Từ thành công của HLV Southgate ở ĐT Anh

ĐTQG phải được huấn luyện theo cách khác

Kinh Thi Kinh Thi
09:19 ngày 22-03-2019
Sự nghiệp huấn luyện của Gareth Southgate ở Premier League chỉ gồm 3 năm dẫn dắt CLB Middlesbrough. Đội bóng rớt hạng, và Southgate bị sa thải khi đang cầm quân ở giải hạng Nhì. Vì sao một HLV tầm thường như thế bây giờ lại đang thành công rực rỡ trong vai trò HLV trưởng ĐT Anh?
Từ thành công của HLV Southgate ở ĐT Anh: ĐTQG phải được huấn luyện theo cách khác
Cho đến bây giờ, rút cuộc người ta vẫn phải tranh luận xem Chelsea thất bại vì không thích ứng được với triết lý của HLV Maurizio Sarri, hay Sarri thất bại vì không tìm ra cách huấn luyện thích hợp với Chelsea. Tùy vào kết quả cụ thể của từng trận đấu mà vế sau hay vế trước trở thành đề tài chủ đạo!

Triết lý “Sarri-ball” là như thế nào, không phải nhắc lại. Vì hai lẽ. Không nhắc vì người ta đã nói quá nhiều về nó. Nhưng, không nên nhắc lại cũng vì nó quá phức tạp, chứ chẳng hề đơn giản như sự thể hiện của câu chữ. Những triết lý khác trong bóng đá đỉnh cao, của Pep Guardiola, Jose Mourinho, Juergen Klopp... cũng vậy.

Đấy là loại hình bóng đá CLB, nơi người ta tập hàng ngày, thi đấu hàng tuần, có khi đến 2 trận mỗi tuần. Bóng đá quốc tế, tức loại hình bóng đá giữa các ĐTQG với nhau, lại khác hẳn. Trong loại hình này, HLV “tầm thường” Gareth Southgate, với những cầu thủ Anh cũng khá tầm thường, lại đang thành công vang dội. Năm ngoái, thầy trò Southgate vào tận bán kết World Cup. Trong suốt lịch sử, chỉ có một lần đội tuyển Anh tiến được xa hơn, và đấy là thời kỳ mà World Cup chỉ có 16 đội, chưa kể đội Anh khi ấy được chơi trên sân nhà. Hiện thời, Anh của Southgate lại là đội bóng duy nhất lọt vào hàng ngũ “tứ hùng châu Âu” trong 2 giải đấu liên tiếp: World Cup và Nations League. Có hay không “triết lý Southgate”?

Mới đây, FA vừa ban hành một tài liệu huấn luyện, gồm 5 nguyên tắc quan trọng tạm gọi là “theo phương pháp Southgate”. Tài liệu thuộc dạng “sổ tay” này có thể áp dụng và đem lại thành công trong mọi mọi đẳng cấp, trên quê hương bóng đá. FA nhấn mạnh: đội tuyển Anh lọt vào bán kết World Cup 2018 và UEFA Nations League 2018/19 chính là do những phương pháp huấn luyện trong sổ tay ấy. Đây chính là trường hợp: tất cả đồng nghĩa với... không có gì. Southgate huấn luyện một cách đơn giản nhất có thể.

Nhiều phát kiến của Southgate  đã được áp dụng thành công, trong số đó có cách tổ chức đá phạt
Nhiều phát kiến của Southgate đã được áp dụng thành công, trong số đó có cách tổ chức đá phạt

Chi tiết đáng kể duy nhất từng được phân tích rất nhiều từ khi Southgate dẫn dắt Tam sư chỉ là nên dùng 3 hay 4 hậu vệ. Ban đầu, ông dùng 3 hậu vệ. Hệ quả lớn nhất là khu giữa sân sẽ đông người hơn đối phương, và các cầu thủ đá cánh có thể chủ động tấn công nhiều hơn. Điều này phù hợp với xu thế chung của bóng đá đỉnh cao là phải chủ động triển khai bóng từ hàng thủ. Gần đây, khi Southgate dùng sơ đồ 4-3-3 hay 4-2-3-1 thì khác biệt duy nhất chỉ là phòng thủ với 4 hậu vệ. Mấu chốt là ở chỗ: hàng thủ (chứ không phải khu giữa sân) có đông người hơn. Hệ quả là an toàn hơn, và dễ phản công hơn, do phía trên thoáng hơn. Phản công là cách chơi ngược hẳn với quan điểm “triển khai bóng từ hàng thủ”.

