Guendogan, thương vụ tiềm ẩn rủi ro của Man City

Minh Nhi
18:16 ngày 23-07-2016
Ilkay Guendogan chính là bản hợp đồng đầu tiên mà Pep Guardiola thực hiện trên cương vị HLV Man City. Rõ ràng là niềm tin, kỳ vọng của Pep đặt vào Guendogan là cực lớn. Tuy nhiên, lịch sử lại chỉ ra thương vụ đưa ngôi sao người Đức về Etihad ẩn chứa rất nhiều rủi ro…
Guendogan, thương vụ tiềm ẩn rủi ro của Man City

Man City không phải đất lành cho người Đức

Guendogan chuyển từ Dortmund tới Man City với giá 20 triệu bảng cùng hợp đồng 5 năm với đội bóng Anh. Nhưng điều khiến Guendogan phải lo lắng nhiều là bởi Etihad không phải mảnh đất lành cho các cầu thủ đến từ Đức. Trước tiên, hãy nhìn vào trường hợp của Jerome Boateng.

Hè năm 2010, Man City chi 10,4 triệu bảng để mua Boateng từ Hamburg. Thời điểm đó, Boateng mới 21 tuổi và là trung vệ trẻ đầy triển vọng của bóng đá Đức. Anh là nhà vô địch U21 châu Âu 2009. Anh cũng được gọi vào ĐT Đức dự World Cup 2010, sau đó kết thúc giải đấu ở vị trí thứ 3. Nghĩa là, Boateng đến nước Anh với sự tự tin cực lớn. 

Tuy nhiên, cuộc sống ở Etihad sớm trở thành thảm hoạ với Boateng. Anh thường xuyên dính chấn thương nên không có thể lực tốt nhất. Khi bình phục, Boateng cũng không được HLV Roberto Mancini sử dụng nhiều. Đã vậy, trong những lần ít ỏi được tung vào sân, Boateng cũng bị đẩy ra đá hậu vệ cánh phải, vị trí không phải sở trường. Chàng trai trẻ của nước Đức ức chế, chán nản đến mức trong một buổi tập của Man City, anh lao vào choảng nhau với Mario Balotelli. 

Cuối mùa giải đó, Boateng thậm chí còn bị Mancini gạch tên khỏi danh sách đăng ký đá trận chung kết FA Cup 2010/11. Hành trình ác mộng của Boateng ở Man City chấm dứt vào Hè 2011, tức là chỉ vỏn vẹn 1 năm sau khi anh đặt chân đến nước Anh. Hè năm đó, Boateng được Bayern Munich giải cứu. Ở Bayern, Boateng từ chỗ là cầu thủ bỏ đi, đã trưởng thành trở thành một trong những trung vệ xuất sắc nhất thế giới như bây giờ.

Boateng 

Boateng không phải tấm gương người Đức duy nhất thất bại ở Etihad. Michael Tarnat cũng là bản hợp đồng người Đức gây thất vọng ở mùa 2003/04. Dietmar Hamann trong 3 năm ở Man City (2006-2009) chỉ được ra sân vỏn vẹn 54 trận ở Premier League. Nói vậy để thấy, lịch sử cho thấy Etihad không phải mảnh đất lành cho các cầu thủ người Đức. 

Mở rộng hơn, Premier League xu hướng những mùa giải gần đây cũng không có nhiều đất diễn cho đồng hương của Guendogan. Bằng chứng, Bastian Schweinsteiger là ngôi sao của Đức. Nhưng tiền vệ kỳ cựu này vừa trải qua mùa bóng 2015/16 đầy thất vọng trong màu áo M.U. Marko Marin đến Chelsea từ năm 2012 nhưng đến giờ vẫn liên tục bị The Blues đem cho mượn. 

Emre Can là tội đồ của Liverpool trong trận chung kết Europa League 2015/16. Đến ngay cả Mesut Oezil của Arsenal cũng từng bị đặt trong sự nghi ngờ cực lớn. Liệu Guendogan có vượt qua được vết xe đổ của những người đồng hương trên đất Anh?

Ám ảnh chấn thương

Một lý do nữa khiến CĐV Man City phải lo lắng trong thương vụ Guendogan là vì tiểu sử chấn thương dày đặc của anh. Kể từ Hè 2013 đến nay, Guendogan gần như chung sống với chấn thương. Tháng 8/2013, tiền vệ người Đức dính chấn thương lưng, phải nghỉ thi đấu tổng cộng… 403 ngày, tức mất nguyên cả mùa bóng 2013/14, mất luôn cả cơ hội dự World Cup 2014. Mãi tới tháng 9/2014, anh mới có thể trở lại. 


