Từ Paris: Đi EURO mua đồ lưu niệm... SEA Games

Trong fanzone ở dưới chân tháp Eiffel, một trong những điểm thu hút nhiều CĐV nhất chính là cửa hàng chính thức của EURO 2016. Nhưng bạn đừng tưởng lầm, đồ lưu niệm trong đó hầu hết đều được sản xuất ở châu Á, và không ít có xuất xứ từ Đông Nam Á.
Bước vào cửa hàng chính thức của EURO 2016 trong fanzone ở Champ de Mars, bạn chắc chắn sẽ bị choáng ngợp bởi độ hoành tráng và sự đa dạng. Đây là 1 trong 19 cửa hàng chính thức gồm 10 tại các sân vận động cùng 9 ở các fanzone, và cũng là cửa hàng lớn nhất. Tại superstore này có tất cả các thứ liên quan đến EURO, từ quần áo, khăn, mũ, tất, bóng, móc chìa khóa cho đến cúp lưu niệm.

Giá cả tất nhiên là không rẻ, nhưng điều khiến các phóng viên báo Bóng đá bất ngờ là xuất xứ của các sản phẩm. Cùng mặc trang phục Adidas, nhưng những chiếc áo của Tây Ban Nha và Đức được sản xuất tại Campuchia, trong khi của Hungary là ở Thái Lan. Cùng chọn Nike, nhưng áo của đội chủ nhà Pháp cũng được sản xuất tại Thái Lan, của Anh là Indonesia còn Bồ Đào Nha là Bangladesh. Chỉ Puma không chọn châu Á, khi những bộ áo đấu của Italia và Áo đều được sản xuất tại châu Âu (Georgia và Thổ Nhĩ Kỳ).


Xuất xứ của những chiếc áo đấu của các đội bóng danh tiếng châu Âu khiến chúng tôi có cảm giác lạc vào nơi bán đồ lưu niệm... SEA Games. Nhưng Đông Nam Á thực tế cũng chỉ là nơi gia công những chiếc áo đấu phục vụ cho EURO, còn Trung Quốc mới thực sự là phân xưởng sản xuất đồ lưu niệm số 1 của giải đấu trên đất Pháp. Bởi từ linh vật, mũ, khăn cho đến những chiếc cúp lưu niệm xinh xắn, tất cả đều được đóng mác “Made in China”.

Trong số này, những chú bé Super Victor (linh vật của EURO 2016) đủ kích cỡ với các mức giá từ 10-40 euro đã bắt đầu được sản xuất từ 2 tháng trước khi giải đấu bắt đầu trong các nhà máy ở Yangzhou. Khăn là sản phẩm của công ty Shaoxing Xiangying Texttile, còn linh vật bóng bay do Yantai Hello Inflatable sản xuất. 4 năm trước, linh vật của EURO 2012 tại Ba Lan và Ukraine cũng do một công ty ở Guangzhou cung ứng.

Bằng cách này hay cách khác, châu Á đã ghi dấu sự hiện diện tại EURO 2016. Đó cũng là điều đã xảy ra ở vài giải đấu lớn gần đây. Nhưng đáng tiếc là trong superstore ở Champ de Mars, chúng tôi lại không tìm thấy sản phẩm nào được sản xuất ở Việt Nam.

Gã khổng lồ Intersport
Toàn bộ 19 cửa hàng chính thức của EURO 2016 ở 10 sân vận động và 9 fanzone trên đất Pháp đều thuộc quyền quản lý của Intersport International Corporation (IIC). Tập đoàn bán lẻ đồ thể thao có trụ sở ở Bern (Thụy Sỹ) này hiện có mặt ở 42 quốc gia khắp thế giới, với hệ thống hơn 800 cửa hàng chỉ tính riêng tại châu Âu. IIC cũng là nhà phân phối các sản phẩm lưu niệm chính thức của World Cup 2002, 2006 cùng 3 kỳ EURO gần nhất.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x