Tự truyện 'Vượt qua giới hạn' của Luis Suarez (Kỳ 9): Bàn tay của Quỷ

Mọi người vẫn thường chỉ trích tôi gian lận khi dùng tay cản quả bóng đang bay vào khung thành. Họ dễ dàng quên đi một việc là chính cầu thủ Ghana đã gian lận trước trong tình huống dẫn đến quả đá phạt. Họ ngã vờ và quả phạt ấy là sản phẩm của một sự gian dối.
Tự truyện 'Vượt qua giới hạn' của Luis Suarez (Kỳ 9): Bàn tay của Quỷ
CHỈ LÀ MỘT PHẢN XẠ TỰ NHIÊN
Tôi rất thích cản những quả bóng đang bay về phía khung thành khi chơi trò 3 đấu 3 hoặc 4 đấu 4 trên sân tập. Tất nhiên là những lần ấy tôi dùng chân và đầu chứ không dùng tay. Ở đội tuyển Uruguay, chúng tôi thường chơi picadito, một trò chơi 10 đấu 10 nhưng không phân chia vị trí cụ thể mà mọi người có thể đá ở bất kỳ vị trí nào. Mỗi đội như thế sẽ có một người được phép dùng tay và tôi thường là người có được đặc quyền ấy trong đội của mình. Tôi phản xạ rất khá, đến mức các thủ môn đội tuyển cũng cảm thấy ngạc nhiên.

Căn nhà của tôi ở Montevideo vẫn còn lưu giữ một bức ảnh chụp đội Deportivo Artigas, đội bóng ở Salto mà tôi thi đấu khi mới 6 tuổi. Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy người thủ môn ở chính giữa khung hình chính là tôi. Tôi còn giữ một bức ảnh khác, chụp lại khoảnh khắc tôi đang bay người để cứu thua trong một trận đấu sau đó vài năm. Tôi thật sự thích làm thủ môn. Nếu số phận không đẩy tôi lên tuyến đầu, có lẽ tôi đã trở thành một thủ môn “xịn”.

Điều ấy phần nào giải thích cho phản xạ của tôi trên vạch vôi trận tứ kết World Cup 2010. Có một lần khi còn đá cho Liverpool, tôi suýt có cơ hội để quay về trấn giữ khung thành. Đấy là khi Pepe Reina bị thẻ đỏ trong những phút cuối trận gặp Newcastle hồi tháng 4/2012 và chúng tôi đã dùng hết quyền thay người. Tôi nói với Kenny Dalglish hãy để cho mình về làm thủ môn, nhưng ông ấy quyết định người đó sẽ là Jose Enrique. Tôi không có gì phàn nàn bởi khi ấy chúng tôi đang bị dẫn và tôi cần thiết hơn cho việc ghi bàn. Chứ nếu có cơ hội, tôi sẽ xỏ găng vào ngay lập tức.

Vì thế khi nhìn thấy quả bóng bay vào khung thành, tôi đã tự động đưa tay lên như một phản xạ. Khi ấy trước mặt tôi có một đồng đội và tôi đã thoáng nghĩ: “Cứ dùng tay, chả ai thấy đâu”. Nhưng trọng tài đã thổi còi. Lúc ấy tôi vẫn hy vọng là mình sẽ tiếp tục được thi đấu. Đứng gần tôi lúc ấy là Jorge Fucile, vẻ ngoài cũng hao hao giống tôi, đã bị một thẻ vàng và kiểu gì cũng bị treo giò trận tiếp theo. Tôi đã đưa mắt ra hiệu cho trọng tài là Fucile mới là người dùng tay. Tôi phải thử chứ.


Nhưng ông ta không bị lừa. Một thẻ đỏ trực tiếp được rút ra cho tôi.

Tôi rời khỏi sân, lòng dạ tan nát. Tôi khóc và khóc, trong đầu chỉ nghĩ: “Vậy là bị loại, vậy là phải dừng chân ở tứ kết”. Gyan sẽ sút quả phạt đền ấy và anh ta lại là chuyên gia sút phạt đền của Ghana. Tôi tin là Uruguay “chết chắc”. Khi vào đường hầm, tôi quyết định sẽ xem quả phạt đền ấy, biết đâu điều kỳ diệu sẽ xảy ra thì sao. Tôi cố tình đi thật chậm và khi nhìn thấy quả bóng bay vọt xa ngang, tôi đã hét lên như một phản xạ: “Gol”.

Cảm giác lúc ấy thật sự vỡ òa, không khác gì Uruguay vừa ghi được 1 bàn vậy.

Thật không thể tin được.

ĐÓ LÀ HY SINH CHỨ KHÔNG PHẢI GIAN DỐI
Trước khi vào đường hầm, Sebastian Eguren đã rời khỏi băng ghế dự bị để đến ôm tôi, một cái ôm của lòng biết ơn và hy vọng, cái ôm mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đấy là lúc mà tôi nhận ra mình vừa làm gì. Tôi đã hy sinh, đã đi vào “chỗ chết” để giữ gìn chút hy vọng mong manh, và sự hy sinh ấy thật xứng đáng.

