Cựu HLV ĐT Malaysia khuyên Việt Nam dùng thầy nội

Datuk Krishnasamy Rajagopal là cái tên nổi tiếng với bóng đá ĐNÁ những năm 2009 và 2010 bởi từng dẫn dắt U23 Malaysia giành HCV SEA Games 25 và ĐT Malaysia vô địch AFF Suzuki Cup 2010. HLV có biệt danh “lão nông” vì khuôn mặt khắc khổ này hiện đang dẫn dắt CLB Sarawak du đấu tại Việt Nam. BĐ&CS đã có cuộc đối thoại với Rajagopal.
Cựu HLV ĐT Malaysia khuyên Việt Nam dùng thầy nội

BÓNG ĐÁ ĂN NHAU Ở ĐOẠN CUỐI

- Phóng viên: Chào mừng ông và CLB Sarawak đến Việt Nam!

+ HLV Rajagopal: Ủa, anh biết tôi sao!. 

- Đúng, ông rất nổi tiếng ở Việt Nam vì từng “cướp” chiếc HCV SEA Games 25 và từng loại chúng tôi ở bán kết AFF Suzuki Cup 2010.

+ Vậy ư? Bóng đá là cuộc chơi, bạn phải chấp nhận điều đó và hãy nghĩ rằng, đó đã là ngày hôm qua cho nó nhẹ nhàng.

- Bí quyết nào để mang đến những thành công như vậy với bóng đá Malaysia?

+ Niềm tin. Niềm tin là điều quan trọng nhất. LĐBĐ Malaysia tin tôi, tôi tin các học trò và ngược lại. Nó tạo nên thứ sức mạnh khủng khiếp để có thể đánh bại mọi đối thủ. 

- Chắc ông vẫn còn nhớ HLV Henrique Calisto. Chúng tôi vẫn gọi ông ấy là “thầy phù thủy” vậy mà ông ấy được xem là “bại tướng” dưới tay ông.

+ Nhớ chứ, tôi chưa quên cảm giác ấy. Đặc biệt là SEA Games 2009 khi chúng tôi vượt qua U23 Việt Nam ở trận cuối cùng để giành HCV. Rất ngọt ngào, bởi chúng tôi đã từng thua toàn diện trước các bạn ở vòng bảng. Nhưng bóng đá ăn nhau ở đoạn cuối. Tôi nói với Calisto rằng, tôi thắng nhờ… đã thua ở vòng bảng.


- Còn ông Calisto đã nói gì?

+ Ông ấy chúc mừng tôi vì đã may mắn hơn. Nhưng tôi không cho là vậy, bằng chứng ư, chúng tôi tiếp tục vượt qua ĐT Việt Nam tại AFF Suzuki Cup 2010 ở bán kết và giành chức vô địch sau đó. Chúng tôi đã chuẩn bị tốt hơn các đối thủ.

 “THÁI LAN VƯỢT TRỘI Ở ĐNÁ”

- Ông theo dõi VCK U23 châu Á 2016 chứ?

+ Tất nhiên rồi, tôi là CĐV của U23 Thái Lan và Việt Nam mà. Họ là những đại diện của Đông Nam Á.

- Theo ông, trình độ của các đội bóng mạnh tham dự VCK với khu vực Đông Nam Á đang tương quan như thế nào?

+ Cần phải thẳng thắn với nhau, bóng đá Đông Nam Á chưa thể so sánh với các nền bóng đá Tây Á, Đông Á được. Họ được đầu tư, có tiền bạc và có đủ mọi yếu tố để bóng đá phát triển.

- U23 Thái Lan là ngọn cờ đầu cũng thất bại, ông có ngạc nhiên không?

+ Không! Nhưng phải nói thật là tôi rất ấn tượng với U23 Thái Lan. Họ đang tiến bộ rất nhanh.

- U23 Việt Nam thì sao?

+ Các bạn đang có một lứa cầu thủ tốt. Còn để nhận xét sâu hơn thì có lẽ tôi cần thêm thời gian. Theo tôi, ở Đông Nam Á, trình độ của Thái Lan đang nhỉnh hơn tất cả.


- Đâu là nguyên do?

+ Họ có một giải đấu chất lượng và các CLB không ngừng được nâng cấp, đầu tư. Tôi bảo lưu quan điểm rằng, giải đấu quốc nội có tốt thì sẽ có một đội tuyển tốt. Thái Lan đã và đang có được điều đó.

- Malaysia Super League từng cắt giảm rồi không sử dụng ngoại binh, bây giờ lại trở lại dùng cầu thủ ngoại. Phải chăng, đấy là một cách giúp ĐTQG mạnh lên?

+ Cái gì cũng có hai mặt của nó. Nếu không có ngoại binh thì các cầu thủ nội sẽ có nhiều thời gian ra sân hơn. Nhưng đổi lại, họ sẽ không có cơ hội tiến bộ vì thiếu đi đối thủ có trình độ hơn mình. 

CẦN TIN TƯỞNG THẦY NỘI

- Vừa qua, Malaysia đã bổ nhiệm Ong Kim Swee làm HLV trưởng. Còn Thái Lan đang khá thành công với HLV Kiatisuk. Theo ông có phải những ông thầy nội đang lên ngôi?.

