Tự truyện 'Vượt qua giới hạn' của Luis Suarez (Kỳ 6): Trọng tài ở Anh cực fair-play

Chia tay Ajax với rất nhiều tình cảm và cả những bài học bổ ích, tôi quyết định tìm cho mình thử thách lớn hơn tại nước Anh với CLB giàu truyền thống Liverpool. Điều này nghe có vẻ khó tin, nhưng tôi thật sự thích các trọng tài ở Anh và sự fair-play của Premier League.
Tự truyện 'Vượt qua giới hạn' của Luis Suarez (Kỳ 6): Trọng tài ở Anh cực fair-play
TRỌNG TÀI LUÔN LÀ TÂM BÃO
Nếu một cầu thủ thua trận đấu ở Uruguay, đừng mong mà bắt tay anh ta. Ở Anh, đấy là một văn hóa và bạn phải thực hiện dù không thích nó. Tôi đã phải nỗ lực không nhỏ để làm quen với điều này bởi sau những trận thua, bắt tay đối thủ là điều cuối cùng mà tôi muốn làm. Tôi cần phải bình tĩnh lại và chỉ muốn trở về phòng thay quần áo càng sớm càng tốt.

Một vài người nhận định sự fair-play ở Anh có một chút gì đó giả tạo. Bạn xoạc, bạn đạp, bạn sỉ nhục đối thủ của mình rồi cuối trận đến bắt tay họ. Nhưng tôi thích như vậy. Khi trận đấu kết thúc, cầu thủ trở lại thành đồng nghiệp của nhau chứ không còn là đối thủ nữa.

Ở trung tâm của thứ bóng đá fair-play ấy là trọng tài. Người ta thường nói cầu thủ hết thời thì sẽ đi làm trọng tài, đấy là một nhận định hết sức bậy bạ. Nếu có một ai đó hiểu nhất những vất vả và bất công của trọng tài thì đấy chính là cầu thủ. Vì thế để cầu thủ trở thành trọng tài ư? Không đời nào. 

Trọng tài luôn phải đảm bảo mình đứng đúng vị trí, họ phải nhận lấy những lời chế nhạo và sỉ nhục, họ phải đưa ra những quyết định đúng và họ phải học cách chống chọi với áp lực liên tục. Đấy là một công việc khổ sở. Tôi có thể sút hỏng một cơ hội ngon ăn, và nếu như tôi có thể phạm sai lầm, tại sao trọng tài lại không được cơ chứ?


Vậy mà bất kỳ lúc nào phạm sai lầm, dù nhỏ đến bao nhiêu, họ đều trở thành tâm bão.

Rất nhiều trọng tài đưa ra những quyết định khác nhau cho cùng một tình huống, phụ thuộc vào tình huống trên sân và việc họ đang đứng ở sân của đội nào nữa. Có những lỗi ở ranh giới giữa trong và ngoài vòng cấm, nhưng có những trọng tài không bao giờ thổi phạt đền.

Trọng tài bị tác động của rất nhiều yếu tố. Lỗi đó nặng không và ai là người phạm lỗi? Nếu như mấy chục nghìn con người kêu gào một quả phạt đền, tất nhiên họ phải lung lay chứ, đấy là chuyện thường tình. Ví dụ như pha phạm lỗi của Samuel Eto’o với tôi tại Stamford Bridge trong mùa bóng cuối cùng của tôi ở Liverpool chẳng hạn, tôi tin thế nào cũng phải có phạt đền. Nhưng rốt cục không có một quả phạt đền nào cả. Tôi cũng không nghĩ bạn sẽ nhìn thấy M.U chịu 3 quả phạt đền tại Old Trafford trong một mùa.

Tôi cũng không nghĩ là Liverpool được hưởng quả phạt đền tại Old Trafford khi Daniel Sturridge ngã xuống. Nhưng Daniel ngã đẹp đến mức chính tôi cũng nghĩ đấy là một pha phạm lỗi thật. Nhưng sau khi nhìn Nemanja Vidic phản ứng dữ dội, tôi mới nghĩ đấy có thể chỉ là một pha ngã vờ. Sau khi xem lại pha quay chậm sau trận đấu, tôi mới nhận ra là Daniel hãy còn cách Vidic đến... cả mét.
Tôi mới nói với cậu ấy: “Lỡ quả ấy người ngã là tớ thì cậu biết điều gì xảy ra rồi chứ?”

Daniel mỉm cười: “Tớ cứ tưởng là gã ấy đã chạm vào tớ ấy chứ”. Rồi chúng tôi cùng nhau cười to.

GIAO TIẾP LÀ PHƯƠNG TIỆN HỮU ÍCH
Trọng tài liên tục phải đứng trước những tình huống khó xử như vậy. Thế thì tránh sao khỏi những lúc họ phạm sai lầm.

