Cựu tuyển thủ Nguyễn Văn Dũng và kỷ niệm SEA Games 16: “Tôi đã sướng phát điên khi xé lưới chủ nhà”

Ngọc Anh (ghi)
13:25 ngày 27-11-2013
“Khi ĐT Việt Nam tham dự SEA Games 16 ( năm 1991), cá nhân tôi cũng như nhiều đồng đội không khỏi bỡ ngỡ. Nhưng chính cái lần đầu tiên đó đã đem lại cảm giác thoải mái, thi đấu hết mình và chúng tôi suýt tạo nên bất ngờ”, cựu tuyển thủ Nguyễn Văn Dũng mở đầu câu chuyện cùng báo Bóng đá về kỳ SEA Games đầu tiên của mình như vậy.
Cựu tuyển thủ Nguyễn Văn Dũng và kỷ niệm SEA Games 16: “Tôi đã sướng phát điên khi xé lưới chủ nhà”
Chuyên trang SEA Games 27 của Bongdaplus

“Khi ĐT Việt Nam tham dự SEA Games 16 ( năm 1991), cá nhân tôi cũng như nhiều đồng đội không khỏi bỡ ngỡ. Nhưng chính cái lần đầu tiên đó đã đem lại cảm giác thoải mái,  thi đấu hết mình và chúng tôi suýt tạo nên bất ngờ”, cựu tuyển thủ Nguyễn Văn Dũng mở đầu câu chuyện cùng báo Bóng đá về kỳ SEA Games đầu tiên của mình như vậy.

LẦN ĐẦU XUẤT NGOẠI, ĂN BUFFET
Trước năm 1991, tôi cũng như nhiều cầu thủ trong đội Việt Nam như Đinh Thế Nam,  Đặng Dũng, Lư Đình Tuấn, Lê Văn Minh, Ngầu Nại, Chu Văn Mùi, Trần Xuân Lý… chưa từng trải qua cảm giác được xuất ngoại. Thế nên, suốt thời gian tập huấn ở Hà Nội rồi ở TP.HCM trước khi lên đường sang Philippines tham dự SEA Games 16, chúng tôi vô cùng háo hức. Cũng phải nói thêm một thực tế rằng, quãng thời gian tập huấn ở Nhổn (Hà Nội), nhiều anh em trong đội dao động về tư tưởng giữa việc tiếp tục ở lại đội tuyển hay xin trở về địa phương. Ở Nhổn ngày đó phải nói là rất buồn, giữa đồng không mông quạnh, sau buổi tập, anh em cứ đi ra đi vào và vỗ muỗi. Nhưng sau rất nhiều đêm suy nghĩ rằng nếu bỏ về thì không ổn, tôi quyết định ở lại. Khi bước lên máy bay sang Philippines, cảm giác lâng lâng khó tả. Đội ngày đó có “cây hài” Chu Văn Mùi nói chuyện dí dỏm suốt cả ngày nên quãng đường sang Philippines trở nên ngắn và anh em rất vui.


Nguyễn Văn Dũng (thứ hai từ phải sang) và các đồng đội cùng thời - Ảnh: Phan Sang

Sang đến nơi, mỗi cầu thủ được phát 3 USD/ngày để có tiền tiêu vặt. Khoản tiền không lớn nhưng ngày đó rất quý. Nhiều người còn không dám tiêu để đem về làm kỷ niệm. Thêm nữa, trước khi lên đường, các cầu thủ được phát mỗi người 2 đôi giày, 1 đôi để tập, đôi còn lại dùng khi thi đấu. Cầm đôi giày mới được sản xuất từ nước Đức, tôi cứ vân vê, nhiều buổi tập về không muốn cởi ra vì cảm giác đi giày mới rất thích. Rồi khi đến khách sạn bên Philippines, tôi cứ nhớ mãi chuyện khi bước vào bàn ăn ở khách sạn, dùng bữa kiểu buffet, nhiều anh em không biết lựa ăn món gì vì là lần đầu tiên được ăn nhiều thứ đến như vậy. Thế nên, dù nhiều người đã gần 30 tuổi rồi nhưng lúc đứng trước bàn ăn, như trẻ thơ, ánh mắt ai cũng bối rối.

