Về làng Vân uống rượu xem hội vật cầu bùn

Nhắc tới làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) người ta nhớ tới hương vị thơm nhè nhẹ của rượu làng Vân vốn nức tiếng gần xa.
Về làng Vân uống rượu xem hội vật cầu bùn
Nhưng, làng Vân không chỉ có đặc sản rượu ngon, mà lễ hội vật cầu bùn diễn ra vào tháng 4 hàng năm là một lễ hội cổ truyền có từ thế kỷ 4-5. Ngày nay, lễ hội vật cầu bùn được tổ chức 2 năm một lần với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, quốc thái dân an.

Tranh cầu trên bùn
Tương truyền vào thế kỷ thứ 6, có vị thân mẫu sinh một lần được 5 người con (4 trai, 1 gái), đặt tên là Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy, người con gái tên Mỹ Đạm. 5 người con của bà có dung mạo khác thường, khí chất hiển lộ. Khi đất nước lâm nguy, Triệu Việt Vương rút quân rời bỏ kinh thành về đầm Dạ Trạch lánh nạn, anh em họ Trương liền ra tay giúp nước. Sau khi đại thắng trở về đầm Dạ Trạch thì bị bọn quỷ đen quấy phá, hai bên xung trận với giao ước, ai thắng sẽ được thưởng, ai thua, sẽ phải quy phục. Bọn quỷ đen thua trận, quy hàng các đại tướng. Từ đó trở đi, dân làng Vân hàng năm đều mở hội vật vào ngày Thánh hóa, nhằm tưởng nhớ và mừng chiến thắng của các Ngài.


Sân đình rộng hơn 200 mét vuông đã được đổ đầy đất bùn. Bùn ở đây được kiểm tra kỹ càng, nước không được quá nhiều (sẽ bị ướt), hoặc quá ít (sẽ bị khô). Mà nước ở đây, cũng phải là nước sông Cầu do từ 4-6 cô gái mặc đồ truyền thống của làng quê Bắc Bộ (gồm áo nâu, quần thâm đen, xắn tới đầu gối và đi chân đất) gánh nước từ sông lên bằng quang gánh cổ truyền, chiếc đòn gánh được chuốt kỹ và chỉ dùng mỗi khi có lễ hội. Thùng nước không phải thùng thông thường mà bằng chum của làng Thổ Hà, loại chum dùng để cất rượu.

Hai đầu sân có hai lỗ sâu gần 1m, rộng nửa mét, các đấu thủ ôm cầu đẩy xuống hố sẽ được tính là đội chiến thắng. Quả cầu không phải cầu bình thường, mà là quả cầu nặng khoảng 20kg làm bằng gỗ. Bưng được quả cầu đó và phải bảo vệ, di chuyển, cho vào lỗ trước sự cản phá “ác liệt” của đối phương và trên bãi bùn trơn trượt, quả là một thử thách không hề nhỏ.


Đội cầu gồm 20 thanh niên được tinh tuyển từ 5 làng, mỗi làng 4 người. Đội chính thức sẽ có 16 người và 4 người dự bị. Thời xưa, các thanh niên trong đội tuyển sẽ phải giữ mình trong sạch, ăn chay, và kiêng yêu đương, giữ tâm trong sạch, và có khi còn bị cách ly toàn bộ để giữ mình chay tịnh. 

Cỗ chay & thụ rượu trước khi đấu
Cái lạ của lễ hội này là đội cầu được thụ lễ ngay sau khi lễ Thánh xong. Cỗ ở đây không có rượu thịt xôi gà, mà chỉ có hoa quả, và rượu - thứ rượu đặc sản chính gốc của làng Vân và rất được mọi người kính trọng. Mọi người rót rượu ra bát, chúc nhau sức khỏe và nhắm với hoa quả. Uống cái thứ rượu tinh khiết được cất nấu theo công thức riêng của làng cổ, thanh niên trai tráng thêm phần mạnh mẽ trước trận đấu.


