Brexit và bóng đá Anh: Chưa có gì phải lo!

Kinh Thi
09:02 ngày 25-06-2016
Đi hay ở? Dân Anh đã quyết định rồi. Họ rủ nhau "đi". Và hôm nay chính là cao điểm.
Brexit và bóng đá Anh: Chưa có gì phải lo!
Từ Anh, từ Wales, từ Bắc Ireland, giới hâm mộ bóng đá lũ lượt kéo ra sân bay, hải cảng, hoặc nô nức di chuyển bằng đường bộ đến cửa đường hầm qua eo biển Manche. Hàng trăm ngàn người đã khởi hành ngay trong hôm nay, dù "hạn chót" vẫn còn thuộc về ngày mai, hoặc ngày mốt.

Vâng, đây cũng là chuyện "đi hay ở", nhưng không phải là đề tài "Brexit". Trong cái ngày mà người Anh bỏ phiếu trưng cầu với kết quả nước Anh sẽ rút ra khỏi EU, thì giới hâm mộ bóng đá ở Vương quốc Anh, thậm chí ở Ireland nữa, hào hứng di chuyển theo chiều ngược lại. Họ tấp nập kéo sang Pháp để cổ vũ cho đội bóng của mình ở VCK EURO 2016.

Khác hẳn nhận định trước giải, chưa bao giờ quê hương bóng đá thành công trên đấu trường Euro như lúc này. Một suất dự vòng tứ kết đã thuộc về nước Anh, khi Xứ Wales và Bắc Ireland chuẩn bị quyết đấu ở vòng 1/8 (và như để tăng thêm tính chất "toàn Anh", UEFA bố trí luôn trọng tài Anh Martin Atkinson điều khiển trận Wales - Bắc Ireland). 

Một ngày sau đó, đến lượt Ireland quyết đấu  với chủ nhà Pháp. Cộng hòa Ireland tuy không thuộc Vương quốc Anh nhưng vẫn là nền bóng đá gần gũi nhất với bóng đá Anh, vẫn là thành viên của quần đảo Anh, vẫn có 22/23 cầu thủ trong danh sách dự Euro đang khoác áo các CLB Anh (ngoại lệ duy nhất là lão tướng Robbie Keane, đang dối già ở giải MLS của Mỹ). 

Và, "món ngon để sau", đội tuyển Anh sẽ đá trận kết thúc vòng 1/8 với Iceland trong đêm 27/6 (rạng sáng 28/6, theo giờ Việt Nam).

Chuyện Anh ra khỏi EU không ảnh hưởng gì đến giải đấu Premier League
Chuyện Anh ra khỏi EU không ảnh hưởng gì đến giải đấu Premier League

Tóm lại, hôm nay mới là lúc mà giới hâm mộ Anh bùng lên hy vọng, cũng là lúc mà EURO chuẩn bị sôi động thật sự, với những trận knock-out không còn mang tính "vừa đá vừa chờ", dẫn đến diễn tiến... nhạt như nước ốc ở vòng bảng.

Hôm nay cũng là ngày "Brexit" chiến thắng, tất nhiên! Đấy là chọn lựa của người Anh. Và dù quyết định ấy có dẫn tới hệ lụy lớn lao nào đối với các thế hệ mai sau, thì xin nhắc lại: đấy là chuyện của người Anh. Dân Anh muốn tự định đoạt số phận của họ (và con cháu họ), muốn tự quyết định đường hướng cho họ. 

Khối người xầm xì: coi chừng Premier League sẽ hỏng - thậm chí hỏng to! Ơ hay, cứ như EU hoặc thế giới làm nên Premier League, chứ không phải đấy là giải đấu của nước Anh vậy. Sao không bảo luôn, "vơ vào" luôn, rằng Premier League phất lên, trở thành giải VĐQG giàu mạnh nhất thế giới, uy tín nhất thế giới, được xem nhiều nhất thế giới - là do nỗ lực chung của cả châu Âu đoàn kết, đa văn hóa, đa sắc tộc?

Tất nhiên, sẽ có những khác biệt, chủ yếu liên quan đến thủ tục hành chánh, pháp lý, trong tương lai (mà là tương lai xa, chứ chẳng bao giờ là chuyện nay mai). Người ta đã đề cập những vấn đề cao siêu, phức tạp, rắc rối, chẳng hạn như cầu thủ thuộc khối EU sắp tới sẽ "bị" coi là cầu thủ nước ngoài và họ sẽ phải gặp những rào cản để được chơi bóng ở EPL. 

Thôi, cứ biết thế. Nhưng điều cần biết hơn, cơ bản hơn, và chắc chắn hơn, vẫn là: muốn chơi bóng ở EPL thì trước tiên cứ phải có tài. Đã bất tài rồi thì đừng nói "hộ khẩu EU", thậm chí ngay cả dân Anh chính hiệu đi nữa cũng vứt, chả ai thèm rước. Đấy mới là chỗ căn bản nhất của môn bóng đá. Và chắc chắn, quê hương bóng đá không thể nào "ngu ngốc" tự làm cho giải EPL danh tiếng của mình hỏng đi vì những quy định (mặc kệ là quy định gì) quan liêu. 

Rời khỏi EU, Ngoại hạng Anh coi như xong?
Rời khỏi EU, Ngoại hạng Anh coi như xong?

Hãy bỏ qua "Brexit", xin được hỏi: chẳng lẽ bóng đá Anh xưa nay chưa có quy định nào đối với ngôi sao nước ngoài. Và xin hỏi thêm: đâu là những ngôi sao giỏi giang đã bị loại khỏi EPL một cách oan uổng chỉ vì thủ tục nhiêu khê? Ngược lại, người ta mà đã có tài năng thì, xin lỗi EPL nhé, các bạn chưa đủ tư cách đón rước Ronaldinho hoặc Lionel Messi - chứ đừng nói họ có gặp rào cản nào hay không!

Một trong những chi tiết quan trọng dẫn đến "Brexit" là vấn đề di dân, mà nước Anh nếu không rút ra thì phải chịu sự ràng buộc chung với cả khối EU. Dân Anh cảm thấy khó chịu. Còn nếu dân Đức tự hào vì đội tuyển Đức của họ là một tập hợp xuất sắc của các ngôi sao TNK, Brazil, Ba Lan, Ghana, Tunisia; nếu nước Đức phải trao những huân chương cao quý nhất cho thầy trò Joachim Loew chỉ vì đội Đức thể hiện rõ "nét mới" ấy, thì đấy là chuyện của nước Đức.

Nước Pháp cũng vậy: vô địch World Cup và Euro nhờ các tài năng Algeria, Ghana, Senegal, Tân Caledonia... Dân Anh không muốn thấy đội tuyển Anh ngày càng trở nên... như thế. Kể cũng lạ: khối người khi xem Euro thì cứ tỏ ra nhớ nhung, nuối tiếc cái thời mà bóng đá Anh ra bóng đá Anh, Calcio ra Calcio, trường phái đâu đó đều rõ ràng, tách bạch. 

Nhưng họ lại vẫn cổ súy một châu Âu đa sắc tộc, đa văn hóa; vẫn cứ cảnh báo nước Anh hoặc bóng đá Anh, rằng sẽ hỏng vì "Brexit"!
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x