TIẾN SĨ MAI LIÊM TRỰC - NGUYÊN CHỦ TỊCH LIÊN ĐOÀN BÓNG ĐÁ VIỆT NAM (VFF) KHÓA IV:

“VFF cần được bảo vệ nhiều hơn”

Tham dự Đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) khóa VII với tư cách khách mời, Tiến sĩ Mai Liêm Trực đã rất vui khi gặp lại nhiều cố nhân, những người từng là cấp dưới của mình. Nhân cơ hội này, ông đã chia sẻ với BĐ&CS về sự tin tưởng vào bộ máy quản lý, điều hành bóng đá Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018.
“VFF cần được  bảo vệ nhiều hơn”
“TÔI ỦNG HỘ VIỆC MỘT NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI LÀM CHỦ TỊCH VFF”
- Cách đây 10 năm, ông đã có một câu nói rất nổi tiếng: “Bóng đá thấp hơn mặt bằng xã hội”. Đến thời điểm này, ông vẫn suy nghĩ như thế chứ?
Khi đó, tôi về làm Chủ tịch VFF khóa IV với tư cách là một nhà quản lý chuyên nghiệp. Trước đấy, tôi đã quản lý một doanh nghiệp cũng như một cơ quan trực thuộc Chính phủ. Sau khi bắt tay vào việc vài tuần, tôi đã phát hiện những điểm yếu trong cách tổ chức hoạt động của VFF, đặc biệt của bộ máy điều hành. 

Cụ thể, từ cơ chế tổ chức, mối quan hệ giữa VFF với Ủy ban TDTT, giữa Thường trực với toàn bộ Ban Chấp hành, và đặc biệt là việc nhân sự của bộ máy điều hành kiêm nhiệm rất nhiều. Như vậy, bộ máy điều hành của VFF không tương đồng với bộ máy chuyên nghiệp điều hành một doanh nghiệp hay tổ chức Nhà nước. 

Tôi cho rằng, trong 10 năm qua, tính chuyên nghiệp, chuyên trách của bộ máy điều hành VFF đã tốt lên rất nhiều. Ngoài ra, tính chuyên nghiệp của các CLB cũng được cải thiện đáng kể. 

Tiến sĩ Mai Liêm Trực

- Theo ông, VFF hiện tại còn những mặt nào làm chưa tốt?
Chúng ta vẫn chưa chủ động tận dụng được sức mạnh của Đại hội thường niên, của Ban Chấp hành vì bộ phận Thường trực vẫn làm là chính còn Ban Chấp hành chỉ hợp thức hóa những nội dung Thường trực đưa ra. Một điểm yếu nữa là Thường trực nói riêng và Ban Chấp hành nói chung chưa tận dụng được sức mạnh của xã hội, bằng cách chắt lọc, phát huy ý kiến đóng góp của các nhà tài chính, các doanh nghiệp, các nhà hoạt động xã hội... Nhiều khi, mọi người vẫn coi VFF là tổ chức của riêng mình. 

Một vấn đề còn tồn tại nữa, đó là mối quan hệ giữa VFF với các cơ quan quản lý Nhà nước. Hiện nay, VFF đã bớt đi nhiều những người từ Ủy ban TDTT, do đó giảm thiểu sự điều hành bóng đá theo cách của một người được biệt phái. Tuy nhiên, mối quan hệ, trách nhiệm giữa VFF với tư cách là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn cần phải làm cho rõ ràng hơn.

- Xin ông cho một vài ví dụ cụ thể!
Nhiều việc, tôi cho rằng, VFF làm đúng, nhưng trước dư luận xã hội thì Ban Chấp hành, và đặc biệt là cơ quan quản lý Nhà nước phải có tiếng nói, đứng ra bảo vệ những cái đúng của VFF. Chứ nhiều khi chỉ yêu cầu phải xử lý, kiểm điểm, kỷ luật nghiêm khắc thay vì có những lúc phải bảo vệ VFF. Ở đây là bảo vệ cái đúng, không nên để sức ép dư luận làm lúng túng rồi VFF chạy theo xử lý vụ việc. 

- Quay trở lại với Đại hội VFF khóa VII này, ông có những dự đoán gì về bối cảnh cũng như triển vọng?
 Kỳ này có những dấu hiệu tích cực, có những hy vọng cho một giai đoạn phát triển. Tôi cho rằng nhiệm kỳ này sẽ làm tốt, kiện toàn và củng cố bộ máy.

- Về vị trí người đứng đầu VFF, cá nhân ông có ủng hộ một doanh nhân đứng ra đảm nhiệm? 
Tôi đã nhiều lần bày tỏ quan điểm, nên để cho các nhà hoạt động xã hội làm Chủ tịch VFF nói chung và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp nói chung, hơn là các quan chức Nhà nước. Đặc biệt trong điều kiện bóng đá Việt Nam chịu sức ép rất lớn, mà quan chức Nhà nước rất ngại những rắc rối, các scandal, nên chưa xả thân hết mình. 

