Hành trình lột xác ngoạn mục của bóng đá Nhật Bản (kỳ 1): 20 năm & số 1

Hôm nay, giải VĐQG Nhật Bản (J-League) khởi tranh mùa giải thứ 21 với điểm nhấn là màn ra mắt của Diego Forlan - Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 2010. Nhận lời mời của BTC J-League, phóng viên Minh Hải đã có mặt ở Nhật và từ hôm nay, báo Bóng đá sẽ gửi tới quý độc giả loạt bài về cuộc lột xác ngoạn mục của J-League.
Hành trình lột xác ngoạn mục của bóng đá Nhật Bản (kỳ 1): 20 năm & số 1
TẦM NHÌN VÀ Ý CHÍ NHẬT
Người Anh mang túc cầu tới Kobe từ năm 1870 nhưng trải qua hơn 100 năm, bóng đá Nhật Bản vẫn chỉ được xếp “chiếu dưới” ở châu Á. Nhưng 20 năm trở lại đây, kể từ khi J-League ra đời, bóng đá nước này đã vươn lên số 1 ở châu Á, thậm chí bóng đá nữ của họ còn giành chức vô địch thế giới. 

Cha đẻ của J-League là ông Saburo Kawabuchi – cựu cầu thủ, cựu HLV trưởng ĐT Nhật Bản và cựu Chủ tịch LĐBĐ Nhật Bản. Không để bóng đá Nhật phát triển tự phát và cũng không đành lòng nhìn châu Âu tiến quá xa, ông Kawabuchi gặp gỡ ông chủ của 10 CLB để phác thảo kế hoạch phát triển giải vô địch chuyên nghiệp Nhật Bản. J-League ra đời không chỉ để thoả mãn niềm đam mê của người Nhật mà còn phục vụ tham vọng “xuất khẩu cầu thủ sang các nước châu Á”.


Ông Saburo Kawabuchi (trái) – cha đẻ của J-League

Quyết định được đưa ra từ năm 1991 nhưng phải tới năm 1993, J-League mới xuất hiện và được FIFA công nhận. Trong 2 năm ấy, Kawabuchi bôn ba khắp 5 châu, gặp gỡ cả trăm chuyên gia uy tín ở mọi lĩnh vực để phác thảo ra quy chế bóng đá chuyên nghiệp phù hợp với tình hình túc cầu Nhật Bản lúc đó. Hệ thống các tiêu chí, điều kiện đặc biệt được giám sát chặt chẽ như quy định về các học viện đào tạo trẻ, chất lượng mặt sân, năng lực tài chính...

Bản thân 10 ông bầu sáng lập J-League cũng thể hiện ý chí, quyết tâm rất cao bằng số tiền đầu tư rất lớn. Theo thông tin được tiết lộ, 10 đội J-League đầu tiên đã tiêu 192 triệu USD để xây dựng cơ bản cho quá trình hướng lên chuyên nhiệp. Tất cả đã tạo ra bước đi đầu tiên cho J-League và sau 20 năm, tổng số tiền đầu tư ước tính đã lên đến con số hơn 2 tỷ USD.

THÀNH CÔNG Ở NHIỀU MẶT
Không chỉ chiêu mộ các cầu thủ nổi tiếng, bóng đá Nhật thuê các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về bóng đá tới làm việc. Chỉ sau 20 năm, chiều cao trung bình của cầu thủ Nhật tăng 15cm nhưng điều ấn tượng nhất là sự cải thiện về thể lực. Các cầu thủ J-League được hưởng chế độ hồi phục tốt nhất cả bằng vitamin lẫn phương thức ngâm mình trong nước lạnh, massage… Ngoài ra, những chấn thương của cầu thủ cũng được điều trị, chăm sóc bằng phương pháp tiên tiến nhất. Không chỉ vậy, các cầu thủ còn được giáo dục về “thức ăn bổ dưỡng”, “nghỉ ngơi tích cực” và tự điều chỉnh giáo án tập luyện… Giờ, các cầu thủ Nhật Bản có thể chơi bóng với mật độ 60 - 70 trận/năm.


Forlan là ngôi sao mới nhất hạ cánh xuống J-League

Sự gia tăng về khán giả là thước đo chính xác nhất về J-League. Cụ thể, năm 1992, năm được coi là tiền J-League, mỗi trận đấu trung bình có 15.000 CĐV, thu hút 3 triệu lượt người cả mùa. Đến năm 1994, trận đấu có lượng CĐV đông kỷ lục thu hút 60.000 khán giả. Năm 1995, số lượng khán giả cả mùa tăng cao kỷ lục lên con số 6 triệu, tức là gấp đôi 3 năm trước đó - một con số ấn tượng.

NÂNG TẦM NHỜ WORLD CUP 2002
J-League không thể trở thành giải đấu hay nhất châu Á, bóng đá Nhật cũng chẳng thể giàu thành tích nhất châu lục nếu họ không đồng đăng cai World Cup 2002 cùng Hàn Quốc. Không chỉ phát triển cơ sở hạ tầng, cập nhật tiến bộ khoa học thể thao hiện đại nhất, Nhật Bản còn được hưởng lợi khi tình yêu bóng đá của người dân được đẩy lên một tầm cao mới.

Dù chỉ lọt vào vòng loại trực tiếp nhưng World Cup 2002 giúp J-League đạt đỉnh cao trên mọi phương diện. Hiệu ứng này được đánh giá là sâu hơn, rộng hơn và ấn tượng hơn cả Olympic 1968 tại Mexico - giải đấu mà Nhật Bản giành HCĐ một cách ngoạn mục. Kể từ năm 2002, với sự phát triển mạnh cả số lượng lẫn chất lượng, J-League tranh tài với 28 đội, cao gần gấp 3 lần 10 năm trước đó, ở giải chuyên nghiệp đầu tiên. Khán giả trở lại sân đông ở mức kỷ lục với 6 triệu lượt người, bằng thời đỉnh cao năm 1995 và hơn bất cứ loại hình giải trí nào xuất hiện ở các SVĐ Nhật Bản.

Hơn 20 năm đã trôi qua, con đường phát triển bóng đá chuyên nghiệp ở Nhật đầy vinh quang nhưng cũng rất nhiều gian khó. Nhưng bằng nỗ lực đầu tư tiền bạc, tài năng, ý chí và niềm đam mê, người Nhật đã vượt lên tất cả để trở thành nền bóng đá số 1 châu Á một cách thuyết phục.

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x