Tự truyện "sự thật không tranh cãi" của Mike Tyson (Kỳ 7): Bước vào thế giới quyền Anh

Lê Minh
07:40 ngày 14-01-2014
Mike bị chuyển vào trại phục hồi nhân phẩm dành cho thiếu niên. Những người anh gặp ở đây còn gộc hơn nhiều so với những gã ở Spofford. Nhưng xét ra Tryon cũng không phải là một chỗ quá tệ. Ở đây Mike có thể ra ngoài chơi bóng rổ hoặc vào phòng tập thể dục. Anh vẫn tiếp tục gây lộn suốt ngày cho đến khi được bắt đầu chơi quyền Anh một cách thực sự.
Tự truyện "sự thật không tranh cãi" của Mike Tyson (Kỳ 7): Bước vào thế giới quyền Anh
NHÂN VẬT KỲ LẠ TRONG TÙ
Hôm ấy tôi đang chuẩn bị vào lớp thì có một gã đi ngang qua tôi ở hành lang. Hắn cư xử cứ như mình là sát thủ thứ thiệt vậy. Thấy tôi cầm chiếc mũ trên tay, hắn giật lấy, đội lên đầu và đi tiếp tỉnh bơ. Tôi chả biết gã là ai, nhưng tôi biết gã chuẩn bị nếm mùi đau khổ. Suốt buổi học hôm ấy tôi chỉ nghĩ về việc nện gã như thế nào cho hả cơn tức của mình. Tan học, tôi bước ra ngoài, nhìn thấy gã đang đứng với đám bạn cùng lớp.

“Bé yêu đây rồi”, tôi nghĩ. Tôi tiến đến gần, gã vẫn để tay trong túi, bình thản như không có bất kỳ nỗi âu lo nào trên đời, cứ như thể tôi đã quên mất là gã đã lấy mất chiếc mũ của mình từ đời nào rồi. Và thế là... 3 nốt nhạc, gã gục xuống như một khúc cây bị cưa mất gốc.

Họ còng tôi lại rồi chuyển đến Elmwood, một trại cải tạo khác được canh giữ nghiêm ngặt hơn. Ở đây chỉ có những đứa ngoan ngoãn, cải tạo tốt thì mới được cho ra ngoài vài giờ.

Tôi để ý và phát hiện một sự lạ. Những kẻ ra ngoài thì lành lặn nhưng khi trở về thì bê bết máu. Đứa thì gãy mũi, thằng thì gãy răng, có đứa mồm sưng như trái cà, thậm chí còn ôm lấy ba sườn như bị gãy gì trong đó. Ban đầu tôi nghĩ họ bị mấy nhân viên trong trại “dạy dỗ” chút đỉnh, sau thì biết không phải vậy. Bọn này ăn đòn, nhưng lại... rất vui.

“Hết xảy nha mày, tụi tao suýt nữa đã nện được ổng. Lần sau tao sẽ làm được”, bọn chúng nói và cười đùa với nhau, cứ như việc ăn đòn là sướng nhất trên đời vậy. Sau một thời gian, một nhân viên nói với tôi là chúng đánh nhau với một nhân vật tên là Stewart, vốn là một luật sư trong trại.

Tên đầy đủ của ông ấy là Bobby Stewart, nặng đến 170 pound (hơn 77 kg), từng là VĐV quyền Anh. Ông ấy là nhà vô địch quốc gia hạng nghiệp dư, giờ đã nghỉ nên dạy bọn trẻ cách chơi quyền Anh. Tôi nhờ mọi người thu xếp cho mình gặp Stewart vì nghĩ nhân vật này cũng dễ thương. 

Mike Tyson từng bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm dành cho thiếu niên

BẮT ĐẦU QUÁ TRÌNH “TU LUYỆN”
Một đêm nọ, tôi đang ở trong phòng thì có một giọng nói to và đầy đe dọa ngoài hành lang. Tôi bước ra, Stewart đang đứng trước cửa chứ còn ai nữa.

- Ê nhóc con, tao nghe bảo mày muốn gặp tao hả?
- Dạ. Con muốn trở thành một võ sĩ.
- Mấy đứa máu đánh nhau ai cũng muốn thành võ sĩ, nhưng chả có đứa nào đủ gan và kiên nhẫn để trở thành đấu sĩ thật sự cả. Mày cứ thử tu tâm một thời gian xem sao, bớt đầu bò lại, ngoan ngoãn một tí, khi ấy tao sẽ gặp lại mày.

Tôi bắt đầu quá trình “tu luyện”. Tôi gặp ai cũng dạ thưa, cứ như là công dân gương mẫu của thành phố vậy. Phải mất đến 1 tháng tôi mới được gặp lại Stewart. Tất cả những đứa trẻ đều háo hức xem tôi đánh nhau với ông ấy. Bản thân tôi cũng tràn đầy tự tin là mình sẽ nện ông ấy một trận ra trò và được tung hô như thuở còn trên đường phố.