GHI BÀN NGỠ NHƯ LÀ MƠ
Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam tham dự SEA Games 16 với Trưởng đoàn là ông Ngô Tử Hà và HLV trưởng Nguyễn Sỹ Hiển. Họ nói với chúng tôi: “Các cháu cứ thoải mái đá, không được căng cứng. Ra sân là phải đá hết mình!”. Thú thực, ở ngay trận đầu tiên gặp Philippines, tôi hồi hộp lắm vì họ là nước chủ nhà, có hàng nghìn khán giả đứng sau lưng. Trước trận, tôi nói với người đá cặp cùng mình là tiền đạo Ngầu Nại: “Anh em ta cố ghi bàn nhé”. Thế rồi, sau khi đón quả tạt bên cánh của Ngầu Nại, tôi bẻ lòng chân trái vào góc xa khung thành đối phương, lưới rung và tôi suýt khóc vì không ngờ bóng lại vào lưới.

Cảm giác lúc đó hạnh phúc vô cùng và chỉ muốn hét toáng lên. Sau đó, tôi tiếp tục ghi được bàn thắng thứ 2. Tiếc là sau đó, Philippines vùng lên và san bằng tỷ số 2-2. Đến trận cuối vòng bảng gặp Malaysia, chúng tôi tạo được thế trận tốt và tôi cũng ghi được bàn thắng nhưng chung cuộc đối thủ giành chiến thắng với tỷ số 2-1. Sau trận, chúng tôi tiếc nuối mãi, về khách sạn, chẳng ai còn màng đến chuyện ăn uống. Bởi nếu giành chiến thắng trước Malaysia, Việt Nam sẽ có được 3 điểm, và giành quyền vào chơi trận bán kết. Quãng thời gian ở lại Philippines, đến ngay cả người có tính hài hước như hậu vệ Chu Văn Mùi cũng chẳng buồn buông ra câu nào, cứ thế thẫn thờ cho hết ngày rồi hôm sau dọn đồ để ra sân bay. 

Lần đầu tôi được tham dự  SEA Games cảm giác rất thú vị đáng nhớ. Và 3 bàn thắng mà tôi ghi được sẽ là kỷ niệm không bao giờ quên trong quãng đời sự nghiệp của mình.

Bóng đá nam Việt Nam trở lại SEA Games
Tại SEA Games 1989, thể thao Việt Nam đánh dấu sự trở lại với đấu trường khu vực. Tuy nhiên, năm đó đội bóng nam Việt Nam không tham dự.

Mãi đến năm 1991, đội tuyển Việt Nam mới đi thi đấu tại giải đấu nói trên. Tại SEA Games 1991, rất nhiều cầu thủ Việt Nam đã có được bệ phóng tốt cho sự nghiệp của mình. Những Nguyễn Văn Dũng, Hà Vương Ngầu Nại, Lư Đình Tuấn, Chu Văn Mùi…đã găm chặt trong tâm trí của nhiều người với lối chơi bóng đầy ấn tượng.

VÀI NÉT VỀ NGUYỄN VĂN DŨNG
Ngày sinh:
23/11/1963 (tại Nam Định)
Vị trí khi còn thi đấu: Tiền đạo
Khoác áo ĐT Việt Nam từ năm 1991 đến 1998
Các CLB đã khoác áo: Hà Nam Ninh (1985-1991), SLNA (1991-1992), Công an Thanh Hóa (1992-1996), Nam Định (1996-1999)
Các thành tích đáng nhớ: HCB Tiger Cup 1998 (cùng ĐT Việt Nam), Vua phá lưới giải VĐQG năm 1984, 1985, 1986, 1998 (cùng Nam Định)

HÀNH TRÌNH
Môn bóng đá nam SEA Games 16 diễn ra từ ngày 25/11 đến 4/12/1991. Tham dự có các đội Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Myanmar và chủ nhà Philippines. Việt Nam nằm tại bảng B cùng với Indonesia, Malaysia, Philippines. Ở trận chung kết, Indonesia đã vượt qua Thái Lan để giành HCV. Singapore thắng Philippines ở trận tranh HCĐ.

