Không có chuyện HLV Miura để cầu thủ U23 Việt Nam tự đá

Trí Công Trí Công
17:14 ngày 24-01-2016
“Đích thân ông Miura lên danh sách đội hình ra sân cho đội ở trận cuối gặp UAE. Ngay khi chọn những cầu thủ đá chính thì bản thân ông ấy cũng nghĩ đến những sự thay đổi trong cách chơi của đội so với 2 trận trước rồi”, một cầu thủ U23 Việt Nam cho biết.
Không có chuyện HLV Miura để cầu thủ U23 Việt Nam tự đá

MỞ ĐƯỜNG CHO “TIKI-TAKA” 


So với hai trận thua trước U23 Jordan và U23 Australia thì ở cuộc so tài cuối cùng với U23 UAE trước khi chia tay VCK U23 châu Á 2016, HLV Toshiya Miura đã có tới 9 sự thay đổi về mặt nhân sự trong đội hình ra sân của U23 Việt Nam.

Cụ thể những gương mặt như thủ môn Văn Tiến, hậu vệ Văn Thanh, cặp trung vệ Nam Anh – Hoàng Lâm, tiền vệ Đông Triều và tiền đạo Hồ Tuấn Tài lần đầu tiên được ra sân thi đấu ở VCK U23 châu Á. Bên cạnh đó, cặp Xuân Trường – Tuấn Anh cũng có lần đầu tiên được đá cặp với nhau nơi tuyến giữa ở một giải đấu lớn ở đội U23 Việt Nam, dù rằng trước đó họ vốn là cặp bài trùng lợi hại ở đội U19 Việt Nam cũng như HA.GL. Duy chỉ có trường hợp của Đức Huy, Mạnh Hùng và đặc biệt là Công Phượng là những cái tên mà người hâm mộ không mấy lạ mặt bởi họ đã ra sân thi đấu ở những trận đấu trước đó. 

Việc HLV Miura quyết định thay đổi một loạt các vị trí trên sân ở cuộc đối đầu trước U23 UAE cũng là điều dễ hiểu. Khi mà U23 Việt Nam không còn cơ hội đi tiếp thì trận đấu này được xem là cơ hội để nhiều cầu thủ không được thi đấu trước đó có dịp “hít thở” bầu không khí ở đấu trường châu lục, qua đó U23 Việt Nam sẽ tích lũy thêm những kinh nghiệm đáng quý để trường thành hơn trong tương lai.

Việc sử dụng những cầu thủ có kỹ thuật tốt như Xuân Trường (phải) đồng nghĩa HLV Miura để cho U23 Việt Nam thiên về lối chơi bóng ngắn - Ảnh Anh Đức 

Điều đáng nói ở đây là việc ông thầy Nhật Bản đã tung vào sân số đông các cầu thủ vốn có sở trường đá kỹ thuật, chơi bóng ngắn, thiên về tấn công hơn là phòng ngự. Nhờ đó mà lối đá của U23 Việt Nam trước UAE thực tế đã trở nên uyển chuyển, nhịp nhàng và sắc sảo hơn. Thống kê từ AFC cho thấy, đây là trận đấu mà U23 Việt Nam có chỉ số tấn công vượt trội hơn hẳn so với 2 cuộc so tài trước đó. Đáng chú ý ở hiệp 1, họ còn nhỉnh U23 UAE.

Song cũng chính điều này mà một số quan điểm đã cho rằng danh sách thi đấu và cách chơi của U23 Việt Nam khi ấy đã vượt qua tầm kiểm soát của HLV Miura. Nói một cách ngắn gọn hơn, họ cho rằng các cầu thủ đã tự bảo nhau đá. 

“Thì đúng là khi ra sân, anh em cầu thủ phải hô nhau mà đá cho tinh thần phấn khởi chứ sao có thể lẳng lặng mà đá được”, một cầu thủ U23 Việt Nam đá chính trong trận đấu ấy đùa hóm hỉnh. “Trong trận đấu cũng có tình huống này, tình huống nọ nên tất nhiên sẽ tùy vào diễn biến để có điều chỉnh hợp lý, miễn sao chúng tôi khi thi đấu tuân thủ đúng chỉ đạo, yêu cầu của HLV Miura”.

Các trợ lý chỉ đóng vai trò quân sư cho HLV Miura, còn quyền quyết thuộc về ông thầy người Nhật - Ảnh: Anh Đức 

Cầu thủ này nói thêm: “Ông Miura là người có quyền quyết định lớn nhất trong việc đưa ra danh sách thi đấu. Còn các thầy trợ lý chỉ phụ trách các việc chuyên môn theo đúng thẩm quyền hoặc góp ý thêm cho HLV trưởng. Việc ông Miura sử dụng nhiều cầu thủ kỹ thuật ở trận cuối cùng đồng nghĩa ông ấy hiểu sẽ có sự thay đổi trong lối chơi của đội".

"Ví như tuyến giữa lúc đó là Xuân Trường và Tuấn Anh thì tất nhiên đội sẽ thiên về chơi bóng ngắn, đá kỹ thuật và cầm bóng nhiều hơn. Dù trước khi thi đấu, ông Miura vẫn nhắc cầu thủ như thường lệ như tránh chơi rườm rà, khi có cơ hội trước vòng cấm là phải dứt điểm nhanh thay vì chuyền qua chuyền lại. Song về cơ bản ở trận đấu đó, HLV cũng thoải mái hơn trong việc để cầu thủ phát huy thế mạnh. Cũng có thể vì đây là trận đấu cuối cùng trước khi rời giải đấu”.