+ Đúng thế! Không phải ngẫu nhiên mà LĐBĐ Malaysia lại chọn Kim. Ông ấy là một HLV giỏi và tôi tin Malaysia sẽ thành công dưới bàn tay ông ấy. Bạn cũng nên nhớ rằng, rất nhiều ứng cử viên là các HLV ngoại giỏi đã nộp hồ sơ ở Malaysia để ứng thí nhưng Kim đã được chọn. Còn Kiatisuk, cái cách mà anh ấy đang thể hiện có lẽ đã chứng minh cho tất cả.

- Thực tế nhiều HLV ngoại đã đến Đông Nam Á hành nghề và đã gặt hái được rất nhiều thành công. Vậy đâu là sự khác nhau ở thời điểm này?

+ Vấn đề là các LĐBĐ phải tạo niềm tin cho HLV nội bởi trình độ không thua kém so với các HLV ngoại. Điều quan trọng hơn cả, chẳng ai hiểu cầu thủ hơn các HLV nước sở tại. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, các đội bóng Đông Nam Á vẫn cần HLV ngoại, nhưng hãy thuê họ như những trợ lý, cố vấn, hay nói là “giúp việc” cũng được. ĐT Malaysia đang làm như thế!.


- Nếu có một lời mời ra nước ngoài làm việc mà cụ thể là Đông Nam Á, ông sẵn sàng chứ?
+ Tại sao không? Tôi suýt nữa đến Việt Nam đấy thôi (cười). Tôi vẫn còn tiếc đấy!.

- Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi!

“Lão nông” Rajagopal đã “phất” lên như thế nào?
Khi còn là cầu thủ, Datuk Krishnasamy Rajagopal (sinh năm 1956) đá tiền đạo, từng trưởng thành từ lò trẻ của CLB PKNS ở giải vô địch bán chuyên Malaysia. Sau đó ông thi đấu cho các CLB Selangor (1978-1980) và Sabah (1981-1989).

Rajagopal cũng có 20 trận khoác áo đội tuyển Malaysia giai đoạn từ 1980 đến 1982 song cũng chẳng nổi bật so với đồng đội. Rajagopal giải nghệ năm 33 tuổi, sau đó học nghề HLV và dẫn dắt PKNS trong vòng 8 năm (1990-1998). Tiếp theo, Rajagopal phiêu bạt lần lượt qua các đội trẻ Selangor rồi Kelantan. Do thành tích khá tốt, LĐBĐ Malaysia (FAM) mời Rajagopal làm HLV trưởng các đội U19 (2004-2006) rồi U22 (2007-2009). 

Tháng 7/2009, tức hơn 4 tháng trước SEA Games 25, lão nông Rajagopal đã khiến các đồng nghiệp phải nể phục với thành tích dẫn dắt U23 Malaysia giành HCV sau khi vượt qua U23 Việt Nam ở trận chung kết với tỷ số 1-0, dù ở vòng bảng thầy trò Calisto từng thắng 3-1.

Rajagopal tiếp tục được tín nhiệm ở ĐT Malaysia tại AFF Suzuki Cup 2010. Bằng chiến lược trẻ hóa, gọi 15 cầu thủ độ tuổi 23 từng vô địch SEA Games 2009 lên đội tuyển, lão nông này tiếp tục gặt hái được thành công rực rỡ bằng việc vượt qua ĐT Việt Nam sau 2 trận bán kết lần lượt với tỷ số 2-0 và 0-0.

Trong trận chung kết với Indonesia, lối chơi của Malaysia tiếp tục thăng hoa với việc đánh bại đối thủ 3-0 trên sân nhà, bất chấp sau đó để thua 1-2 tại Jakarta ở lượt về. Sau những thành công ấy, Datuk Krishnasamy Rajagopal được coi là hình mẫu của các HLV nội ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau thất bại tại AFF Suzuki Cup 2012, nhà cầm quân này đã bị FAM sa thải dù hợp đồng đến năm 2013 mới kết thúc.

Nhật báo New Straits Times từng đề cập HLV Rajagobal sẽ đến Việt Nam
Tháng 4/2014, nhật báo New Straits Times từng đề cập đến việc Rajagoba sẽ cùng với cựu ngôi sao Pháp Marcel Desailly tranh nhau vào chiếc ghế HLV trưởng ĐT Việt Nam và sau khi VFF cân nhắc thì Rajagobal tỏ ra là ứng viên nặng ký hơn.

Theo New Straits Times, Rajagobal sẵn sàng nhận cả hai nhiệm vụ, vừa là HLV trưởng ĐT Việt Nam tại AFF Suzuki Cup 2014 vừa là thuyền trưởng đội Olympic Việt Nam tham dự ASIAD 2014 tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, người được chọn là một cái tên khác, đó là HLV Toshiya Miura, người vừa bị chấm dứt hợp đồng sau thất bại tại VCK U23 châu Á 2016.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Sir Alex vẫn còn nặng duyên với M.U Sir Alex vẫn còn nặng duyên với M.U

    Kể từ khi nghỉ hưu, Sir Alex không còn phải dậy từ lúc 6h00 sáng. Đôi khi theo thói quen, cựu HLV 74 tuổi rời khỏi những giấc mơ vào giờ đó, nhưng thay vì ra khỏi nhà, ông mở TV và rà qua một số kênh giải trí.

