Trước đại chiến Arsenal - Chelsea: Nỗi buồn London

Kinh Thi Kinh Thi
13:35 ngày 03-01-2018
Nếu Arsenal hòa hoặc thắng, Chelsea sẽ phải chấp nhận trở lại vị trí số 3 - chỉ đúng 1 vòng sau khi đã nỗ lực qua mặt M.U, lần đầu tiên giữ ngôi nhì bảng Premier League mùa này. Mà đấy dĩ nhiên chẳng phải kết quả “động trời”, bởi Arsenal có ưu thế sân nhà.
Trước đại chiến Arsenal - Chelsea: Nỗi buồn London
Ngược lại, nếu đội ĐKVĐ Premier League lấy trọn 3 điểm để khẳng định họ vẫn đứng trên M.U, thì đấy lại là kết quả đau buồn cho Arsenal: phải chôn chân bên ngoài Top 4, với khoảng cách khá rõ ràng phía sau Liverpool. Đằng nào, nỗi buồn cũng sẽ đến với một trong hai đội mạnh của thủ đô London, không loại trừ khả năng cả Chelsea lẫn Arsenal... đều buồn, sau trận cầu “đinh” của vòng 22. Đấy cũng là cái nhìn tổng quát đối với bóng đá London, không riêng gì thời điểm này. 

Trên danh nghĩa, phân nửa trong hàng ngũ Big Six ở Premier League là các đội đại diện London. Khi nào thì thủ đô của những cường quốc bóng đá xung quanh - Roma, Madrid, Paris, Berlin - cũng được như thế? Nhưng đây có lẽ cũng là trường hợp tiêu biểu cho cái điều tạm gọi là quy luật: số lượng và chất lượng hiếm khi đi đôi với nhau.

Năm ngoái, khi Chelsea vô địch Premier League thì Arsenal đứng ngoài Top 4, không được phát vé dự Champions League. Hơn chục năm đã trôi qua kể từ khi Chelsea và Arsenal có được kết quả “1-2” trong BXH chung cuộc Premier League. Gần đây, tất nhiên người ta đã phải lưu ý đến Tottenham. Nhưng, giai đoạn rực rỡ nhất trong nửa thế kỷ bất quá chỉ đem lại cho Tottenham tư thế thành viên của Top 6. Hy vọng vô địch thật sự thì họ chưa hề có được, dù đây là điều có thể tranh cãi.

Ngày xưa, giới nghiên cứu chỉ ra rằng thủ đô của các nước lớn thích hợp nhiều hơn với các thư viện, bảo tàng, rạp opera hoặc sàn diễn thời trang. Bóng đá là môn chơi của cộng đồng - nhất là các cộng đồng... bình dân, thợ thuyền. Vậy nên, trung tâm bóng đá lớn thường là những nơi gần hải cảng, khu công nghiệp. Marseille lấn lướt Paris, Manchester và Liverpool lấn lướt London, Turin và Milan lấn lướt Roma là vì vậy.


Nhưng đấy là “thời kỳ cũ”, trước kỷ nguyên toàn cầu hóa. Bây giờ, bóng đá trước tiên là... tiền (dù có tiền thì cũng chưa chắc đã có bóng đá). Bây giờ, thị trường chính của Premier League có khi ở tận... viễn Đông. Nghĩa là giá trị của không ít công trình nghiên cứu quan trọng về bóng đá đã thật sự khép lại, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử rồi.

Nhưng “nỗi buồn London” thì vẫn không đổi. Ưu thế về số lượng của bóng đá London - trong toàn bộ Premier League cũng như nội trong hàng ngũ các đội mạnh - không làm cho thủ đô nước Anh trở thành trung tâm số 1 trên quê hương bóng đá, xét về chất lượng.

Khi Arsenal quyết đấu với Chelsea thì, rất thực tế, đấy sẽ là trận đấu khiến các đội mạnh ở London mất điểm, hơn là cơ hội để họ lấy điểm phục vụ cho các cuộc đua quan trọng. M.U của Jose Mourinho đang chờ Chelsea mất điểm, hoặc Liverpool của Juergen Klopp đang chờ xem Arsenal gục ngã. Trận đấu lớn của London dường như là nỗi ám ảnh “mất nhiều hơn được”, dù chưa biết chữ mất chuẩn bị chụp xuống đội nào.

Bây giờ, chẳng ai còn bàn về chức vô địch đã nằm gọn trong túi, hoặc vẻ đẹp trong cách chơi cũng như khái niệm “thống trị tuyệt đối” của Man City nữa. Đấy là sản phẩm của Pep Guardiola. Nhưng Pep cũng chỉ vừa đến trong mùa bóng trước, và chỉ thành công lần đầu tiên trên sân cỏ Anh trong mùa bóng này. 

Hồi đầu thập kỷ, đâu ai xem Man xanh là thế lực lớn. Vậy mà M.U cùng Man City đã thay nhau giữ ngôi vô địch Premier League suốt 4 năm liền. Đấy chính là điều mà bóng đá London không hề làm được. Đấy chỉ là sự trùng hợp tình cờ, hay có nguyên nhân?
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
<
  • Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU

    Cơn khô hạn bàn thắng của Rasmus Hojlund đã được giải tỏa với pha lập công vào lưới Sheffield United. Nếu MU biết cách "chăm sóc" cho chân sút người Đan Mạch tốt hơn thời gian qua, có lẽ mọi chuyện đã khác.

  • Hà Đức Chinh: Tiền đạo U23 Việt Nam cũng cần phòng ngự trước Iraq U23 Việt Nam: Bắt đầu phòng ngự từ các tiền đạo

    U23 Iraq là một đối thủ mạnh, dù là 6 năm trước hay hiện tại, với U23 Việt Nam. Khi bước vào sân lúc bấy giờ, tôi nhận cả nhiệm vụ phòng ngự. Tôi nghĩ, những cầu thủ cùng vị trí trong đội hình U23 Việt Nam hiện tại cũng sẽ được thầy Tuấn giao trọng trách như thế.

  • Lê Nguyên Hoàng: Trung vệ hay nhất của U23 Việt Nam Trung vệ 19 tuổi, cao 1m76 đang gây sốt của U23 Việt Nam là ai?

    Dù mới 19 tuổi nhưng Lê Nguyên Hoàng đang được xem là trung vệ quan trọng bậc nhất trong đội hình của U23 Việt Nam ở VCK U23 châu Á 2024. Màn trình diễn ấn tượng của cầu thủ gốc Nghệ An được giới chuyên môn đánh giá cao, đưa ra những nhận xét “có cánh” đầy tích cực.

  • Góc nhìn: 50% tấm vé Olympic của HLV Hoàng Anh Tuấn 50% tấm vé tới Paris của HLV Hoàng Anh Tuấn

    Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã có 50% tấm vé tới Olympic Paris 2024. Phía trước là U23 Iraq đầy tham vọng nhưng U23 Việt Nam cũng đã sẵn sàng làm nên bất ngờ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x