DẤU ẤN PHÒNG NGỰ


Khi được hỏi đâu là dấu ấn trong phong cách huấn luyện của HLV Miura, một cầu thủ U23 Việt Nam đã cho biết: “Trước khi bước vào giải (VCK U23 châu Á 2016 – PV) thì những trận đá giao hữu với các đội bóng có thể lực tốt giúp cầu thủ tránh bị ngợp. Như ở trận gặp JFL Selection, cứ khi nào bọn tôi có bóng là đối phương áp sát rất nhanh. Gặp nhiều tình huống như thế thành quen nên khi vào giải, dù bị đối phương ập vào chớp nhoáng song anh em cầu thủ cũng đã bình tĩnh hơn khi xử lý”.

Hàng thủ U23 Việt Nam đã gây ra nhiều khó khăn cho U23 Nhật Bản ở vòng loại - Ảnh: Minh Tuấn  

“Nói riêng về phòng ngự thì ông Miura rất giỏi”, cầu thủ U23 Việt Nam kể trên nhấn mạnh. “Như ở trận đấu với Nhật Bản ở vòng loại U23 châu Á 2016, dù đối phương có đẳng cấp vượt trội nhưng toàn đội vẫn chơi rất bình tĩnh. Minamino Takumi có thể không phải cầu thủ màu mè nhưng kỹ thuật của cậu ta rất điêu luyện, chưa chạm đến bóng nhưng đã biết phải làm điều gì tiếp theo. Tuy nhiên trước hàng thủ U23 Việt Nam khi ấy, Takumi cũng không để lại nhiều dấu ấn. Đó là nhờ cách xây dựng phòng ngự chặt chẽ, kỷ luật của thầy Miura”.

Thực tế không phải ngẫu nhiên Việt Nam dưới thời HLV Miura thường chơi tốt trước những đội bóng mạnh hơn. Triết lý phòng ngự chặt phản công chớp nhoáng cộng với việc đào tạo cho cầu thủ một nền tảng thể lực tốt hơn, quen dần với sức ép lớn từ các đối thủ có trình độ vượt trội đã giúp các đội tuyển Việt Nam trong tay ông thầy Nhật Bản tạo ra nhiều cơn địa chấn.

Có thể kể đến như chiến thắng 4-1 trước U23 Iran ở vòng bảng ASIAD 2014, trận đấu hòa trên thế thắng tại Mỹ Đình trước Iraq ở vòng loại thứ 2 World Cup 2018 khu vực châu Á,... Ở VCK U23 châu Á tại Qatar, trước những đội bóng trội hơn mình rất nhiều cả về thể hình lẫn trình độ, HLV Miura cũng đã hướng về cách tổ chức và rèn luyện như thế. Tuy vậy những bàn thua đến từ những cú sút xa và bóng bổng đã khiến U23 Việt Nam không thể tạo ra bất ngờ.

MỘT TRÁI TIM ẤM ÁP


Gác lại những câu chuyện chuyên môn, HLV Miura là một bậc thầy về tâm lý, điều khiến các học trò cảm thấy mình được coi trọng. Như trường hợp của tiền vệ Vũ Phong, sau khi phải chia tay với đội tuyển Việt Nam, anh đã được HLV Miura tặng một đôi giày kèm theo lời nhắn: “Hy vọng, Phong sẽ chơi tốt với đôi giầy tôi tặng! Cánh cửa đội tuyển luôn mở rộng để đón Phong trở lại”.

Không chỉ có thể, HLV Miura còn là người tự tay đặt bánh, tổ chức sinh nhật cho các học trò. Chẳng nói đâu xa, chỉ vài giờ trước khi trận đấu cuối cùng của U23 Việt Nam trên đất Qatar diễn ra, ông Miura đã đích thân xuống nhà bếp khách sạn để yêu cầu đặt một chiếc bánh lớn mừng sinh nhật cho hai cầu thủ là Đức Huy và Công Phượng.

HLV Miura tặng bánh sinh nhật cho Công Phượng và Đức Huy - Ảnh: Tuấn Anh 

Sau khi toàn đội đã tập trung đầy đủ, ông Miura tự tay mang bánh ra. Lúc bấy giờ, HLV người Nhật Bản vừa ngó nghiêng tìm kiếm, vừa gọi hỏi bằng tiếng Việt chưa thực sự rõ: “Guy? Guy?” (Đức Huy đâu rồi nhỉ?)

Đến tiết mục chụp ảnh, HLV Miura kéo Đức Huy rồi Công Phượng lại mình rồi nhờ người chụp vài tấm hình riêng lưu niềm. Cầm trên tay chiếc điện thoại cảm ứng, ông xem kỹ lại những bức hình rồi cất vào túi. HLV Miura không chia sẻ lên facebook, cũng chẳng Instagram, bởi với ông, những kỷ niệm với các học trò không nhất thiết phải trưng ra.

Đơn giản hơn, chúng đã, đang và sẽ luôn được ông lưu giữ mãi trong lòng...
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x