  • BongdaPlus phối hợp VTV9 sản xuất chương trình Phút Tám 9 BongdaPlus phối hợp VTV9 sản xuất chương trình Phút Tám 9

    22h30 hôm nay (29/1), chương trình Phút Tám 9 sẽ lần đầu đến với quý vị khán giả trên kênh VTV9. Chương trình này được BongdaPlus tham gia phối hợp sản xuất.

  • “Hoàng đế” Franz Beckenbauer cũng nhúng chàm? “Hoàng đế” Franz Beckenbauer cũng nhúng chàm?

    Huyền thoại bóng đá thế giới Franz Beckenbauer được người Đức gọi là Der Kaiser (Hoàng đế). Ông là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Đức, là người duy nhất xưa nay vô địch World Cup trong cả hai vai: thủ quân và HLV trưởng. Ông có khả năng lãnh đạo, cả trên sân lẫn trên chính trường bóng đá.

  • Vì sao FIFA phải đền cho Nam Phi một kỳ World Cup? Vì sao FIFA phải đền cho Nam Phi một kỳ World Cup?

    Ngay sau khi đề ra quy định luân phiên tổ chức World Cup trên các châu lục, FIFA thông báo sẽ bắt đầu quy định này từ châu Phi. Thế rồi, ngay sau khi Nam Phi tổ chức thành công kỳ World Cup 2010, lại chính FIFA bãi bỏ cái quy định mà họ nhanh chóng đẻ ra. Tất cả đều chỉ là kịch. Một vở kịch tồi!

  • U23 Việt Nam nên lấy kỹ thuật làm nòng cốt lối chơi U23 Việt Nam nên lấy kỹ thuật làm nòng cốt lối chơi

    Với nửa đội hình là những cầu thủ được đào tạo bài bản về kỹ thuật, U23 Việt Nam đã có một thế trận khá ấn tượng trước U23 UAE ở trận đấu cuối cùng VCK U23 châu Á 2016.

  • Lionel Messi giàu có, nhưng không xa hoa Lionel Messi giàu có, nhưng không xa hoa

    Một nhân vật xuất chúng hiển nhiên luôn đi kèm với những câu chuyện hấp dẫn. Messi không phải là ngoại lệ.

  • Việt Nam & Thái Lan dự VCK U23 Châu Á: Đưa bóng đá khu vực vươn tầm Việt Nam & Thái Lan dự VCK U23 Châu Á: Đưa bóng đá khu vực vươn tầm

    Từ xưa tới nay, Đông Nam Á luôn bị đánh giá là “vùng trũng” trên bản đồ bóng đá châu lục. Song với những sự thay đổi toàn diện trong công tác đào tạo trẻ và hệ thống các giải thi đấu, bóng đá Việt Nam, Thái Lan và cả Myanmar đang có những bước tiến rõ rệt trên con đường hướng lên tầm châu lục.

  • Tố chất của một HLV xuất sắc: Đá bóng giỏi hay giỏi bóng đá? Tố chất của một HLV xuất sắc: Đá bóng giỏi hay giỏi bóng đá?

    Một thời, bóng đá đỉnh cao được dẫn dắt bởi các HLV già dặn, khả kính, trông như những nhà mô phạm. Rất nhiều vị tuy không giỏi đá bóng nhưng cực kỳ am hiểu bóng đá. Bây giờ thì khác. Có vẻ như các nhân vật đá bóng giỏi đang chia nhau chi phối làng huấn luyện.

  • Leo Messi - Thiên tài vật lý Leo Messi - Thiên tài vật lý

    Có những khoảnh khắc Messi đi bóng, ở một vị trí dường như vô hại giữa sân, nhưng điều tiếp theo mà đối thủ phải làm là vào lưới nhặt bóng. Làm thế nào mà nó đã xảy ra? Làm thế nào mà mọi thứ thay đổi quá nhanh?

  • Đầu Messi chứa bộ não của... Einstein Đầu Messi chứa bộ não của... Einstein

    Vào năm 1955, nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein qua đời. Thế nhưng dường như một thế lực siêu nhiên nào đó đã can thiệp và đặt bộ não thiên tài này vào đầu cậu bé sinh ra sau đó 32 năm ở Rosario. Phải, chúng ta đang nói về Lionel Messi.

  • Lý giải tài năng phi thường của Lionel Messi Lý giải tài năng phi thường của Lionel Messi

    Không cần bạn phải thường xuyên xem bóng đá hoặc bắt buộc yêu mến môn thể thao vua, miễn là có mặt trên Trái đất này đều đã từng nghe nói về Lionel Messi. Và cùng thừa nhận, những gì anh ta làm được cho đến nay thực sự phi thường. Điều gì cho phép cầu thủ người Argentina trở thành trung tâm sản xuất những điều kì diệu là một câu hỏi lớn.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x