Một tờ báo ở Nam Phi gọi tình huống ấy là “bàn tay của Quỷ”, họ chế ảnh của tôi với chiếc sừng trên đầu. Thật sự tôi đã làm một điều tồi tệ đến như vậy sao? Tôi đâu có ghi bàn bằng tay như Diego Maradona hồi 1986, tôi chỉ cản phá một pha ghi bàn và tôi đã trả giá cho điều đó. Tôi thà là dùng tay cản phá để bị thẻ đỏ còn hơn là làm chấn thương một ai đó. 

Tôi chả làm hại ai cả. Tôi đã phạm luật, phải trả giá và họ có cơ hội để kết liễu trận đấu từ quả phạt đền. Như vậy là công bằng. Còn nếu tôi nện ai đó một cú, trọng tài phạt tôi thẻ đỏ, nhưng nạn nhân thì vẫn phải mang theo chấn thương ấy trong một thời gian dài. Đấy mới là điều tồi tệ.

Gyan là người đá hỏng phạt đền, nhưng mọi người không chỉ trích anh ấy mà đổ dồn vào tôi. Mọi người có bao giờ đặt mình vào tình huống của tôi không, tôi đâu được quyền chọn lựa. Đấy hoàn toàn là một phản ứng, một phản ứng không thể khác được.


Nhờ vào bàn tay ấy mà Uruguay vào bán kết. Tôi không hề cảm thấy mình GIAN DỐI, tôi chỉ cảm thấy mình HY SINH. Đấy hoàn toàn là một hành động vì đội bóng, vì quốc gia. Thật may ở Uruguay ai cũng nhìn sự việc theo cách này. Trong căn nhà mình ở gần Montevideo, tôi dành riêng một phòng để lưu giữ những chiếc Cúp và những vật lưu niệm, trong đó có một bức điêu khắc hình thủ môn đang bay người cứu thua, phía dưới là chữ “Gracias” (cám ơn).

Thỉnh thoảng lại có người hỏi tôi: “Liệu anh sẽ làm vậy lần nữa?”, câu trả lời luôn là “Có chứ, làm lại 100 lần”. Bây giờ ngồi đây nghĩ lại, nói lại chuyện cũ, bạn sẽ thấy mọi việc rõ ràng hơn. Nhưng thực ra quyết định ấy chỉ được đưa ra trong một phần nghìn giây. Ai ở vào tình huống ấy cũng sẽ làm như vậy. 

Nếu pha bóng ấy diễn ra trong một khung cảnh khác, có thể tôi đã không phải hứng nhiều gạch đá như vậy. Nhưng đây là một trận tứ kết World Cup diễn ra tại Nam Phi. Chúng tôi đã loại Nam Phi ở vòng bảng và khán giả Nam Phi chuyển sang ủng hộ Ghana. Toàn bộ châu Phi đang đứng trước một ngưỡng cửa lịch sử: lần đầu có đại diện vào bán kết World Cup. Điều đó làm cho sự việc trở nên nghiêm trọng hơn, bất thường hơn.

Trong khi đó, Sofi thì đang ngày càng cận kề ngay sinh nở. Tôi sẽ bỏ lỡ trận bán kết World Cup, bỏ lỡ luôn cả ngày chào đời của đứa con đầu lòng. Không một ai hiểu tâm trạng ấy của tôi cả!

Không phải nhận sự hằn học từ đối thủ
Một trong những cầu thủ Ghana dự World Cup ấy, Matthew Amoah, thi đấu ở Hà Lan cho NAC Breda. Mùa bóng tiếp theo khi Ajax gặp CLB này, tôi đã đến phòng thay quần áo của NAC để gặp anh ấy, nói lời chào và bày tỏ sự hối tiếc vì Ghana đã bị loại ở tứ kết theo cách như thế. Vâng, tôi tiếc cho họ và tiếc cho anh ấy, chứ cảm giác tội lỗi thì tuyệt nhiên không có. Nếu tôi đá hỏng quả phạt đền như Gyan đã làm thì tôi sẽ cảm thấy mình tội lỗi. Nếu tôi dùng tay mà trọng tài không phát hiện ra thì tôi sẽ có cảm giác tội lỗi. Khi đã sang Barcelona, tôi gặp vài người Ghana trên đường. Họ đến xin chụp ảnh chung và cười nói: “Anh là người dùng tay để loại bọn tôi”. Không hề có một chút hằn học nào cả.
(Còn nữa)

 >> Tự truyện "Vượt qua giới hạn" của Luis Suarez (Kỳ 13)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 12)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 11)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 10)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 9)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 8)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 7)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 6)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 5)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 4)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 3)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 2)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 1)
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15
<

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x