Sau cút rượu lộc khao quân, đội cầu bắt đầu làm lễ tế tại cửa đền trước khi thi đấu. Các động tác tế lễ khá đặc biệt, theo phong cách giống như những chiến binh trên sới vật. Quả cầu thiêng đã được thỉnh từ trên bàn thờ Thành hoàng xuống để chuẩn bị cho trận đấu. 

Các chiến binh xếp hàng đôi, đối diện nhau, sau đó, mỗi đội cử ra một cặp đấu vật với nhau xem ai thắng nghĩa là đội đó được giao cầu trước. Trận đấu bắt đầu với sự giao tranh quyết liệt của hai đội. Ai cũng muốn đưa quả cầu vào lỗ của sân đối phương. Nhưng, muốn nhanh cũng phải từ từ. Sân trơn trượt, địch thủ đội bạn khỏe, táo bạo, cướp cầu liên tục. Có lúc muốn bảo vệ cầu phải bưng cả cầu thủ đội mình lên cao. Trận đấu rất hấp dẫn, nhiều kịch tính, trong tiếng trống thúc giục lúc khoan thai, lúc dồn dập. 


Nếu tới giữa hiệp mà chưa đội nào ghi điểm, trọng tài là một bô lão sẽ cho nghỉ giữa hiệp. Các cầu thủ tranh thủ rửa mặt từ làn nước mát lạnh trong những cái chum nước sông Cầu mà các cô gái vừa gánh lên. Trong hiệp thứ hai, 16 chàng trai ngồi xếp thành vòng tròn, quả cầu được đặt ở giữa.

Cứ đội nào ghi điểm trước là cuộc đấu sẽ được ngưng lại. Kết thúc cuộc chơi, quả cầu thánh được bao sái sạch sẽ rồi đưa lên ban thờ làm lễ tạ Thánh. Lễ tế gồm trầu, rượu, hoa quả theo đúng luật lệ làng: “Sáng tế chiêu, chiều tế tịch”. Các quân cầu lại xếp hàng tạ Thánh rồi ùa ra sông Cầu tắm rửa sạch sẽ kết thúc một ngày trong lễ hội vật cầu nước. 


Quả cầu vốn tượng trưng cho Mặt trời, nên cướp được cầu là cướp được nắng, mùa màng sẽ bội thu, cây cối xanh tốt và may mắn cho toàn bộ dân làng. Với quan niệm ấy, nên hội vật cầu bùn cho dù đã trải qua hàng bao thế kỷ vẫn luôn được tồn tại, lưu truyền cho hậu thế với tình yêu quê hương, xóm làng của một đất nước với nền văn minh lúa nước. 

Vật cầu bùn là lễ hội độc đáo của tỉnh Bắc Giang, diễn ra hai năm một lần vào các ngày 12,13 và 14 tháng Tư âm lịch tại thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Lễ hội đánh cầu bùn được nhân dân làng Vân khôi phục lại vào năm 2002 sau nhiều năm gián đoạn.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Phỏng vấn giả tưởng: Tại sao Gà lại cục tác lá chanh? Phỏng vấn giả tưởng: Tại sao Gà lại cục tác lá chanh?

    Mùng 5 Tết, toà soạn báo Bóng Đá đón tiếp một vị khách đặc biệt đến xông đất, đó là Mr Gà Đinh Dậu. Không bỏ lỡ cơ hội, phóng viên báo Bóng Đá đã có một màn phỏng vấn khai bút đầu năm ra trò.

  • HLV Hoàng Anh Tuấn ăn Tết trong bệnh viện HLV Hoàng Anh Tuấn ăn Tết trong bệnh viện

    Đúng vào dịp Tết, mẹ của HLV Hoàng Anh Tuấn phải nhập viện vì bị ngã. Vậy là, cả Tết, người hùng đưa Việt Nam đến với U20 World Cup phải ăn Tết trong bệnh viện.

