TRÒN 100 NĂM PHA MÓC BÓNG ĐẦU TIÊN ĐƯỢC THỰC HIỆN TRÊN THẾ GIỚI

Hành trình phức tạp của tuyệt kỹ "xe đạp chổng ngược"

MẠNH ĐỨC
19:31 ngày 28-01-2014
Trong tất cả các cuộc bầu chọn bàn thắng đẹp thì các pha móc bóng luôn có một chỗ đứng nhất định. Tại sao ư? Đơn giản, để tạo ra một pha móc bóng thì các cầu thủ cần phải thực hiện cùng lúc rất nhiều động tác khó.
Hành trình phức tạp của tuyệt kỹ "xe đạp chổng ngược"
Nhưng không giống như những tuyệt kỹ khác được gắn liền với tên tuổi của người sáng tác, quả móc bóng lại được đặt với nhiều tên gọi khác nhau bởi những tranh cãi xung quanh nguồn gốc xuất xứ của nó...

UNZAGA & CÚ LA CHILENA
Trong Gala Quả Bóng Vàng 2013 do FIFA mới tổ chức hồi đầu tháng 1 này, bàn thắng đẹp nhất năm 2013 đã thuộc về pha móc bóng tuyệt đẹp của Ibrahimovic (Thụy Điển) ghi vào lưới ĐT Anh. Một pha làm bàn khiến người ta có thể xem đi xem lại mà không biết chán. 

Trong quá khứ, rất nhiều tên tuổi lớn của bóng đá thế giới cũng đã ghi danh mình với những pha móc bóng tuyệt đẹp như Hugo Sanchez (Mexico), Klaus Fischer, Klinsmann (Đức), Van Basten (Hà Lan), Rivaldo (Brazil)... Song, có lẽ ít ai biết đến những pha móc bóng đã có lịch sử lên tới 100 năm tròn. 

Người mở đường cho một trường phái dứt điểm tuyệt đẹp này là một thợ mỏ người xứ Basque (Tây Ban Nha) sang làm việc tại Chile mang tên Ramon Unzaga. Đó là một pha bóng mà nhà nghiên cứu bóng đá Eduardo Galeano người Uruguay từng mô tả: “Unzaga tung toàn bộ cơ thể lên không trung, quay lưng với mặt đất, quay ngược 2 chân rồi dứt điểm sắc lẹm như một nhát kéo và đưa bóng nằm gọn trong lưới”. 

Pha móc bóng đầu tiên đó được thực hiện tại sân El Morro ở thành phố Talcahuano miền Nam Chile trong một trận đấu diễn ra vào năm 1914. Cho đến nay, người ta đã đổi tên sân El Morro thành sân Ramon Unzaga như để tôn vinh người đầu tiên đã sáng chế ra pha tung người móc bóng.
Unzaga là một con người của thể thao. Trước khi tham gia bóng đá, ông đã đạt được những thành tích trong bơi lội và điền kinh. Nhưng chỉ tới khi ông tham gia vào các hoạt động bóng đá tại mỏ than liên doanh giữa Đức-Chile thì cái tên Unzaga mới được biết đến. 

Ở thời điểm đó, có những trận đấu Unzaga sử dụng nhiều hơn 1 lần những pha móc bóng để dứt điểm tạo rất nhiều cảm hứng cho người xem. Chứng kiến Unzaga tung móc một cách đẹp mắt, một tờ báo Argentina khi đó đã gọi pha móc bóng đó là cú “La Chilena” hay “Pha dứt điểm kiểu Chile”.


TRANH CÃI QUANH NGUỒN GỐC XUẤT XỨ
Unzaga có thể chỉ chơi bóng trong biên giới Chile nhưng cú móc bóng thì đã được biết đến rộng rãi. Ở thời điểm mà truyền thông còn khá hạn chế, thậm chí người ta vẫn chưa dám chắc rằng Unzaga có phải là người đầu tiên thực hiện pha dứt điểm kiểu móc bóng hay không. 

Thời điểm mà Unzaga cho ra đời cú “La Chilena” trong năm 1914 thì tại Peru, pha dứt điểm đó lại được biết đến với tên gọi “La Chalaca”. Theo đó, cú “La Chalaca” xuất hiện đầu tiên trong trận đấu giữa đội bóng địa phương tại thành phố cảng Callao của Peru với các thủy thủ người Anh vào năm 1890. 

