Các CLB lớn lên kế hoạch mở học viện bóng đá tại Việt Nam

Khắc Sơn Khắc Sơn
05:37 ngày 22-07-2016
Thành công bước đầu của học viện HAGL-Arsenal JMG về mặt thương hiệu đã tạo ra hiệu ứng với không chỉ các đội bóng Việt Nam mà còn khiến các CLB lớn trên khắp thế giới nghĩ đến việc xâm nhập thị trường đầy tiềm năng ở Việt Nam.
Các CLB lớn lên kế hoạch mở học viện bóng đá tại Việt Nam

Chóng mặt vì tiếp khách

Trong một khoảng thời gian không dài, có một loạt đội bóng lớn châu Âu và đối tác thương mại của họ tìm cách tiếp cận các CLB tiềm năng của Việt Nam. Có thể kể đến như: Man City, Dortmund, Man Utd, Chelsea, Feyenoord, Fiorentina, Barca. 

Thậm chí, một đội bóng đang thi đấu ở giải hạng Nhất Anh là Reading cũng tìm cơ hội tại Việt Nam thông qua buổi làm việc với Sài Gòn FC… Họ đã có những cuộc gặp gỡ từ chính thức đến không chính thức với những đội bóng giàu tiềm lực tài chính tại Việt Nam.

Một trong những đội bóng được đón tiếp nhiều đại diện của các thương hiệu lớn nhất chính là Viettel. Dù đang thi đấu ở giải hạng Nhất nhưng đội bóng này có một bề dày lịch sử cùng hệ thống đào tạo rộng lớn và chuyên sâu. Nhưng quan trọng hơn, đứng sau đội bóng là tập đoàn kinh tế Viettel vốn đang nuôi tham vọng thành lập một học viện bóng đá chất lượng và quy mô nên các ông lớn ở châu Âu đặc biệt chú ý. 

Vậy nên, khoảng 1 năm qua, đội bóng này đã đón tiếp rất nhiều phái đoàn đến từ nước ngoài với mục đích là giới thiệu công nghệ đào tạo, tìm cơ hội để hợp tác đào tạo trẻ.

Có được sự quan tâm của nhiều thương hiệu lớn với những gợi ý về chuyển giao công nghệ hấp dẫn nhưng Viettel vẫn chủ động trong tìm kiếm đối tác hợp lý nhất. Họ vẫn cử người sang nước ngoài tìm hiểu mô hình.

Viettel đang có nhiều cơ hội hợp tác với Dortmund
Viettel đang có nhiều cơ hội hợp tác với Dortmund

Ban đầu, những tưởng là đội bóng này sẽ hợp tác với Borussia Dortmund bởi mối quan hệ truyền thống nhưng sau họ lại sang tận Anh, vào đại bản doanh Man Utd để tìm hiểu mô hình. Chưa hết, họ tới Thái Lan để học tập mô hình của Muangthong Utd. 

Cũng giống với Viettel, Than Quảng Ninh, FLC Thanh Hóa, XSKT Cần Thơ hay SHB Đà Nẵng… những đội bóng có tiềm lực về tài chính cũng nhận được rất nhiều đề nghị từ các CLB nước ngoài. 

Các đối tác ngoại đã cử người đến khảo sát và đưa ra những ý tưởng về hợp tác đào tạo. Không chỉ một đối tác mà nhiều đối tác cùng thông qua các kênh khác nhau xin được tiếp xúc để quảng bá về công nghệ đào tạo trẻ khiến đại diện các đội bóng Việt Nam thật sự bị choáng vì không biết chọn đâu là mô hình phù hợp nhất với mình.

Thị trường rộng lớn

Cho đến thời điểm này, các nhà quản lý bóng đá đều có chung nhận định, muốn có được một đội bóng chuyên nghiệp, phát triển bền vững thì công tác đào tạo trẻ phải đặc biệt coi trọng. 

Nhiều đội bóng coi việc thành lập học viện bóng đá là cách nhanh nhất để hoàn thành tham vọng của mình sau khi chứng kiến sự thành công về mặt thương hiệu, hình ảnh và chất lượng cầu thủ của HAGL sau khi có sự kết hợp về đào tạo với đối tác nước ngoài. 


Trên thực tế, đã có đơn vị nhanh chóng triển khai việc thành lập học viện bóng đá có sự kết hợp với đối tác ngoại. Đầu tiên phải kể đến học viện bóng đá NutiFood JMG đã chính thức được thành lập và tiến hành tuyển sinh, đào tạo được một năm nay. 

