra một cách bốc thăm “hợp lý”. Nhưng, “minh bạch” và “hợp lý” lại là hai điều hiếm khi song hành. Mặt khác, thế nào là “hợp lý”, đấy lại là đề tài tranh cãi.
Bốc thăm chia bảng World Cup 2014: Đừng mơ chuyện minh bạch và hợp lý
KIỂU GÌ CŨNG NHỜ MAY RỦI
Suy luận thế nào về FIFA , tùy ý mỗi người. Dù sao đi nữa, cũng phải thấy rằng bóng đá hấp dẫn một phần nhờ vào kịch tính, nhờ tính chất may rủi rất cao trong môn này. Thế nên, hãy cứ xem chuyện bất hợp lý khi bốc thăm (theo nghĩa kết quả cho ra các bảng đấu nặng nhẹ và chênh lệch hẳn với nhau) là một phần tất yếu của cuộc chơi. World Cup  như thế có khi lại hấp dẫn hơn.

Hãy nhớ lại trường hợp Đan Mạch hồi giữa thập niên 1980. Có thể xem đấy là thời kỳ hùng mạnh nhất trong toàn bộ lịch sử bóng đá Đan Mạch. Tập hợp của những Michael Laudrup, Soren Lerby, Preben Elkjaer Larsen, Jesper Olsen, Jan Molby... khi ấy còn mạnh hơn cả đội tuyển Đan Mạch vô địch EURO 1992. 

Nhưng, làm sao xác định sức mạnh của đội Đan Mạch khi FIFA bốc thăm chia bảng World Cup 1986? Đấy chỉ là lần đầu tiên trong lịch sử, Đan Mạch góp mặt ở VCK. Ở vòng loại, thành tích của họ còn thua Hungary. Khi ấy, FIFA chưa hề có bảng xếp hạng. Truyền thống của bóng đá Đan Mạch tại đấu trường EURO cũng chẳng có gì đặc biệt.


ĐT Đan Mạch năm 1986

FIFA bèn xếp Đan Mạch chung nhóm với các đội Marocco, Algeria, Iraq, Canada, Hàn Quốc. Còn lại là nhóm 6 đội hạt giống, nhóm 6 đội châu Âu mạnh nhất, và nhóm 3 đội châu Âu cùng 3 đội Nam Mỹ không phải hạt giống. Thế là, đương nhiên phải có một bảng cực nặng, tức bảng có Đan Mạch trong danh nghĩa “đội số 4”. Không thể tránh, chỉ chờ xem đội mạnh nào rơi vào “bảng tử thần” ấy mà thôi.

Công bố trước cách chia nhóm bốc thăm thì minh bạch, nhưng không hợp lý về chuyên môn. Muốn có một sự điều chỉnh cho hợp lý, lại không còn minh bạch nữa. Chưa bao giờ FIFA lặp lại được một cách xác định các nhóm trước khi bốc thăm World Cup là vì vậy. Thôi thì, ai rủi nấy chịu, cho... công bằng!

KHÔNG THỂ CÓ CÔNG BẰNG TUYỆT ĐỐI
Chuyện bốc thăm chia bảng cho VCK World Cup còn vướng phải khá nhiều trở ngại khác, âu cũng là thực tế khách quan mà các bên phải chấp nhận. Chẳng hạn, đương nhiên đội chủ nhà World Cup phải được ưu tiên chọn làm hạt giống. Nếu đấy là Pháp hoặc Brazil thì chẳng còn gì để bàn. Nhưng nếu đấy là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mexico hoặc Nam Phi thì chắc chắn là quá chênh lệch so với các đội hạt giống còn lại. 

Cũng vậy, muốn ưu tiên cho sự phân bố đồng đều về mặt địa lý, người ta đành hy sinh sự đồng đều về sức mạnh chuyên môn. Các đội bóng cùng thuộc châu Phi, châu Á, CONCACAF phải nằm chung nhóm để họ không gặp nhau trong một bảng ở VCK. Mà, suy cho cùng, đấy vẫn luôn là những khu vực yếu trong bản đồ bóng đá thế giới. Đương nhiên không thể có chuyện các đội châu Á (hoặc CONCACAF, châu Phi) đều mạnh ngang nhau.