Người Peru trong đó có huyền thoại Teofilo Cubillas cho rằng chính Peru mới là nơi đã sản sinh ra pha móc bóng dứt điểm. Cây viết thể thao từng đoạt giải Nobel là Mario Vargas Llosa sau đó cũng đã giới thiệu tác phẩm “The Time of the Hero” (tạm dịch: Thời đại anh hùng) cũng khẳng định Callao mới chính là nơi sản sinh ra tuyệt kỹ dứt điểm này.

Nhưng người Anh, quê hương của trái bóng tròn cũng cho rằng xứ Sương mù là nơi đầu tiên biết đến pha móc bóng. Trong trận giao hữu quốc tế đầu tiên giữa Anh và Scotland trong năm 1872, tạp chí The Graphic đã cho đăng tải một bức hình vẽ một cầu thủ đang tung người để thực hiện một pha dứt điểm trên không. 

Chính điều đó đã đặt ra những nghi vấn rằng xứ Sương mù mới chính là nơi sản sinh ra pha móc bóng và các cầu thủ Callao đã sao chép tuyệt kỹ này khi thi đấu với các thủy thủ người Anh?

Có không ít những bằng chứng cho thấy sự tồn tại của pha móc bóng trước năm 1914 nhưng phần lớn đều chỉ được kể lại. Pha móc bóng chính thức đầu tiên được ghi nhận vẫn thuộc về Ramon Unzaga vào tháng 1/1914. 

Sau tròn 100 năm, pha móc bóng ngày càng được hoàn thiện và trở nên đa dạng hơn với rất nhiều tư thế ngẫu hứng. Ngoài 2 cái tên cổ điển là “La Chilena” và “La Chalaca” thì nó còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nữa như cú “Overhead kick” (Dứt điểm qua đầu), “Scissors kick” (Cắt kéo), “Rovesciata” (Cú lộn ngược - theo cách gọi của người Italia)... nhưng tên gọi hay được sử dụng nhất là “Bicycle Kick” hay “Cú dứt điểm kiểu xe đạp chổng ngược”.

Ngày nay, khi bóng đá đã thiên nhiều hơn về kỷ luật và tính toán thì giá trị của những pha dứt điểm ngẫu hứng như những cú “Bicycle Kick” càng được đề cao hơn. Một một pha làm bàn kiểu xe đạp chổng ngược luôn dành được chỗ đứng, nếu không ở trong các cuộc bầu chọn bàn thắng đẹp nhất thì cũng ở trong tim những người hâm mộ trái bóng tròn.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Đội bóng lâm nguy, bạn gọi ai? Đội bóng lâm nguy, bạn gọi ai?

    Ở nước nào cũng thế, đều quy định những số điện thoại khẩn cấp để bạn sử dụng khi gặp những việc khẩn cấp.

  • VĐV khuyết tật Châu Hoàng Tuyến Loan: Chiến thắng cả ung thư để giành HCV VĐV khuyết tật Châu Hoàng Tuyến Loan: Chiến thắng cả ung thư để giành HCV

    Năm 2012 tuyển thủ cử tạ khuyết tật Châu Hoàng Tuyến Loan đã gây xúc động lớn tại Paralympic London bởi chị dự tranh khi vừa vượt qua căn bệnh ung thư. Hãng BBC đã có bài chân dung, phỏng vấn riêng chị. Và càng kinh ngạc hơn, vì người phụ nữ liệt hai chân, đang mang trong mình bệnh hiểm nghèo ấy lại vừa giành HCV tại ASEAN Para Games 2014.

  • Cabaye & khả năng gia nhập PSG: Một quyết định mạo hiểm? Cabaye & khả năng gia nhập PSG: Một quyết định mạo hiểm?

    Ở phiên chợ mùa Đông này, Cabaye là 1 trong 3 cái tên thu hút sự chú ý nhất (cùng Mata và Pogba). Chưa thấy Cabaye phát biểu gì về chuyện anh sẽ ra đi hay ở lại Newcastle. Nhưng chỉ cần anh quyết định ra đi, có thể sẽ có những kết quả khác nhau cho tương lai của anh với Les Bleus ở World Cup 2014 sắp tới.

