Từ Rijkaard đến Enrique, lối chơi của Barca đã tiến hóa như thế nào?

Ngọc Trung
13:53 ngày 10-03-2016
Thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng mọi sự đều phải thay đổi để tồn tại và phát triển. Bóng đá không nằm ngoài quy luật này.
Từ Rijkaard đến Enrique, lối chơi của Barca đã tiến hóa như thế nào?
Hơn nửa thế kỷ trước, vào thuở hồng hoang của túc cầu giáo, các đội bóng ra sân với đội hình 5-6 tiền đạo và các cầu thủ thi đấu chủ yếu dựa trên kỹ năng. Còn ở thời điểm hiện tại, các đội bóng chỉ sử dụng 1 hoặc 2, cùng lắm là 3 tiền đạo, các cầu thủ thì ra sân với tư duy chiến thuật được đặt nặng hơn cả kỹ năng. 

Một diễn biến khác, Catenaccio, Bóng đá tổng lực, vị trí Libero, vị trí “số 10” cổ điển lần lượt xuất hiện, thống trị bóng đá thế giới, lụi tàn rồi đi vào dĩ vãng. Đối với các đội bóng, lịch sử từng chứng kiến Real Madrid (những năm đầu thập niên 1960), Ajax Amsterdam hay Bayern Munich (những năm 1970), AC Milan (những năm cuối thập niên 1980)… thống trị tuyệt đối tại châu Âu.

Tuy nhiên, chu kỳ thành công của những đội bóng này chỉ kéo dài từ 3 đến 5 năm rồi bị lật đổ khi con người và lối chơi trở nên lỗi thời. Duy chỉ có một trường hợp dị biệt, “vô tiền khoáng hậu”, thiết lập đế chế kéo dài 10 năm và chưa hề có dấu hiệu lụi tàn, đó là Barcelona ở thời điểm hiện tại. 

MSN đang khiến cả châu Âu run sợ
MSN đang khiến cả châu Âu run sợ

Từ năm 2005 cho đến nay, đội bóng xứ Catalan đã chinh phục tổng cộng 26 danh hiệu, bao gồm 3 Cúp thế giới các CLB, 3 siêu cúp châu Âu, 8 La Liga, 6 Siêu cúp Tây Ban Nha, 3 Cúp nhà Vua và đặc biệt là 4 chức vô địch Champions League. Ở mùa giải này, thầy trò Luis Enrique vẫn đang tràn trề cơ hội bảo vệ “cú ăn 3” với màn trình diễn hết sức bùng nổ.

Lẽ dĩ nhiên, sự thống trị của Barca dựa nhiều vào yếu tố con người. Hơn 10 năm qua, đội bóng xứ Catalan luôn sở hữu những tài năng xuất chúng của bóng đá thế giới, tiêu biểu như Ronaldinho, Deco, Xavi Hernandez, Andreas Iniesta, Neymar, Luis Suarez và đặc biệt là Lionel Messi. 

Dù vậy, không thể phủ nhận thành công của Barca còn đến từ khả năng “tiến hóa” về mặt lối chơi. Nói cách khác, đội bóng xứ Catalan luôn biết cách thay đổi lối chơi đúng lúc để phù hợp với xu hướng chiến thuật đương đại.

FRANK RIJKAARD: LÊN ĐỈNH BẰNG LỐI CHƠI TẤN CÔNG TẬN HIẾN

Cách lên bóng quen thuộc của Barca thời chơi tấn công tận hiến
Cách lên bóng quen thuộc của Barca thời chơi tấn công tận hiến

Barca lần đầu đăng quang tại đấu trường Champions League ở mùa giải 2005/06, ngoài ra là hai chức vô địch La Liga liên tiếp (2004/05 và 2005/06) dưới thời Frank Rijkaard. Thời điểm ấy, đội bóng xứ Catalan mê hoặc cả thế giới bằng lối chơi tấn công tận hiến với chủ công Ronaldinho và các vệ tinh Deco, Samuel Eto’o, Xavi, Giuly hay tài năng trẻ Messi. Cách lên bóng đặc trưng của họ là những pha bật nhả ở tốc độ cao đập vỗ mặt hàng phòng ngự đối phương nhờ khả năng đột phá của Ronaldinho.

Tuy nhiên, dưới thời Rijkaard, Barca chỉ mới bước lên đỉnh chứ chưa thể thống trị châu Âu. Một đội bóng sở hữu nhiều nhân tố xuất sắc có thể chinh phục mọi đỉnh cao trong thế giới bóng đá nhưng đội bóng đó chỉ thực sự vĩ đại khi định hình được lối chơi riêng biệt và thành công trong nhiều năm liền. 