Vừa vào trận là tôi đấm tới tấp. Ông ấy chỉ đón đỡ hoặc tránh né. Rồi bất thình lình ông nện cho tôi một cú ngay bụng dưới. “Uggghhhh”, tôi gần như nôn ra mọi thứ mình đã từng ăn trong suốt 2 năm. Chuyện quái gì vậy nhỉ? Cho đến thời điểm ấy, tôi có biết quyền Anh là mô tê gì đâu. Giờ thì tôi biết nếu nện vào bụng dưới, đối thủ sẽ không thở được trong vài giây. Nhưng khi ấy tôi đã thật sự rất sợ, và càng sợ thì càng khó thở hơn.

“Đứng dậy, cút ra khỏi võ đài đi”, Stewart gầm lên. Đợi cho mọi người về cả, tôi đến gần ông ấy với thái độ nhã nhặn hết cỡ. “Xin lỗi, ngài có thể dạy con đánh quyền Anh không?”. Khi nói như thế, trong đầu tôi chỉ nghĩ đến một chuyện: dùng kỹ thuật quyền Anh ấy nện một ai đó bất tỉnh rồi khua hết đồ sau khi về lại Brownsville.

Nhưng rõ ràng là Stewart thích một thứ gì đấy ở tôi. Vì thế ông ấy hỏi lại: “Mày có thật sự muốn học quyền Anh không?” rồi bắt đầu chỉ dẫn cho tôi. Từ ấy tôi dành tất cả mọi thời gian của mình cho quyền Anh và tiến bộ cực nhanh. Tôi nhận ra điều này khi cú đấm của mình khiến cho Bobby gãy mũi, suýt nữa là bị đo ván. Ông ấy phải nghỉ tập với tôi vài tuần để hồi phục ở nhà.


NHÀ VÔ ĐỊCH TƯƠNG LAI
Sau vài tháng tập luyện, tôi gọi điện cho mẹ và đưa máy cho Bobby. “Nói với mẹ con đi, nói với mẹ dùm đi”, tôi giục ông ấy. tôi muốn Bobby kể cho mẹ nghe là tôi giỏi như thế nào. Tôi muốn bà biết là con trai mình có thể làm việc gì đó đàng hoàng chứ không chỉ giỏi giật đồ, móc túi. Tôi phải nhờ Bobby vì tin là tiếng nói của một người da trắng có sức thuyết phục hơn. Nhưng bà nói với Bobby là bà không tin tôi đã thay đổi, mãi mãi không thể tin được.

Sau đó Bobby nảy ra một ý kiến: “Tao sẽ mang mày đến gặp một VĐV quyền Anh huyền thoại. Cus D’Amato. Mày chưa bao giờ nghe đến cái tên ấy đâu. Nhưng ông ấy sẽ giúp mày nâng trình độ lên cao hơn nữa”. “Sao vậy? Có chuyện gì ở đây sao?” tôi hỏi. Khi ấy tôi chả tin ai ngoài Bobby cả. Vậy mà bây giờ ông ấy định “sang nhượng” tôi cho một người khác. “Mày chỉ cần tin ông ấy là được,” Bobby nói.

Một ngày cuối tuần của tháng 3/1980, Bobby và tôi lái xe đến Catskill, New York. Phòng tập quyền Anh của Cus khi trước là một phòng họp, nay được sửa sang lại. Nó nằm ngay phía trên một trụ sở cảnh sát. Phòng không có cửa sổ nên ban ngày vẫn phải mở đèn.

Cus có vẻ ngoài đúng như tưởng tượng của tôi về một vị HLV quyền Anh. Lùn nhưng cực kỳ cứng cáp, Cus còn có một cái đầu hói. Ông ấy cũng ăn to nói lớn, nhưng cực kỳ nghiêm túc. Không có lấy một biểu hiện của niềm vui trên gương mặt ấy. “Chào nhóc, ta là Cus,” ông ấy tự giới thiệu về mình với chất giọng đặc sệt của khu Bronx. Phụ tá của Cus là một người trẻ hơn, Teddy Atlas. Bobby và tôi bước vào vòng để đấu thử cho Cus coi. Thường thì chúng tôi đấu 3 hiệp, nhưng giữa hiệp 2 thì Bobby tộng cho tôi một cú ngay mũi và tôi bắt đầu chảy máu ròng ròng. Không đau mấy, nhưng máu me thì đầy mặt. “Thôi đủ rồi,” người phụ tá Atlas lên tiếng.

“Không, xin ngài cho con đấu nốt hiệp này và cả hiệp sau nữa đã. Bọn con vẫn thường chơi trong 3 hiệp,” tôi nài nỉ vì muốn có thêm cơ hội để gây ấn tượng cho Cus. Nhưng ông ấy bảo không cần và cho trận đấu ngưng lại. Tôi nghĩ mình thế nào cũng bị chê bai. Nhưng khi tôi và Bobby rời khỏi vòng, Cus đã đến nói với Bobby: “Chúng ta đang có ở đây một nhà vô địch hạng nặng trong tương lai”.

(Còn nữa)
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Vụ Di Maria: Của quý hay... của nợ? Vụ Di Maria: Của quý hay... của nợ?