Tiếp đó phải kể đến sự hợp tác giữa Liên đoàn bóng đá TP.HCM với CLB Lyon của Pháp. Sự hợp tác này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ về kinh phí và cơ chế từ lãnh đạo TP.HCM. Đến nay, hai bên đã phối hợp tuyển sinh và sẽ sớm bắt tay vào đào tạo trong thời gian tới đây.

Các đội bóng sẽ phải đổi mới công nghệ, phương pháp đào tạo trẻ mới mong có được hiệu quả. Các trung tâm đào tạo ở Việt Nam cần sự hỗ trợ về công nghệ, trang thiết bị và kiến thức trong huấn luyện nên việc kết hợp với các thương hiệu mạnh của làng bóng đá châu Âu là cần thiết. 

Tuy nhiên, đến nay vẫn có chưa nhiều bản hợp đồng được kí kết và với các đối tác ngoại, thị trường Việt Nam đang là mảnh đất vô cùng màu mỡ. Họ có thể kiếm những bản hợp đồng đào tạo trẻ và thông qua đó, đặt nền móng cho tầm ảnh hưởng của mình ở một đất nước có dân số đông và đặc biệt yêu bóng đá như Việt Nam.

VFF coi đào tạo là bài toán sống còn
Từ năm 2007 đến 2015, VFF đã đào tạo được 616 HLV bằng C, 281 HLV bằng B, 129 HLV bằng A. Ngoài ra, VFF phối hợp với FIFA, AFC tổ chức các lớp học thể lực, HLV thủ môn, Futsal với sự cố gắng cùng các CLB để ngày càng nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo. Trong năm 2016 và hướng đến năm 2020, VFF tiếp tục phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo định hướng phát triển bóng đá trẻ Việt Nam. Mới đây, VFF đã cùng với CLB Viettel tổ chức cuộc hội thảo “chuyên môn định hướng công tác đào tạo trẻ tại Việt Nam” với sự tham dự của GĐKT LĐBĐ Hàn Quốc Hwangbo Kwan, các nhà chuyên môn của VFF và đại diệncác CLB chuyên nghiệp Việt Nam.

3 rào cản của việc mở học viện bóng đá
Các đội bóng Việt Nam mong muốn tìm sự đột phá trong công nghệ đào tạo, hiệu quả của việc kết hợp với những thương hiệu lớn là trông thấy nhưng vẫn có nhiều rào cản khiến đến nay vẫn chưa có nhiều bản hợp đồng được kí.

Bài toán về kinh phí
Các đội bóng nước ngoài coi việc chuyển giao công nghệ đào tạo là cơ hội để kiếm tiền. Họ luôn đưa ra nhiều gói hợp tác với những số tiền cụ thể. Thế nhưng, để đáp ứng được đòi hỏi về tài chính của họ thật chẳng hề đơn giản. Đây thật sự là bài toán nan giải với các đội bóng Việt Nam khi nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu đến từ ngân sách, hoặc tài trợ của công ty mẹ. Nếu không có sự chống lưng về tài chính thì để huy động từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng cho một năm hợp tác với đối tác nước ngoài thật không hề đơn giản.

Bài toán về hạ tầng
Bên cạnh việc huy động nguồn tiền trả cho các đối tác ngoại, các đội bóng Việt Nam gặp khó về cơ sở hạ tầng phục vụ việc chuyển giao công nghệ. Các đối tác yêu cầu những cơ ngơi đủ sự đồng bộ và hiện đại để tiến hành đào tạo. Thế nhưng, ở các thành phố lớn, việc một đội bóng có được vài hécta đất để xây khu huấn luyện thật khó như lên trời. Chẳng thế mà có đội bóng dù đã nhận được đề nghị từ một CLB nước ngoài với chi phí hợp lý nhưng vẫn phải “hẹn lần khác” vì chưa thể lo được hạ tầng huấn luyện.

Bài toán về cơ chế
Để có được sự chuyển biến đồng bộ về đào tạo thì đội bóng cần có sự ủng hộ từ doanh nghiệp và nhà nước. Thậm chí, bài toán về kinh phí, cơ sở hạ tầng sẽ được giải nếu có được cơ chế phù hợp từ chính quyền địa phương. Mà cơ chế, chính sách đôi khi phụ thuộc rất nhiều vào sự đam mê bóng của lãnh đạo. Chẳng thế mà có đội bóng ở Việt Nam vốn rất mạnh về tài chính, nhận được đề nghị hợp tác vừa túi tiền đã cử người đến tận Hà Lan để tham khảo mô hình đào tạo. Hai bên đã thống nhất được nhiều vấn đề về chuyển giao công nghệ, nhưng đến nay chưa thể triển khai vì người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho kế hoạch này đã chuyển công tác khác.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x