Tưởng rằng sau hơn 1 năm nghỉ ngơi hoàn toàn, chấn thương sẽ buông tha Guendogan. Nhưng không phải. Mùa 2015/16, Guendogan còn thêm 8 lần dính đủ các thể loại chấn thương khác nhau. Trong đó, lần nặng nhất là chấn thương trật khớp xương bánh chè, khiến anh phải nghỉ thi đấu 133 ngày và dự kiến sẽ chỉ trở lại vào ngày 12/09/2016, tức khi mùa bóng mới ở Premier League đã khởi tranh. 

Cũng chính chấn thương này khiến Guendogan một lần nữa vắng mặt ở giải đấu lớn là EURO 2016. Premier League là giải đấu đòi hỏi cực lớn về mặt thể lực. Và liệu một cầu thủ chấn thương liên miên như Guendogan có đủ sức để chiến đấu ở môi trường khắc nghiệt như ở xứ sương mù? 

Dĩ nhiên, trong trường hợp lấy lại thể lực tốt nhất, Guendogan chắc chắn là chữ ký rất giá trị cho Man xanh. Tài năng của Guendogan đã được kiểm nghiệm sau 5 năm thi đấu cho Dortmund (2011-2016). Bản thân các CĐV Man City cũng chẳng lạ gì đẳng cấp của Guendogan. Mùa 2012/13, Man xanh và Dortmund nằm chung bảng ở Champions League. 

Trong cả 2 lần đối đầu với Man City, Guendogan đều đá chính và chơi cực hay. Mùa bóng đó, Dortmund vào tận trận chung kết Champions League và chính Guendogan là người gỡ hoà 1-1 cho Dortmund tại Wembley. Guendogan là mẫu tiền vệ công thủ toàn diện. Nếu vượt qua lời nguyền quá khứ và ám ảnh chấn thương, anh hoàn toàn có thể trở thành ngôi sao sáng ở tuyến giữa của Man xanh. 

Guendogan liệu có đi theo vết xe đổ của Thiago?



Khi chuyển sang dẫn dắt Bayern Munich, bản hợp đồng đầu tiên mà Pep Guardiola thực hiện là vụ mua Thiago Alcantara. Tuy nhiên, trong 3 năm Pep dẫn dắt Hùm xám, Thiago không được ra sân nhiều vì chấn thương liên miên. Guendogan cũng là tân binh đầu tiên của Pep khi tới Man City. Và liệu anh có đi theo vết xe đổ của Thiago?

109. Nếu tính từ mùa giải 2013/14 trở lại đây thì Guendogan đã nghỉ thi đấu tổng cộng 625 ngày. Trong quãng thời gian đó, anh đã vắng mặt ở 109 trận đấu trên mọi đấu trường của Dortmund. 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15
  • Havertz tiếp cận kỷ lục của Henry trước trận Man City vs Arsenal Havertz tiếp cận kỷ lục của Henry trước trận Man City vs Arsenal

    Khi Man City tiếp đón Arsenal trong trận cầu đinh vòng 30 Premier League vào ngày 31/3 tới, họ cần phải đặc biệt cảnh giác Kai Havertz bởi cầu thủ người Đức này đang nhăm nhe cân bằng kỷ lục của Thierry Henry.

  • Điều gì cần cho ĐT Việt Nam ở phía trước? Điều gì cần cho ĐT Việt Nam ở phía trước?

    HLV Troussier là người chịu trách nhiệm chính cho kết quả không tốt của ĐT Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Nhưng bản thân các cầu thủ nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung cũng cần đúc rút những bài học, nếu thật sự muốn trở lại và tiến lên phía trước.

  • Xu thế chuyển nhượng ở Serie A: Người thành công luôn có lối đi riêng Xu thế chuyển nhượng ở Serie A: Người thành công luôn có lối đi riêng

    Theo nghiên cứu mới nhất từ CIES Football Observatory về độ tuổi trung bình cầu thủ đá ở đội một được mua về ở 800 CLB tại 48 giải đấu lớn trong 5 năm qua (tương đương với 10 kỳ chuyển nhượng), nhằm tìm hiểu xem CLB nào có xu hướng chiêu mộ cầu thủ trẻ, thì kết quả ở Serie A là khá bất ngờ: Inter đứng “đội sổ”, còn Bologna đứng trên đỉnh.

  • Real Madrid xây đội hình siêu tấn công với 4 'bom tấn' trong Hè 2024 Real xây đội hình siêu tấn công với 4 'bom tấn' trong Hè 2024

    Đội hình của Real Madrid vốn dĩ đã rất mạnh với sự kết hợp của những cựu binh dày dạn kinh nghiệm cùng những ngôi sao trẻ tài năng. Nhưng họ sẽ còn đáng sợ hơn nữa nếu hoàn tất 4 bản hợp đồng bom tấn trong Hè 2024.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x