ĐT Nhật Bản của Kagawa được chọn làm hạt giống quả thực hơi vô lý

Kết quả bốc thăm sẽ phải chênh lệch cũng là vì vậy. Bóng đá châu Phi dù đã tiến bộ đáng kể trong kỷ nguyên hiện đại đi nữa, thì bất quá cũng chỉ có 1 hoặc 2 đội đáng gờm, tùy theo thời điểm. Kinh nghiệm cho thấy: bảng nào có đại diện mạnh nhất của bóng đá châu Phi thì dễ thành “bảng tử thần”. 

Tại World Cup 2006, Bờ Biển Ngà rõ ràng là đại biểu số 1 của bóng đá châu Phi. Thế là Serbia & Montenegro, Hà Lan, Argentina đều phải ngán ngẩm khi nằm chung bảng với đội này. 

Khi người ta muốn chia đều các đội bóng châu Phi ra các bảng khác nhau, thì bảng có Angola đương nhiên là “dễ thở” hơn bảng có Bờ Biển Ngà. Cũng vậy, Nigeria làm nên “bảng tử thần” tại World Cup 2002 (cùng với Anh, Argentina, Thụy Điển) vì bảng có Nigeria chắc chắn phải mạnh hơn bảng có Tunisia ở thời điểm ấy.

FIFA từng làm căng với Pele
Cách đây đúng 20 năm, từng suýt xảy ra sự kiện FIFA cấm Pele xuất hiện tại lễ bốc thăm World Cup 1994. Ở thời điểm ấy, Pele có những mâu thuẫn lớn với chủ tịch LĐBĐ Brazil là Ricardo Teixeira, mà nhân vật này lại là con rể của chủ tịch FIFA Joao Havelange. 


Huyền thoại Pele từng gây ra không ít tai tiếng trước Lễ bốc thăm World Cup

Vốn chỉ bất hòa về chuyện làm ăn, Pele lại cà khịa với bố vợ của đối thủ, bằng cách nói úp mở rằng ông nghi ngờ về tính khách quan trong việc bốc thăm World Cup. Lập tức, Havelange tuyên bố cấm Pele xuất hiện tại lễ bốc thăm ở Las Vegas vào tháng 12/1993. 

Rắc rối ở chỗ, Pele khi ấy đã là đại sứ của khá nhiều nhà tài trợ cho FIFA. Rút cuộc, người ta phải dàn xếp bằng cách... mặc kệ Pele. Havelange không cấm, nhưng cũng chẳng mời ông dự lễ. Coi như sự xuất hiện của Pele ở lễ bốc thăm World Cup không liên quan gì đến FIFA!
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Bóng đá Nam Tư: Thành công nhờ... tan rã Bóng đá Nam Tư: Thành công nhờ... tan rã

    Nền bóng đá Nam Tư luôn không thiếu tài năng và kể cả khi đã tách ra thành các quốc gia độc lập thì mỗi đội tuyển riêng ấy cũng đều rất mạnh. Thế nhưng ĐTQG Nam Tư và các CLB của nước cộng hòa liên bang này hầu như đều thất bại trong các trận chung kết mà họ tham dự.

  • Trượt đại học, đành trở thành...  tuyển thủ quốc gia Trượt đại học, đành trở thành... tuyển thủ quốc gia

    Không được đào tạo bài bản từ nhỏ, nhưng để được thi đấu cho ĐTQG quả là một điều phi thường với cầu thủ “chân ngang”. Rõ ràng, tân binh Hải Anh của CLB Đồng Nai là một hình mẫu cho nỗ lực phi thường của giới cầu thủ: dù số phận không thuận, nhưng nhờ nỗ lực, cố gắng, bền bỉ cùng ý chí sắt đá nên đã được đền đáp xứng đáng.

  • Hàng rào chống đá phạt: Cần thiết hay không cần thiết? Hàng rào chống đá phạt: Cần thiết hay không cần thiết?

