Chuyện lạ bóng đá: Trận cầu khởi nguồn cho tiếng súng

Nguyên Phong
19:44 ngày 01-06-2016
Bóng đá đôi khi không đơn thuần chỉ là một trò chơi. Nó có ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội, cuộc sống của nhiều người hay vận mệnh của một dân tộc.
Chuyện lạ bóng đá: Trận cầu khởi nguồn cho tiếng súng
Ở bên ngoài các SVĐ khắp nơi trên thế giới, các CLB thường đặt những bức tượng. Đó có thể là chân dung của một HLV huyền thoại, đội trưởng vĩ đại hay chân sút xuất sắc nhất trong lịch sử đội bóng. Thông thường là thế. Bức tượng ca sĩ Michael Jackson ở bên ngoài sân Craven Cottage đã là điều hiếm thấy trong thế giới bóng đá. Thế nhưng, nếu đến thăm sân Maksimir tại Zagred, Croatia, sân nhà Dinamo Zagreb, bạn sẽ thấy một bức tượng còn kỳ lạ hơn.

Đó là bức điêu khắc 3 người lính, sống động đến nỗi bất kỳ ai nhìn vào cũng cảm thấy bức tượng sắp tấn công mình. Bên dưới bức tượng có dòng chữ: “Ở nơi đây, ngày 13/5/1990, bắt đầu cuộc chiến tranh với Serbia”. Nó ghi nhớ một sự kiện đã diễn ra ở SVĐ Maksimir: trận bóng đá khởi nguồn cho cuộc chiến tranh đẫm máu. 

Đó là trận đấu giữa Dinamo Zagreb và Red Star Belgrade. Để hiểu thêm về trận đấu, trước hết phải xét đến bối cảnh xã hội và chính trị của đất nước Nam Tư khi đó. Một tháng trước trận đấu, Cộng hòa Croatia tổ chức cuộc bầu cử và ứng cử viên ủng hộ việc ly khai ra khỏi Nam Tư Franjo Tujdman là người chiến thắng.

Những tin đồn bắt đầu xuất hiện. Nó cho rằng khi Tujdman ủng hộ Croatia độc lập, cuộc sống của người Serbia ở đây sẽ bị đe dọa. Những tin đồn này khuấy động sự căng thẳng dân tộc giữa người Serbia và người Croatia. Ở Croatia, người Serbia chiếm 12% dân số nhưng chiếm 18% vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền. 

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử của Tujdman, những người Croatia đã hy vọng vào kỷ nguyên mới cho Nhà nước của họ. Những lá cờ màu đỏ-trắng được treo lên các tòa nhà, tiếng Serbia bị thay thế trong các văn bản. Điều này dẫn đến mâu thuẫn với người Serbia. Thủ lĩnh người Serbia là Slobodan Milosevic, tin tưởng vào việc duy trì một Nam Tư thống nhất. Bối cảnh này đã dẫn đến sự căng thẳng trong xã hội Nam Tư thời điểm đó.

Cuộc bạo loạn trong trận đấu giữa Dinamo Zagreb và Red Star Belgrade
Cuộc bạo loạn trong trận đấu giữa Dinamo Zagreb và Red Star Belgrade

Thế nhưng trong hoàn cảnh đó, giải VĐQG Nam Tư vẫn diễn ra. Vì thế, ngày 13/5/1990, Red Star Belgrade (đội bóng của Serbia sau này) hành quân tới sân Dinamo Zagreb (đội bóng của Croatia sau này). Hội ultras của Red Star Belgrade, được biết đến với cái tên Delije, đã có các cuộc đụng độ với nhóm CĐV bạo lực của đội chủ nhà (BBB).

Các vụ đánh nhau diễn ra bên ngoài SVĐ, trên đường phố và vẫn tiếp tục ở bên trong SVĐ. Căng thẳng lên đến cao trào khi Delije hô vang “Zagreb là của người Serbia”, đập ghế và ném vào phía CĐV đối diện. CĐV chủ nhà tiến đến xé rách banner của Delije. CĐV 2 bên bắt đầu lao vào nhau.
 
Các cầu thủ Red Star Belgrade sớm rời khỏi SVĐ, trong khi một vài cầu thủ Dinamo vẫn ở lại sân. Trong số đó có tiền vệ đội trưởng 21 tuổi Zvonimir Boban của Dinamo. Ông nhìn thấy một CĐV Dinamo bị cảnh sát tấn công, liền lao vào đạp, giải thoát cho CĐV đó trốn thoát. Hình ảnh trên nhanh chóng được chụp lại và Boban thành biểu tượng cho cuộc chiến đòi độc lập của người Croatia. 

Mặc dù sau này Boban gia nhập đội bóng nổi tiếng AC Milan, tung ra nhiều cú sút ghi bàn, giúp CLB này đoạt nhiều danh hiệu nhưng ở Croatia, điều quan trọng nhất trong cuộc đời ông là tung cú đá vào một sĩ quan cảnh sát, chứ không phải là đá bóng. Cuộc bạo loạn tại SVĐ Maksimir được coi là khởi đầu không chính thức cho cuộc chiến tranh Nam Tư, nổ ra từ giữa năm 1990 và kết thúc vào năm 1995.

Trận đấu giữa Dinamo Zagreb và Red Star Belgrade năm đó đã không đơn thuần là trận bóng đá. Nó là khởi nguồn cho một cuộc chiến và cho thấy bóng đá có thể ảnh hưởng lớn tới cuộc sống như thế nào. Vào tháng 1/2011, đài CNN đã mệnh danh trận đấu ở Zagbred là “1 trong 5 trận bóng thay đổi thế giới”.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
<

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x