Vì sao các tỉ phú hăm hở đổ tiền vào bóng đá?

Chiêu Văn
20:27 ngày 19-11-2014
Kể từ đầu thế kỷ, việc một tỉ phú nước ngoài mua lại một CLB Premier League không phải là điều gì lạ lùng, nhưng tất cả thay đổi với thương vụ Roman Abramovich mua Chelsea năm 2003.
Vì sao các tỉ phú hăm hở đổ tiền vào bóng đá?
Tại giải Ngoại hạng hiện giờ, 11 đội thuộc về các ông chủ ngoại, và nhìn chung thì những đội này đang là các thế lực lớn nhất của giải đấu. Cả 4 đội về đích đầu tiên mùa trước đều thuộc về những đại gia không phải người đảo Anh. Nhưng tất nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra như mơ ước của các CĐV. Birmingham City trải qua cơn ác mộng dưới thời ông chủ người Hong Kong vốn từng vào tù ra tội Carson Yeung, trong khi giấc mơ của Blackburn với tập đoàn gia cầm Ấn Độ Venky trở thành ảo ảnh (cùng một nỗ lực đưa về Ronaldinho). Vincent Tan cũng gây ra nhiều tranh cãi với Cardiff City.

Làn sóng chủ ngoại khởi đầu ở Premier League giờ cũng đã lan ra khắp châu Âu. Các doanh nhân Qatar đặc biệt tỏ ra tích cực với bóng đá sau khi nước này giành quyền đăng cai World Cup. Paris Saint-Germain FC hiện thuộc quyền sở hữu của Qatar Sports Investment. Chủ tịch CLB Nasser Al Khelaifi là một thành viên trong Ủy ban tổ chức World Cup của Qatar. Mục tiêu đầu tư vào PSG, vì thế, thật rõ ràng: tăng cường danh tiếng của Qatar trên quy mô toàn cầu nhằm chuẩn bị cho World Cup. Đó cũng có thể là điều mà các đại gia Nga nghĩ tới khi bỏ tiền cho những đội bóng lớn tại châu Âu: Nga sẽ là nước tổ chức World Cup 2018.

Mục tiêu cuối của Al Khelaifi là World Cup 2022?

Với một số ông chủ khác, đội bóng có thể đơn giản chỉ là một món đồ chơi. Ở một mức độ nào đó, nhất là thời kỳ đầu, Chelsea với Abramovich là như thế: một thứ trang sức của giới nhà giàu mới. Nhà tài phiệt Nga yêu bóng đá và giống như những người sưu tập tem, Chelsea là một bộ sưu tập sở thích của ông. Tuy nhiên, phóng viên Matthew Syed của báo Anh The Times, người đã dành ra nhiều năm nghiên cứu thời kỳ của Abramovich tại Chelsea, cho rằng còn những lý do khác, và sẽ là ngây thơ nếu cho rằng ông chỉ mua lại CLB London như một thú giải trí.

Nguồn gốc tài sản của nhà tài phiệt Nga, được tích tụ trong thời tranh tối tranh sáng giai đoạn sau khi Liên Xô sụp đổ, có một phần bất minh. Việc mua lại Chelsea giúp ông không bị chú ý vào đó nữa và uy tín nhận được trong bóng đá cải thiện rất nhiều hình ảnh cá nhân của Abramovich, vốn trước kia chỉ được coi là một kẻ giàu sổi nhờ gặp thời vận.

Một lý do nữa rất giản dị khiến các đại gia mua lại đội bóng: họ muốn kiếm lời. Mike Ashley đầu tư vào Newcastle với mục tiêu gần như công khai là bán đi để thu về một khoản hời béo bở. Tầm nhìn ổn định của ông với đội chủ sân St James’ Park là giữ họ lại Premier League, mua rẻ, bán đắt trên thị trường chuyển nhượng và tích cực tìm người mua lại đội bóng. Ông nói thẳng rằng việc sở hữu Newcastle “mang lại nhiều lợi ích cho Sports Direct (công ty của riêng ông) và các cổ đông”.

Mike Ashley đầu tư vào Newcastle như một hình thức kinh doanh

Ashley sử dụng Newcastle để quảng bá cho Sports Direct. Ông không trả tiền quảng cáo và giăng băng-rôn ở St James’ Park, thậm chí còn đặt lại tên sân nhà của CLB là Sports Direct trong một giai đoạn ngắn. Ashey giờ còn bỏ tiền đầu tư vào Rangers với tầm nhìn một khi bán được Newcastle, ông sẽ tiếp tục mô hình tương tự tại đội bóng Scotland. Động cơ duy nhất của ông là tạo ra lợi nhuận ngày càng lớn cho Sports Direct.

Gia đình Glazer cũng đơn giản muốn kiếm lời từ Manchester United. Rất nhiều CĐV áo đỏ đã phàn nàn về việc gia đình tài phiệt Mỹ này chuyển khoản nợ cá nhân 500 triệu bảng của họ lên CLB sau khi mua lại đội bóng và Man United sẽ phải è cổ ra trả lãi, nhờ họ có lợi nhuận rất lớn. Nhà Glazer cũng đã cổ phần hóa đội bóng và thu về 75 triệu bảng tiền mặt sau khi chào bán cổ phiếu ở Sàn chứng khoán New York năm 2012. Tóm lại, Man United là một con bò sữa thật sự với những ông chủ Mỹ. Những ông chủ có cùng mục tiêu như thế, ở quy mô nhỏ hơn, còn bao gồm Tan ở Cardiff và Assem Allen ở Hull City.

Các ông chủ mua những đội bóng vì nhiều mục đích khác nhau, nhưng rất thường xuyên, họ không công khai mục đích đó, nhưng có một điều khá chắc chắn, dù là mục đích gì, đó không bao giờ là tình yêu đơn thuần với bóng đá.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x