Giấc mơ Trung Hoa & cánh cửa quay với các ngôi sao

Vịnh San
14:02 ngày 22-02-2017
Giấc mơ Trung Hoa của Carlos Tevez có thể chấm dứt sớm hơn dự kiến, sau khi Shanghai Shenhua bị loại ở AFC Champions League. Anh, cũng như rất nhiều ngôi sao ngoại khác tại giải VĐQG Trung Quốc, không mất quá nhiều thời gian để nhận ra rằng mọi thứ không lung linh như trong tưởng tượng.
Giấc mơ Trung Hoa & cánh cửa quay với các ngôi sao

Giải đấu điên rồ với “những đứa trẻ”

Giải VĐQG Trung Quốc (CSL) mùa giải 2017 phải đến đầu tháng sau mới bắt đầu, nhưng Carlos Tevez đã được thưởng thức bầu không khí bóng đá ở đất nước tỷ dân. Đó là ngày 8/2 ở sân Hongkou, vốn có thể chứa được 3,3 vạn khán giả nhưng chỉ hơn 2 vạn người có mặt để chứng kiến cuộc so tài giữa Shanghai Shenhua với Brisbane Roar. Tiền đạo người Argentina nhận thức khá rõ tính chất quan trọng của trận đấu khi được các đồng đội bản địa giải thích rằng cần phải thắng để lọt vào bảng AFC Champions League, giải đấu mà họ chưa một lần tham dự trong 6 năm qua.

Nhiệm vụ đã rõ, nhưng lại quá khó để thực thi. Shanghai Shenhua thủng lưới sau 2 phút và số phận của họ được định đoạt ở phút 40. Không có màn ngược dòng nào sau đó và Tevez cũng bất lực để mang đến sự khác biệt. Các đồng đội ở đây có sự chênh lệch lớn về đẳng cấp so với những người anh từng chơi ở M.U, Man City, Juventus hay Boca Juniors. 

Những tin đồn xuất hiện dày đặc sau đó, rằng Tevez hoàn toàn thất vọng với chất lượng bóng đá, và rằng anh không hạnh phúc với cuộc sống ở Thượng Hải. Trong trường hợp HLV Gus Poyet bị sa thải, tiền đạo 33 tuổi cũng sẽ lập tức rời đi, bất chấp anh đang hưởng mức lương cao nhất thế giới 650.000 bảng/tuần. 

Tevez không phải ngôi sao ngoại đầu tiên vỡ mộng ở Trung Quốc. Vào đầu năm 2015, Tim Cahill đã có cuộc phiêu lưu kéo dài 1 năm với Shanghai Shenhua, trước khi ghé qua Hangzhou Greentown trong 5 tháng rồi về hẳn Australia. Phát biểu với kênh Fox Sports, tiền đạo này gọi CSL là “giải đấu điên rồ” và giống như “cánh cửa quay”, bước vào rồi bước ra ngay sau đó. “Tôi đã trải qua 1 năm với những đứa trẻ. Họ còn không biết cách ghi bàn”, cựu ngôi sao Everton cho biết.

 

Theo báo The Scottish Sun, những ngôi sao quốc tế cũng không được giới cầu thủ bản địa chào đón. Họ khó chịu trước mức lương trên trời cùng với những biệt đãi mà đồng nghiệp ngoại quốc được hưởng, dẫn đến bất hợp tác. Đây có thể là một trong những lý do khiến Ezequiel Lavezzi vẫn chưa thể ghi bàn sau 1 năm khoác áo Hebei China Fortune còn Gervinho thì tiết lộ, anh buộc phải chia sẻ số tiền thưởng - có thể lên đến 60.000 euro mỗi trận - cho các cầu thủ Trung Quốc để tránh những ánh mắt soi mói thiếu thiện cảm. 

Những kẻ xấu số

Ngay cả khi không bị làm phiền bởi những rắc rối trên, nguy cơ vẫn còn đó. Ở một giải đấu mà Cahill mô tả là điên rồ, thường có những quyết định khá tùy hứng. Ví dụ như vào giữa tháng 1 vừa qua, tức chỉ hơn 1 tháng trước khi CSL khởi tranh, LĐBĐ Trung Quốc đột ngột đưa ra 18 thay đổi, trong đó có việc mỗi CLB chỉ có 3 cầu thủ quốc tịch ngoài châu Á. Sau khi thực hiện rất nhiều các thương vụ mua sắm ồn ào, các đội bóng buộc phải tinh giản biên chế.

Demba Ba - người từng nói Trung Quốc là thiên đường và ra sức lôi kéo đồng đội cũ John Terry gia nhập CSL - thì nay đã bị đẩy sang Besiktas. Shanghai Shenhua cần loại anh để lấy chỗ cho Tevez. Gael Kakuta cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Ăn lương Hebei China Fortune chưa đầy 1 năm, cựu tài năng trẻ Chelsea bị ném trở lại châu Âu, đến Deportivo theo hợp đồng cho mượn. 

Ngay cả ngôi sao trị giá 42 triệu euro là Jackson Martinez cũng có khả năng ra khỏi đội hình Guangzhou Evergrande nhằm phục vụ cho mục đích tinh giản số lượng cầu thủ ngoại. Tiền đạo người Colombia đã chơi thất vọng mùa trước (ghi 4 bàn) và không thể cạnh tranh với Ricardo Goulart, người có tới 55 bàn trong 2 mùa trở lại đây. 

Rất nhiều cầu thủ tới Trung Quốc mà không biết nhiều về đội bóng mình khoác áo, dù đã cố tìm hiểu trên internet. Và khi đã đến, đất nước phương Đông này vẫn là một bí ẩn. Mọi thứ đều khác xa những hiểu biết của họ. Vì vậy, không ngạc nhiên khi giấc mơ vàng son nhanh chóng hóa thành ác mộng.  Cánh cửa CSL vẫn quay và các ngôi sao vẫn đến, để rồi lại bước ra... 

TOP 5 NGÔI SAO MỚI NHẤT GIA NHẬP CSL
Oscar (Shanghai SIPG)
Phí chuyển nhượng: 60 triệu bảng 
Lương: 350.000 bảng/tuần
Tiền vệ 25 tuổi là cầu thủ đắt giá thứ 7, đồng thời đứng thứ 4 thế giới về lương bổng. 
  
Carlos Tevez (Shanghai Shenhua)
Phí chuyển nhượng: 73 triệu bảng
Lương: 615.000 bảng/tuần
Theo báo The Sun, Shanghai Shenhua phải trả cho Boca 73 triệu bảng và trả Tevez mức lương 32 triệu bảng/năm để có tiền đạo này trong 2 năm.

Alexandre Pato (Tianjin Quanjian)
Phí chuyển nhượng: 15,4 triệu bảng
Lương: 100.000 bảng/tuần
Sau 10 tháng gây thất vọng ở Chelsea và Villarreal, Pato vẫn được giải VĐQG Trung Quốc chào đón với mức lương trong mơ.

Axel Witsel (Tianjin Quanjian)
phí chuyển nhượng: 43 triệu bảng
Lương: 300.000 bảng/tuần
Từ chối Juve, Witsel đến CSL để trở thành cầu thủ có thu nhập cao thứ 7 thế giới, hơn cả Pogba.

John Obi Mikel (Tianjin Teda)
Phí chuyển nhượng: Miễn phí
Lương: 140.000 bảng/tuần
Ở tuổi 29, Mikel khó kiếm được bến đỗ nào tốt hơn CSL, với mức lương cao gấp đôi khi ở Chelsea.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x