Cho nên, tôi cho rằng, ở nhiệm kỳ này, có một nhà doanh nghiệp thành đạt, có uy tín, có mối quan hệ tốt với các hệ thống quản lý Nhà nước, lại gắn bó, lăn lộn với bóng đá lâu năm, đặc biệt là tâm huyết, dám xả thân làm Chủ tịch VFF là một điều rất cần cho bóng đá Việt Nam. 

Ghế Chủ tịch VFF là ghế nóng, nên đã dấn thân làm là phải xả thân, dám nhảy vào lửa để cháy hết mình. Khi chiếc ghế Chủ tịch VFF không còn là chỗ để thăng quan tiến chức, kiếm tiền thì mình mới sẵn sàng xả thân để làm cái gì đó cho bóng đá Việt Nam, bằng cách tập hợp trí tuệ, tài chính của cả xã hội.

Để VFF vững mạnh, đủ sức chèo lái con thuyền bóng đá Việt Nam, cần phải có sự đoàn kết,
 đồng thuận cao giữa các bộ phận có liên quan.

“SẼ LÀ THÀNH CÔNG LỚN NẾU HẾT KHÓA VII, CHUYỆN CÁ CƯỢC THỂ THAO ĐƯỢC HỢP THỨC HÓA”
- Tân Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng có đề xuất cho cá cược thể thao quốc tế để tăng nguồn thu cho bóng đá Việt Nam. Ông có đồng tình với quan điểm này?
Tôi hoàn toàn ủng hộ. Nếu mình càng chậm làm cái này, mình càng tạo điều kiện cho cá cược ngầm phát triển. Nhà nước không thu được thuế còn cả ngành thể thao và bóng đá không có được nguồn thu. Quan trọng là các cơ quan Nhà nước, như: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính phải vào đây ủng hộ, vì đây là hoạt động tài chính rất mạnh và liên quan đến rất nhiều vấn đề. 

Một mình VFF chắc chắn không làm được, VFF chỉ đề xuất, trình bày còn quyết định phải là Nhà nước. Mà tôi cho rằng trong việc này, không chỉ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính mà quyết định phải là Thủ tướng Chính phủ. Quá trình ra quyết định rất công phu. 

Phải tổ chức nhiều Hội nghị, Hội thảo để các chuyên gia nói hết trước khi làm một tờ trình hẳn hoi, rõ ràng. Đây là vấn đề hệ trọng vì liên quan đến tài chính, tâm lý, thói quen; nhưng đã đến lúc chúng ta phải làm. Hết nhiệm kỳ VII này mà vấn đề cá cược được hợp thức hóa thì tôi cho rằng đó đã là một thành công rất lớn.

- Có một thực tế là thành tích của ĐTQG gần đây không tốt. Theo ông chúng ta phải làm gì để lấy lại hình ảnh của ĐTQG?
Trước hết và quan trọng nhất, phải nói đến đào tạo bóng đá trẻ. Vấn đề này lâu nay chúng ta làm chưa tốt. ĐTQG chỉ phát triển khi nền tảng đào tạo trẻ tốt. Công tác này cả VFF và các CLB, các địa phương phải làm. Vấn đề thứ 2 là những chính sách, cơ chế, quy định để làm sao các tuyển thủ được thi đấu, cọ xát nhiều vì lâu nay chúng ta còn hạn chế. Rồi ở các giải trong nước thì cơ cấu cầu thủ ngoại bao nhiêu, nội bao nhiêu. Đây không phải nguyên nhân chính khiến ĐTQG chơi chưa tốt, nhưng mình cũng cần xem xét.

- Xin trân trọng cám ơn ông!

“Khi mới về VFF, có lần qua hỏi han, tôi được biết lương bảo vệ là 1 triệu đồng. Tôi quyết định tăng gấp đôi. Anh Trần Duy Ly hơi e ngại, vì như vậy lương bảo vệ còn cao hơn chuyên viên của Ủy ban TDTT. Tôi đã gạt đi và giải thích rằng, VFF là tổ chức xã hội - nghề nghiệp nên có đặc thù riêng”. - TS. Mai Liêm Trực

Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT Hà Quang Dự cho rằng để bóng đá Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa, cần đặc biệt chú trọng việc cải tiến bộ máy, đổi mới nhân sự cả ở khâu quản lý và khâu điều hành.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15
  • Bóng đá Việt Nam &  “bẫy thu nhập trung bình” Bóng đá Việt Nam & “bẫy thu nhập trung bình”

    Sau 14 năm, V.League vẫn chưa thể tự nhận mình là chuyên nghiệp. Nói như tân Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) Lê Hùng Dũng là vẫn đang trong giai đoạn quá độ từ bóng đá bao cấp sang bóng đá chuyên nghiệp. Nếu nhìn dưới góc độ của lĩnh vực kinh tế, bóng đá Việt Nam đang rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.