    Có người mô tả: Cơ thể con người là tạo tác tuyệt vời của Thượng Đế, là vũ trụ thu nhỏ với 365 lóng xương tương ứng với 365 ngày, đủ cả âm dương, ngũ hành, bát quái hầm bà lằng.

  • World Cup 1958: Brazil lần đầu đăng quang World Cup 1958: Brazil lần đầu đăng quang

    So với điều lệ “kỳ dị” của 2 VCK trước đó, World Cup 1958 tuy có khá hơn nhưng cũng không tránh khỏi tai tiếng. Và cũng như trước, điều lệ của World Cup 1958 không bao giờ được dùng lại lần nữa.

  • World Cup 1958: Tỷ số “đáng ghét nhất” xuất hiện như thế nào? World Cup 1958: Tỷ số “đáng ghét nhất” xuất hiện như thế nào?

    Tỷ số 0-0 xuất hiện lần đầu tiên ở đấu trường World Cup, trước sự kinh ngạc của hơn 40.000 khán giả Goteborg, những người đến sân chỉ để chờ xem hai đội tuyển cực kỳ nổi tiếng là Brazil và Anh thi nhau ghi bàn!

  • World Cup 1958: Một kỷ lục trường tồn World Cup 1958: Một kỷ lục trường tồn

    Các kỷ lục ra đời trong thế giới thể thao để làm gì? Câu trả lời: để... bị xô ngã. Nhưng đến tận bây giờ, 56 năm sau khi người ta công kênh Just Fontaine trên vai, kỷ lục kỳ diệu mà ông vừa thiết lập ở thời điểm ấy vẫn đứng vững. Đấy có thể là một kỷ lục mãi mãi.

  • World Cup 1958: Vua bóng đá “ra đời”! World Cup 1958: Vua bóng đá “ra đời”!

    Dĩ nhiên, đây là sự “ra đời” trên sân cỏ World Cup. Lần đầu tiên xuất hiện ở vũ hội bóng đá toàn cầu, cậu bé 17 tuổi Pele đã để lại dấu ấn sâu đậm, đã đăng quang, để rồi 12 năm sau, Pele được cả thế giới công nhận là “Vua bóng đá”, với 3 lần vô địch World Cup - kỳ tích độc nhất vô nhị trong suốt lịch sử.

  • Solskjaer: Huyền thoại trên băng ghế dự bị Solskjaer: Huyền thoại trên băng ghế dự bị

    Ngay từ xuất phát điểm, Solskjaer cũng chỉ là phương án tuyển mộ dự bị của Sir Alex Ferguson. Ngày 29/7/1996, báo chí Anh chưng hửng khi Man United công bố bản hợp đồng trị giá 1,5 triệu bảng với cầu thủ lạ hoắc đến từ CLB Molde của Na Uy.

  • Sir Alex: “Solskjaer là tiền đạo giỏi nhất của tôi” Sir Alex: “Solskjaer là tiền đạo giỏi nhất của tôi”

    Phần tự truyện sau đây Sir Alex Ferguson viết về Ole Gunnar Solskjaer. Xin gửi đến bạn đọc để hiểu thêm về sự đặc biệt của chân sút người Na Uy.

  • Ole Gunnar Solskjaer: Sir Alex của xứ Bắc Âu Ole Gunnar Solskjaer: Sir Alex của xứ Bắc Âu

    Tân HLV của Cardiff City, Ole Gunnar Solskjaer, chứng tỏ ông vẫn còn khả năng thay đổi cục diện trận đấu từ trên ghế dự bị, như những ngày huy hoàng trong màu áo Man United. Trong số những môn đồ của Sir Alex Ferguson nay đã chuyển sang công tác huấn luyện, Solskjaer là người xứng đáng để kế tục ông thầy vĩ đại hơn cả.

  • Diego Simeone: Một bậc thầy chiến thuật Diego Simeone: Một bậc thầy chiến thuật

    Chú ý tới từng chi tiết, cháy hết mình với từng khoảnh khắc trong trận đấu, và đặc biệt được lòng các cầu thủ, Simeone đang khiến người ta phải nghĩ tới danh xưng “bậc thầy chiến thuật”.

  • Tiêu điểm: Messi & duyên  phá lưới Atletico Tiêu điểm: Messi & duyên phá lưới Atletico

    Leo Messi đã đánh dấu sự trở lại sau hơn 2 tháng dưỡng thương với 2 bàn vào lưới Getafe trong trận thắng 4-0 của Barca ở lượt đi vòng 1/8 Cúp Nhà Vua. Màn đề-pa quá tốt trước khi Barca làm khách của Atletico, trận đấu mà Messi chắc chắn sẽ đá chính!

  • Vấn nạn chấn thương tràn lan tại Premier League: Những tuần lễ gian khổ nhất Vấn nạn chấn thương tràn lan tại Premier League: Những tuần lễ gian khổ nhất

    Ai nấy đều biết, giai đoạn Giáng sinh - Tết dương lịch luôn là những ngày khốc liệt nhất trong năm của Premier League, với mật độ thi đấu dày đặc.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x