Trong lúc đó, ngay ở mùa giải 2006/07, sau khi bước lên đỉnh cao, đội bóng xứ Catalan đã bắt đầu rơi vào khủng hoảng. Thầy trò Rijkaard bị loại ngay ở vòng 1/8 Champions League và không thể bảo vệ thành công chức vô địch La Liga.

VIDEO: Barca thời tấn công tận hiến với chủ công Ronaldinho



PEP GUARDIOLA: THIẾT LẬP ĐẾ CHẾ BẰNG LỐI CHƠI TIQUI-TACA THUẦN CHỦNG

Cách lên bóng thời tiqui-taca thuần chủng
Cách lên bóng thời tiqui-taca thuần chủng

Kể từ lúc Pep Guardiola xuất hiện cùng lối chơi tiqui-taca trứ danh ở mùa giải 2008/09, đội bóng xứ Catalan đã thiết lập nên một đế chế thực sự. Trong khoảng 2 năm đầu dưới triều đại Guardiola, lối chơi tiqui-taca thiên về tấn công. 

Những pha ban bật nhằm mục tiêu kéo dãn hàng phòng ngự đối phương rồi bất thần tung ra những đường chọc khe cho các tiền đạo Eto’o, Henry hoặc Messi bứt tốc băng xuống. Một cách lên bóng đặc trưng khác, Messi sẽ xuyên thủng hàng thủ đối phương bằng những pha đột phá cá nhân hoặc phối hợp bật tường với đồng đội.

Lúc ấy, những pha ban bật nhỏ tí tách trở thành nỗi ám ảnh của cả châu Âu. Chưa ai có thể quên hình ảnh các cầu thủ Barca ban chuyền như đá ma khiến những Wayne Rooney, Cristiano Ronaldo hay Gonzalo Higuain chạy đuổi theo trái bóng trong vô vọng.

VIDEO: Barca và lối đá tiqui-taca đặc trưng trong những năm đầu dưới thời Pep Guardiola



PEP GUARDIOLA: TRỞ LẠI ĐỈNH CAO BẰNG TIQUI-TACANACCIO

Cách lên bóng thời tiqui-tacanaccio
Cách lên bóng thời tiqui-tacanaccio

Khi cả thế giới tập trung nghiên cứu Barca, lối chơi tiqui-taca thuần chủng dần bị hóa giải. Thất bại trước Inter Milan của Jose Mourinho tại bán kết Champions League 2008/09 chính là hồi chuông cảnh báo cho gã khổng lồ xứ Catalan. Bất chấp thực tế ấy, đế chế Barca vẫn tồn tại bởi lẽ Guardiola đã biết cách thay đổi đúng lúc. Từ mùa giải 2010/11, lối chơi của đội bóng xứ Catalan bắt đầu trở nên thực dụng hơn. 

Họ không còn ngây thơ với những pha ban bật luôn hướng trái bóng về phía trước. Thay vào đó, những Xavi, Messi hay Iniesta gây ức chế cho người xem chẳng kém lối chơi phòng ngự bê-tông bằng những đường chuyền với mục đích giữ chặt bóng trong chân. Kết quả là Barca bước lên đỉnh châu Âu lần thứ 3 trong vòng 6 năm ở mùa giải 2010/11.

Kế tục Guardiola, Tito Vilanova phát triển tiqui-tacanaccio lên một tầm cao mới, ít nhất là về khoản cầm bóng. Mùa giải duy nhất vị chiến lược gia vắn số này dẫn dắt, Barca vô địch La Liga với số điểm kỷ lục 100 và thường xuyên cầm bóng từ 70-80% mỗi trận, đỉnh cao là trận đấu với Celtic với tỉ lệ kiểm soát bóng lên tới 89%. 

Tuy vậy, dưới thời Vilanova, lối chơi của Barca vẫn bị hóa giải bởi Bayern Munich. Tại bán kết Champions League 2012/13, gã khổng lồ xứ Catalan đã bị Hùm xám xứ Bavaria nghiền nát với tổng tỉ số 7-0 sau 2 lượt trận. Lúc này, cùng với thất bại thảm hại của đội tuyển Tây Ban Nha tại World Cup 2014, tất cả đều cho rằng tiqui-taca đã đến hồi cáo chung.