Có nghĩa, Southgate huấn luyện bằng chiến thuật (chứ không phải triết lý) là chính. Còn việc dùng chiến thuật 3 hay 4 hậu vệ - điều này có liên quan chặt chẽ đến cả cách chơi - là tùy vào đối thủ cụ thể. “Ban đầu” ở đây có nghĩa là hành trình tiến đến bán kết World Cup 2018. Còn “gần đây” nghĩa là ở UEFA Nations League, nơi đội tuyển Anh phải căng sức đá cả 4 trận trong tư thế ngang ngửa hoặc “kèo dưới”, trước Tây Ban Nha và Croatia. Đấy đều là các đối thủ rất mạnh, khác hẳn với Panama hoặc Tunisia, thậm chí Colombia hoặc Thụy Điển, ở World Cup 2018.

Cách huấn luyện đơn giản của Southgate tất nhiên phải được hiểu theo nghĩa là căn bản nhất có thể (chứ chẳng phải... không huấn luyện gì). Trước các đối thủ yếu như Panama hoặc Tunisia thì Tam sư đương nhiên giữ bóng và tấn công nhiều hơn, lại phải tấn công chủ động từ hậu vệ ra 2 biên rồi đưa bóng cho hàng công, nên sơ đồ 3-5-2 là hợp lý nhất. Còn khi gặp Tây Ban Nha và Croatia tại Nations League thì Anh ở thế yếu và họ phải phản công là chính. Đấy là chưa kể, Southgate phải dùng lực lượng “sẵn có”, tức ông chỉ có thể chuẩn bị đấu pháp và nhân sự tương ứng trong từng trận đấu cụ thể. Harry Kane là Vua phá lưới tại World Cup 2018. Còn khi vượt qua vòng bảng Nations League thì Kane chỉ ghi 1 bàn. Có đến 4/6 bàn do Raheem Sterling và Marcus Rashford ghi được. Trước năm 2018, Sterling và Rashford chỉ ghi 4 bàn trong tổng cộng 50 trận đấu.

Tùy cơ ứng biến, với nhân sự sẵn có ở từng thời điểm và chiến thuật phù hợp với đối thủ cụ thể, là cách huấn luyện “kiểu cũ”. Nhưng từ trường hợp của Southgate và đội tuyển Anh, bóng đá đỉnh cao đã nhắc lại bài học muôn thuở: chỉ có những cách huấn luyện và lối chơi khác nhau, chứ không có cách huấn luyện hoặc lối chơi nào là ưu việt. Southgate thành công nhờ cách huấn luyện của ông rất phù hợp với loại hình bóng đá quốc tế (vâng, cứ cho là Southgate... cũng chỉ biết huấn luyện theo kiểu cũ như thế). Huấn luyện “kiểu mới”, tức theo những triết lý cao cấp như Sarri, Klopp hoặc Guardiola, thì phải có cầu thủ phù hợp và phải tập kỹ hàng ngày. Với sở trường của mình, Pep Guardiola liệu có thành công nếu ông ta phải huấn luyện một ĐTQG, như Southgate? Cần nhớ: ĐTQG thì không được mua cầu thủ thoải mái như CLB, không được tập đều, lực lượng trong từng thời điểm cụ thể cũng biến động (theo phong độ hoặc tình hình chấn thương của cầu thủ).

Có thể thành công nhanh chóng ở ĐTQG?


Nhìn vào đội tuyển Đức của Joachim Loew hoặc đội tuyển Pháp của Didier Deschamps, giới quan sát thường cho rằng cần có thời gian, sự chuẩn bị kỹ và tầm nhìn xa để một HLV có thể dẫn dắt ĐTQG thành công ở một giải lớn. Kỳ thực, không phải như vậy. Vicente Del Bosque (ảnh -Tây Ban Nha), Marcello Lippi (Italia), Carlos Alberto Parreira (Brazil) hoặc Felipe Scolari (Brazil) đều đã vô địch World Cup ngay lần đầu tiên dự giải. Huấn luyện ĐTQG mà có chiến thuật hợp lý, rất dễ thành công tức thời.

Tính “ráp nối” ở ĐTQG


Đâu là điểm chung giữa 3 HLV nổi tiếng Mauricio Pochettino (trái), Pep Guardiola và Diego Simeone? Tất cả đều xem Marcelo Bielsa là HLV có ảnh hưởng nhất trong nghề của họ. Bielsa nổi tiếng khi dẫn dắt các đội tuyển Argentina và Chile, với phương pháp huấn luyện độc đáo từng được xem là một “trường phái”. Bielsa huấn luyện riêng, và thật chi tiết, các thủ môn, hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo. Chỉ “ráp nối” trong buổi cuối cùng trước trận đấu. Với Bielsa, ĐTQG là một sự ráp nối, chứ không phải là một đội bóng thật sự như các CLB.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
33
+51
74
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17
<

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x