    Tại Premier League 2013/14, chỉ tính đến giữa tháng 10, đã có 11 pha sút phạt thành bàn, tức nhiều hơn toàn bộ mùa bóng 1997/98 và 1999/00. Tỷ lệ thành công của những quả sút phạt tại Premier League 2013/14 là 10,8%. Từ đấy, vấn đề đáng tranh luận được mở ra: liệu hàng rào phòng ngự trong những tình huống cố định có còn phát huy tác dụng?

  • Hàng rào vô dụng ra sao? Hàng rào vô dụng ra sao?

    Khi được hỏi về việc có nên dẹp bỏ hàng rào hay không, Merson nói: “Vâng, tôi nghĩ đấy là một ý rất đáng thử. Cứ bỏ ra mà xem, thủ môn sẽ không bị khuất tầm nhìn và sẽ có thêm thời gian phản xạ. Khi bóng cố định, lực sút không mạnh được như bóng sống. Thủ môn sẽ có cơ hội”.

  • Câu chuyện về sự nghiệp Torres ở Chelsea qua 10 trận đấu Câu chuyện về sự nghiệp Torres ở Chelsea qua 10 trận đấu

    Kể từ khi gia nhập Chelsea từ Liverpool với mức phí chuyển nhượng kỷ lục là 50 triệu bảng vào tháng 1/2011, sự nghiệp của Torres đã có rất nhiều thăng trầm.

  • Những người thầy lạ tại SEA Games 27 Những người thầy lạ tại SEA Games 27

    Cùng với “tội đồ” doping ngày nào giờ làm HLV ở ĐTQG Canoeing, trong đội ngũ HLV của thể thao Việt Nam dự SEA Games 27 còn có những “gương mặt lạ” khác.

  • Dưới góc nhìn khoa học: Tại sao trái bóng bay cong? Dưới góc nhìn khoa học: Tại sao trái bóng bay cong?

    Ở Nam Mỹ thì sân khô, trời nóng nên bóng nhẹ hơn. Kỹ thuật sút bóng theo quỹ đạo cong để ghi bàn từ tình huống “phạt hàng rào” ra đời và phổ biến tại Nam Mỹ trước châu Âu là vì vậy.

  • Tìm về lịch sử những quả sút phạt Tìm về lịch sử những quả sút phạt

    Mãi đến năm 1903, luật mới cho phép ghi bàn ngay từ cú sút, nghĩa là quả phạt trực tiếp ra đời. Đến năm 1913 mới có quy định mọi cầu thủ của đội bị phạt đều phải đứng cách quả bóng ít nhất 10 yard (hay 9m15).

  • Cristiano Ronaldo: Vua sút phạt đương đại Cristiano Ronaldo: Vua sút phạt đương đại

    Dù thích hay ghét Ronaldo, người ta vẫn phải thừa nhận: anh là một trong vài ngôi sao sút phạt trực tiếp hay nhất thế giới hiện nay.

  • Những quả sút phạt, một vũ khí huyền thoại đang mai một? Những quả sút phạt, một vũ khí huyền thoại đang mai một?

    Ở vòng 12 Premier League, Luis Suarez (Liverpool) đã có một siêu phẩm bàn thắng vào lưới Everton, từ một cú đá phạt trực tiếp. Từ khoảng cách hơn 30 mét, anh sút bóng xuyên qua hàng rào, cắm thẳng vào khung thành. Một cú sút phạt trực tiếp thành bàn hoàn hảo.

  • Các tượng đài sút phạt trong lịch sử bóng đá Các tượng đài sút phạt trong lịch sử bóng đá

    Với Roberto Carlos, cú sút phạt thành bàn tại giải tứ hùng Pháp 1997 đã đi vào lịch sử. Mổ xẻ đường bóng của Roberto Carlos theo các quy tắc vật lý, giới chuyên môn đành lắc đầu quầy quậy vì đường bóng ấy cong vòng đến mức có vẻ là phi thực tế (vậy mà nó vẫn xảy ra thật).

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x