KẾT QUẢ CỤ THỂ
Vòng bảng

Phlippines-Việt Nam:     2-2
Indonesia-Việt Nam:    1-0
Việt Nam-Malaysia:     1-2
Chung cuộc
HCV: Indonesia
HCB: Thái Lan
HCĐ: Singapore

ĐỘI HÌNH ĐT VIỆT NAM

Trần Xuân Lý, Lê Khắc Chính, Quản Trọng Hùng, Chu Văn Mùi, Đoàn Tuấn, Nguyễn Mạnh Cường, Đinh Thế Nam, Lư Đình Tuấn, Lê Văn Minh, Hà Vương Ngầu Nại, Nguyễn Văn Dũng

Chuyên trang SEA Games 27 của Bongdaplus
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Bảng tổng sắp
huy chương SEA Games 2023
Stt
Đoàn TT
Tổng
1
Việt Nam
136
105
118
359
2
Thái Lan
108
96
108
312
3
Indonesia
87
80
109
276
4
Campuchia
81
74
127
282
5
Philippines
58
85
117
260
6
Singapore
51
43
64
158
7
Malaysia
34
45
96
175
8
Myanmar
21
25
68
114
9
Lào
6
22
60
88
10
Brunei
2
1
6
9
11
Timor-Leste
0
0
4
4
Đừng bỏ lỡ
  • Nhìn lại SEA Games 15 (1989) và 16 (1991): Bắn súng vượt trội
    27-11-2013 10:50
    Nhìn lại SEA Games 15 (1989) và 16 (1991): Bắn súng vượt trội

    Sau 16 năm vắng bóng tại đại hội thể thao khu vực Đông Nam Á, kể từ sau năm 1973, đoàn thể thao Việt Nam đã tái xuất tại SEA Games 15-1989 ở Kuala Lumpur (Malaysia).

    27-11-2013 10:50
  • Hàng phòng ngự của U23 Việt Nam: Yết hầu & bàn đạp
    27-11-2013 06:36
    Hàng phòng ngự của U23 Việt Nam: Yết hầu & bàn đạp

    Có thể khẳng định, hàng phòng ngự là nơi khiến HLV Hoàng Văn Phúc trăn trở nhiều nhất trong quá trình chuẩn bị cho U23 Việt Nam dự SEA Games 27. Bởi, tuyến này được ví như “yết hầu” của U23 Việt Nam và sự hiệu quả của nó có thể quyết định cục diện cả một trận đấu.

    27-11-2013 06:36
  • ĐT miền Nam Việt Nam giành HCV: Nhân chứng lịch sử và chuyện chưa bao giờ kể
    26-11-2013 14:58
    ĐT miền Nam Việt Nam giành HCV: Nhân chứng lịch sử và chuyện chưa bao giờ kể

    SEA Games 1959 (còn gọi là SEAP Games lần 1 - 1959), đội tuyển Việt Nam (miền Nam) đã giành HCV một cách ngoạn mục. Trong thế hệ vàng đầu tiên của bóng đá Việt Nam, giờ chỉ còn một chứng nhân, đó là tiền vệ Nguyễn Ngọc Thanh.

    26-11-2013 14:58
  • Lịch sử SEA Games: Dấu ấn của những kỳ đại hội đầu tiên
    26-11-2013 10:26
    Lịch sử SEA Games: Dấu ấn của những kỳ đại hội đầu tiên

    Trước khi đất nước thống nhất vào năm 1975, thể thao miền Nam Việt Nam đã tham dự 7 kỳ SEA Games (thời điểm đó còn gọi là SEAP Games) từ lần 1 năm 1959 đến lần 7 năm 1973 và đã ghi được những dấu ấn rất đặc biệt.

    26-11-2013 10:26
x