  • Cúp FA: Coi chừng Liverpool… gây sốc Cúp FA: Coi chừng Liverpool… gây sốc

    Ở vòng 3 Cúp FA, một số đại diện ưu tú của Premier League như Man Utd, Tottenham và Newcastle đã “đứt bóng” sớm. Cúp FA – giải đấu lâu đời bậc nhất Thế giới luôn tiềm ẩn những bất ngờ, thế nên việc đặt ra câu hỏi: CLB nào trong số những đại gia tham dự vòng 4 cuối tuần này sẽ theo chân Man Utd là không thừa!

  • VCK World Cup 1962: Duyên kỳ ngộ Đức - Nam Tư VCK World Cup 1962: Duyên kỳ ngộ Đức - Nam Tư

    Giả sử có 8 đội bóng bắt thăm chia cặp ngẫu nhiên, sao cho có đúng một cặp cụ thể gặp nhau 3 lần liên tiếp, thì xác suất đã cực nhỏ rồi (1/343 hay 0,3%). Còn chuyện 8 đội dự vòng tứ kết lặp lại trong 2 kỳ World Cup liên tiếp thì chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử.

  • VCK World Cup 1962: Giải đấu đói bàn thắng và nhiều chấn thương VCK World Cup 1962: Giải đấu đói bàn thắng và nhiều chấn thương

    Ngay loạt trận đầu tiên, đã xuất hiện tín hiệu của một kỳ World Cup “đói” bàn thắng, với tỷ lệ ghi bàn trong cả 4 bảng đều thấp hơn con số 3. Rút cuộc, toàn giải cũng như vậy.

  • VCK World Cup 1962: Một cuộc cách mạng chiến thuật VCK World Cup 1962: Một cuộc cách mạng chiến thuật

    Trong bóng đá đỉnh cao, đi liền với một bước tiến quan trọng về mặt đấu pháp thường là một sự tẻ nhạt về diễn tiến trên sân. Các trận chung kết của Cúp C1 châu Âu thường kém sôi động so với sự chờ đợi cũng là vì vậy. World Cup 1962 tẻ nhạt một phần vì lối chơi quá thô bạo (trong hoàn cảnh các đội chưa được phép thay cầu thủ chấn thương).

  • VCK World Cup 1962: Kỳ World Cup... bị quên lãng VCK World Cup 1962: Kỳ World Cup... bị quên lãng

    Điểm qua các list 10 hoặc 15, 20, thậm chí 50 trận đấu hay nhất World Cup xưa nay, bạn sẽ chẳng thấy trận nào thuộc VCK World Cup 1962.

  • Tiền vệ Lê Đức Tài (Bình Dương) Vươn lên từ tuổi thơ bất hạnh Tiền vệ Lê Đức Tài (Bình Dương) Vươn lên từ tuổi thơ bất hạnh

    Nhắc đến tiền vệ Đức Tài, người hâm mộ bóng đá chỉ biết những danh hiệu ở các giải trẻ của anh. Tuy nhiên, tìm hiểu kỹ mới biết được, để có một chân trong đội hình Bình Dương dự V.League 2014, cầu thủ này đã vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống để vươn lên.

  • HLV Lư Đình Tuấn: "Maradona Việt Nam" lên núi cầm quân? HLV Lư Đình Tuấn: "Maradona Việt Nam" lên núi cầm quân?

    Cựu HLV của ĐT U22 Việt Nam đang được đội Đắk Lắk ướm vào vị trí thuyền trưởng, tại giải hạng Nhất 2014. Với những người trong nghề, cựu tuyển thủ từng được ví là “Maradona của Việt Nam” rất giỏi về chuyên môn, nhưng cái nghiệp cầm quân của ông lại… ba chìm bảy nổi.

  • Phan Như Thuật ghi bàn tại V-League sau 3 năm vắng bóng: Tài năng không dễ bị lãng quên Phan Như Thuật ghi bàn tại V-League sau 3 năm vắng bóng: Tài năng không dễ bị lãng quên

    Một bàn thắng có thể không nói lên được nhiều điều, nhất là với Như Thuật, một cầu thủ mà sự nghiệp chỉ tạo cho người ta sự tiếc nuối.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x