Nhưng chí ít là các trọng tài luôn thừa nhận sai lầm của họ. Thỉnh thoảng họ thừa nhận điều đó ngay trong trận đấu. Tôi cũng thích cách mà trọng tài chịu giao tiếp với cầu thủ. 

Tôi nhớ có một trận đấu do Mark Clattenberg cầm còi. Ông ấy rút một thẻ vàng cho tôi và tôi đã phản ứng khá mạnh. Sau đó 5 phút, ông ấy chạy ngang qua tôi và nói:

- Quả ấy thẻ vàng là rõ ràng rồi. Còn phản ứng cái gì?

Tôi đáp lại:

- Tôi biết mà, đó là lỗi của tôi. Còn phản ứng là do... thói quen thôi.

Sau đó ít lâu, tôi tung ra một pha kiến tạo cho đồng đội ghi bàn, ông ta lại chạy ngang qua và nói:

- Đường chuyền đẳng cấp phết, Luis!

Đối thoại, dù là trong bất kỳ khung cảnh nào, cũng là một điều tốt. 


Trọng tài ở nước Anh rất khác biệt. Họ luôn gọi tên bạn. Thỉnh thoảng họ bỏ qua một pha phạm lỗi với bạn và sau đó họ sẽ đến và nói xin lỗi. Điều ấy diễn ra ở Anh nhiều hơn bất kỳ nơi nào. Ở Italia hay Tây Ban Nha, việc ấy là khỏi có. Trọng tài không bao giờ nói chuyện với cầu thủ theo kiểu ấy. Vì thế khi sang La Liga, tôi lại phải thích nghi lại từ đầu.

Giao tiếp là một việc hữu ích và nó luôn phải là câu chuyện hai chiều. Thuở mới đến Liverpool, tôi luôn phải ra dấu để giao tiếp với trọng tài. Tôi không hiểu họ muốn nói gì với tôi và đành phải vung tay loạn lên để mong họ hiểu. Điều ấy khiến họ rất khó chịu, họ cứ nghĩ là tôi muốn sỉ nhục cho dù tôi không hề có ý đó (thôi được, thỉnh thoảng cũng có, nhưng ít thôi, hì hì). Những lúc ấy họ yêu cầu tôi ngưng vung tay và tặng kèm một chiếc thẻ vàng. 

Tôi đành phải học tiếng Anh nhanh hơn và theo thời gian tôi đã giao tiếp với họ tốt hơn, đã có thể tự thanh minh cho mình tốt hơn. Trọng tài Anh cũng hiểu và tôn trong nhịp độ trận đấu. Họ cũng là những người biết thưởng thức bóng đá. Nếu bạn thực hiện một pha bóng đẹp, họ sẽ đến và khen trực tiếp. Họ cũng hiểu tất cả những gì bạn làm trên sân: gây áp lực, ngã vờ, tiểu xảo cũng chỉ vì đội bóng của mình mà thôi.

Ở Anh được vài mùa, coi như bạn biết gần hết các trọng tài ở đấy. Bạn sẽ biết người nào đùa được và người nào không. Có những người trước trận rất vui vẻ, nhưng vào trận sẽ im như thóc. Nhưng dù là tuýp nào đi nữa, nói chuyện vài câu với trọng tài trước trận chả hại ai cả. 

Ở Anh, các trọng tài hãy còn dè dặt so với ở Nam Mỹ chán. Một lần kia, có vị trọng tài biên xin tôi chiếc áo đấu. Thì có vấn đề gì đâu. Ông ta nhờ một người trong CLB đến xin tôi chiếc áo và tôi đồng ý, với điều kiện là tôi cũng phải có được một chiếc áo của trọng tài. 
Nhưng vị trọng tài ấy không bao giờ gửi lại chiếc áo trọng tài cho tôi. Đấy là một điều đáng tiếc. Một ngày nào đó, tôi muốn mình sẽ sở hữu một bộ trang phục của trọng tài. Tôi sẽ mặc nó vào và... chụp hình. Còn trở thành một trọng tài ư? Không đời nào!

Ở Anh, trọng tài... nhiều chuyện hơn nhiều. Khi một nhóm cầu thủ đứng trước một tình huống sút phạt, trọng tài còn tranh thủ làm “thầy dùi”: “Đừng có để cho thằng ấy nó sút, trái trước nó “bắn chim” xa lắc còn gì”.  
(Còn nữa)

 >> Tự truyện "Vượt qua giới hạn" của Luis Suarez (Kỳ 13)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 12)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 11)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 10)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 9)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 8)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 7)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 6)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 5)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 4)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 3)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 2)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 1)
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
<

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x