  • VFF thuê thêm bác sĩ ngoại và lời khuyên từ HLV Calisto VFF thuê thêm bác sĩ ngoại và lời khuyên từ HLV Calisto

    Theo nguồn tin từ Đức, VFF đã đạt được thoả thuận để thuê bác sĩ ngoại cho ĐT Việt Nam. Đây cũng là một trong những nội dung mà HLV Calisto từng đề xuất.

  • U19 Việt Nam: Người hùng vô danh chinh phục mộng World Cup U19 Việt Nam: Người hùng vô danh chinh phục mộng World Cup

    Pha chạm bóng đầy tinh tế của Trần Thành tung lưới U19 Bahrain giúp U19 Việt Nam viết nên trang sử mới trong lịch sử bóng đá nước nhà. Từ những cậu bé vô danh, họ trở thành người hùng của dân tộc khi đưa đội tuyển trẻ chạm cánh cửa thế giới.

  • Hành trình đi tìm gia đình gốc Việt của Yohan Cabaye Hành trình đi tìm gia đình gốc Việt của Yohan Cabaye

    Yohan Cabaye là tiền vệ rất nổi tiếng của ĐT Pháp, và được nhiều người Việt quan tâm bởi anh có bà nội là người gốc… Hải Phòng. Từng có rất nhiều tranh cãi: bà của Cabaye là bà nội hay bà ngoại, hay thậm chí chỉ là bà... nhận vơ kiểu thấy sang bắt quàng làm họ?

  • Công Phượng kết thúc Tết sớm, tập trung cùng U22 Việt Nam Công Phượng kết thúc Tết sớm, tập trung cùng U22 Việt Nam

    Sau quãng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu, tiền đạo Nguyễn Công Phượng đã sớm nói lời chia tay người thân, bạn bè để thu xếp hành lý bay vào TP.HCM, chuẩn bị cho đợt tập trung đầu tiên trong năm của U22 Việt Nam.

  • Năm Dậu nói chuyện gà Năm Dậu nói chuyện gà

    Gà có một vị trí khá quan trọng đối với nền văn minh lúa nước. Thế nên, gà xuất hiện đàng hoàng trong bộ lịch 12 con giáp của người dân vùng Đông Nam Á.

  • V.League 2016 thiết lập hàng loạt đỉnh cao mới V.League 2016 thiết lập hàng loạt đỉnh cao mới

    Tất cả các mùa giải đã qua, không mùa giải nào sánh được với V.League 2016 và nó xứng đáng được coi là tác phẩm “bom tấn” của mọi tác phẩm “bom tấn”, với sự gay cấn, quyết liệt, kịch tính được đẩy lên đỉnh điểm. Song hành là cái kết đầy bất ngờ và vô vàn đỉnh cao mới được thiết lập.

  • Tết rực rỡ với ngôi làng bích họa Tam Thanh Tết rực rỡ với ngôi làng bích họa Tam Thanh

    Tết này, nếu bạn đang có chuyến du xuân tại Đà Nẵng, hoặc Hội An, xin chớ quên làng bích họa Tam Thanh (Tam Kỳ - Quảng Nam).

  • Buồn lắm, anh khỉ ơi Buồn lắm, anh khỉ ơi

    Bài viết giả tưởng của Báo Bóng đá về câu chuyện giữa chú Khỉ, biểu tượng năm cũ 2016 và chú Gà, tượng trưng cho năm mới 2017 trong những ngày đầu xuân.

  • Món tết của người Sài Gòn Món tết của người Sài Gòn

    Cho dù bạn có gốc gác từ vùng miền nào, khi sống lâu ở Sài Gòn, lòng bạn cũng rộn ràng mỗi khi giáp Tết trong cái nóng bức đến oi ả. Hình ảnh Tết đến sớm nhất không phải là mai vàng hay dưa hấu đỏ, mà chính là những ngày bận rộn làm những món Tết cho gia đình.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x