VIDEO: Barca và lối đá tiqui-tacanaccio những năm cuối thời Pep và Vilanova



LUIS ENRIQUE: TRỞ LẠI ĐỈNH CAO VỚI TIQUI-TACOUNTER

Cách lên bóng thời tiqui-tacounter
Cách lên bóng thời tiqui-tacounter

Dưới thời Tata Martino, Barca đã manh nha sử dụng lối chơi phòng ngự phản công. Bằng chứng là ở trận đại thắng Rayo Vallecano tại La Liga, đội bóng xứ Catalan chỉ cầm bóng 47,5%. Đây chính là nền tảng để Luis Enrique xây dựng lối chơi tiki-tacounter vô cùng lợi hại vào thời điểm hiện tại.

Về cơ bản, Barca vẫn thi đấu dựa trên nền tảng tiqui-taca, đó là thực hiện nhiều đường chuyền để kéo giãn đội hình đội phương. Tuy nhiên họ không còn đặt nặng yếu tố cầm bóng. Thay vào đó đội bóng xứ Catalan luôn sẵn sàng tổ chức những đợt phản công chớp nhoáng, ít chạm nhờ sức công phá khủng khiếp của tam tấu MSN.

Nhờ tốc độ, kỹ thuật và khả năng dứt điểm siêu việt, bộ ba này chẳng cần quá rườm rà trong mỗi đường lên bóng, chỉ cần vài chạm là trái bóng đã nằm gọn trong lưới. Rất nhiều đội bóng lớn đã bị Barca hạ sát bằng ngón độc này, gần đây nhất là Arsenal ở trận lượt đi vòng 1/8 Champions League 2015/16. Hay đơn cử như tại La Liga cuối tuần qua, Barca xuyên thủng mành lưới Eibar bằng đợt lên bóng có quãng đường 35m nhưng chỉ mất vỏn vẹn 7 giây.

Bởi vậy, nếu so sánh với các lối chơi trứ danh khác đã được sản sinh trong quá khứ, tiqui-taca có thể xem như phiên bản hoàn thiện, toàn diện và đa dạng hơn. Và như thế Barca đã, đang và sẽ đứng trên đỉnh bóng đá châu Âu trong một khoảng thời gian rất lâu nữa.

VIDEO: Barca và lối đá tiqui - tacounter thời Luis Enrique


Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Tin nóng BĐVN 16/4: Dàn sao U23 Việt Nam sửng sốt trước mặt sân thi đấu quá đẹp trận gặp Kuwait Tin nóng BĐVN 16/4: Dàn sao U23 Việt Nam sửng sốt trước mặt sân thi đấu quá đẹp trận gặp Kuwait

    Tin nóng BĐVN 16/4 - Phát biểu của HLV Hoàng Anh Tuấn trước trận gặp U23 Kuwait - U23 Việt Nam tham quan sân thi đấu chính thức trận mở màn - Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Indonesia sẽ gửi đơn lên AFC để phản đối một số quyết định của trọng tài - HLV trưởng Diego Giustozzi khẳng định ĐT Futsal Việt Nam đặt mục tiêu tiến sâu tại giải Futsal châu Á.

  • Kết quả U23 Nhật Bản 0-0 U23 Trung Quốc: Bị mất người, U23 Nhật Bản vẫn thắng! Bị mất người, nhưng U23 Nhật Bản vẫn thắng!

    Mất người từ phút 17, nhưng U23 Nhật Bản vẫn giành được trận thắng đầu tiên của bảng B, dẫu họ đã chịu không ít áp lực từ đối thủ U23 Trung Quốc.

  • Nhận định bóng đá U23 Saudi Arabia vs U23 Tajikistan, 01h00 ngày 17/4: Đương kim vô địch trổ tài 01h00 ngày 17/4, U23 Saudi Arabia vs U23 Tajikistan

    Nhận định bóng đá trận U23 Saudi Arabia vs U23 Tajikistan diễn ra vào 01h00 ngày 17/4 trong khuôn khổ bảng B VCK U23 châu Á 2024. Bongdaplus phân tích thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số.

  • Nhận định bóng đá Dortmund vs Atletico, 02h00 ngày 17/4:  Rời cuộc chơi ngay trên sân nhà 02h00 ngày 17/4: Dortmund vs Atletico

    Nhận định bóng đá trận đấu giữa Dortmund vs Atletico trong khuôn khổ tứ kết lượt về Champions League 2023/24 sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4. Bongdaplus phân tích thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, soi kèo nhà cái, dự đoán tỉ số.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x