  • Tự truyện "sự thật không tranh cãi" của Mike Tyson (Kỳ 17): Con ngỗng vàng trên sàn boxing Tự truyện "sự thật không tranh cãi" của Mike Tyson (Kỳ 17): Con ngỗng vàng trên sàn boxing

    Bị cuốn hút bởi vẻ đẹp mê hồn của nữ diễn viên Robin Givens, Mike “Thép” đã đi đến quyết định ngu nhất của đời mình (như lời anh tự nhận) là: Kết hôn.

  • Nhận định của BLV Vũ Quang Huy về vòng 10 V-League Nhận định của BLV Vũ Quang Huy về vòng 10 V-League

    SHB.Đà Nẵng đã công khai việc… trụ hạng. Trong khi đó, khí thế của B.Bình Dương đang rất thịnh. Do đó, đá trên sân nhà nhưng cơ hội thắng của đội bóng sông Hàn lại thấp hơn.

  • Khi các ông chủ tài phiệt sa cơ Khi các ông chủ tài phiệt sa cơ

    Các HLV vĩ đại có thể xây dựng một cơ chế vận hành duy trì thành công trong nhiều năm, nhưng chi phí để xây dựng đế chế ấy đôi khi hoàn toàn dựa vào hầu bao của những ông chủ tài phiệt, và khi họ sa cơ, mọi chuyện trở nên vô cùng tồi tệ.

  • Diego Costa: Gã du đãng không biết cư xử Diego Costa: Gã du đãng không biết cư xử

    Một cầu thủ không thể kiểm soát, một trung phong hoang dã, kẻ luôn xem sân cỏ là chiến trường, đấy là những gì mà báo chí TBN từng mô tả về Diego Costa. Chính bản thân anh cũng thừa nhận nhược điểm lớn nhất của mình: không biết cách kiểm soát bản thân.

  • Diego Costa: Gã giang hồ “lấy số” bằng trái bóng Diego Costa: Gã giang hồ “lấy số” bằng trái bóng

    Cuộc đời của Diego Costa là một chuỗi những chuyện ly kỳ như tiểu thuyết. Anh sinh ra tại Brazil, nhưng cái tên Diego lại từ huyền thoại người Argentina Diego Maradona mà ra. Đến tận 16 tuổi anh hãy còn chơi bóng đá đường phố và trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên của Costa không diễn ra trên mảnh đất quê hương mà tại... Bồ Đào Nha.

  • VCK World Cup 1994: Trận chung kết không có bàn thắng VCK World Cup 1994: Trận chung kết không có bàn thắng

    Luật mới cấm thủ môn chạm tay vào bóng khi đồng đội dùng chân chuyền về được FIFA áp dụng từ kỳ World Cup này, cùng hàng loạt hướng dẫn, khuyến cáo, quy định khác với một điểm chung duy nhất là khuyến khích bóng đá tấn công.

  • Sự suy tàn của những đội bóng lớn: Một người bỏ đi, cả trời sụp đổ Sự suy tàn của những đội bóng lớn: Một người bỏ đi, cả trời sụp đổ

    Gần 1 năm rời ghế HLV trưởng Man United, cái tên Sir Alex Ferguson thậm chí còn được nhắc đến ngày một… nhiều hơn. Sau 2 năm rời Barcelona, Pep Guardiola vẫn được đem ra để so sánh.

  • Làn sóng cuồng nhiệt từ chuyến xe Castrol Làn sóng cuồng nhiệt từ chuyến xe Castrol

    Khoảng 80 ngày nữa là Cúp bóng đá Thế giới sẽ khởi tranh tại Sao Paulo. Đây cũng là thời điểm mà những chiếc vé đến Brazil xem World Cup nóng hơn bao giờ hết. Đã có hơn 6 triệu đề nghị mua vé đến từ 203 quốc gia nhưng BTC World Cup dự kiến chỉ bán ra 3 triệu vé và dành tới 70% số lượng vé đó cho người dân Brazil.

  • VCK World Cup 1994: Khi cả thế giới thay đổi VCK World Cup 1994: Khi cả thế giới thay đổi

    Cả thế giới gọi bóng đá là football (hoặc fussball, futebol, voetbal..., tùy ngôn ngữ), chỉ riêng nước Mỹ gọi đấy là soccer, vì dân Mỹ đã có môn football của họ, khác hoàn toàn so với khái niệm “bóng đá” mà chúng ta biết đến.

  • Kích cầu khán giả  tại V.League Kích cầu khán giả tại V.League

    Khi nền kinh tế đóng băng, các nhà hoạch định sẽ tìm mọi cách để kích cầu. Trong bối cảnh V.League không thu hút được đông đảo người hâm mộ như hiện nay, BTC giải và các đội bóng cũng nên tính đến chuyện chủ động tìm đến khán giả; kích thích, lôi kéo họ đến sân.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x