Vì sao Paris đang là cái nôi của bóng đá thế giới?

Quang Hoà Quang Hoà
16:28 ngày 29-12-2017
Cách đây gần 2 thập kỷ, HLV Arsene Wenger từng đánh giá Paris chỉ xếp sau Sao Paulo trong danh sách những cái nôi bóng đá tốt nhất hành tinh. Tuy nhiên, bây giờ thủ đô nước Pháp mới là nơi sản sinh ra nhiều tài năng hơn cả.
Vì sao Paris đang là cái nôi của bóng đá thế giới?
Chứng kiến việc hàng loạt ngôi sao như Paul Pogba, Anthony Martial, N'Golo Kante, Kingsley Coman, Blaise Matuidi, Kylian Mbappe, Riyad Mahrez hay Yacine Brahimi trưởng thành từ Paris, cây viết Simon Kuper đã cố gắng nghiên cứu để tìm ra câu trả lời cho hiện tượng thú vị này. Dưới đây là những chia sẻ của ông được đăng tải trên trang ESPN.

Tôi sống ở Paris và dành phần lớn thời gian mỗi sáng cuối tuần để xem lũ trẻ ở đây chơi bóng. Nhìn chung, mọi thứ diễn ra đều đặn tới mức gần như quy luật. Cụ thể, cứ vào buổi sáng những ngày cuối tuần mọi người lại chen nhau lên xe và được chở đến một khu thể thao phức hợp gọn gàng ở ngoại ô (địa điểm ưa thích nhất của tôi mang tên Stade Karl Marx). 

Mặt sân ở đó thường lạnh như đóng băng vào mùa Đông và được bao quanh bởi những căn hộ dơ dáy. Đa phần những khu vực ngoại ô Paris đều không có gì gọi là thơ mộng. Dẫu vậy, bất chấp những định kiến của người nước ngoài về khu vực này, ngoại ô Paris không phải là nơi thuộc về những người ngèo khó, sống trong đầy rẫy những khu ổ chuột hay đáng bị gọi là địa ngục chuyên quy tụ dân giang hồ, khủng bố.

Khi tới sân tập, trong lúc chờ lũ trẻ thay đồ thì các phụ huynh thường thưởng thức cafe được mua trong hiệu bánh hoặc đơn giản hơn từ máy bán hàng tự động. Sau đó, những cậu bé rời phòng thay đồ và ra sân trong các bộ trang phục đầy màu sắc. Bên ngoài đường biên, ban tổ chức cho căng những biển báo để cổ vũ mọi người chơi bóng với tinh thần cao thượng.


Lúc trận đấu diễn ra, điều gây ấn tượng nhất với tôi là các cầu thủ nhí có thể thực hiện những đường phối hợp rất chất lượng. Họ phải tự ghi nhớ tỷ số trong đầu bởi khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên BTC mới cho công bố kết quả cuối cùng. 

Đây là chủ trương đầy tính thận trọng được phát động bởi LĐBĐ Pháp. Mục đích của họ là muốn lũ trẻ bớt căng thẳng khi chơi bóng. Sau mỗi trận đấu, mọi người đều vui vẻ bắt tay nhau, tận hưởng bữa trưa trước khi về nhà cùng với gia đình.

Bóng đá Pháp đã từng bước phát triển chính từ những chi tiết nhỏ như thế này. Nên biết, mãi đến nhiều thập kỷ sau chiến tranh hầu hết cơ sở hạ tầng ở những khu vực ngoại ô mới được xây dựng. Khi số lượng người nhập cư dần tăng lên cũng là lúc các khu liên hợp thể thao xuất hiện ngày một nhiều. Bóng đá địa phương cứ như thế mà được cải thiện dần dần.

Thực ra ban đầu không có nhiều tài năng trưởng thành từ đây. Tôi nhớ trong đội hình xuất phát của ĐT Pháp vô địch châu Âu năm 1984 không có bất cứ thành viên nào đến từ Paris. Đến năm 1998, đội hình nhà vô địch thế giới đã có 3 gương mặt đến từ ngoại ô Paris là Thierry Henry, Patrick Vieira và Lilian Thuram. 


Ngày nay, ngoại ô Paris đã cung cấp tới hơn 1/3 nguồn cầu thủ cho ĐT Pháp. Trong cuốn sách: "Khoa học xã hội trong các CLB bóng đá" do 2 tác giả Bastien Drut và Richard Duhautois biên soạn có một chi tiết đáng chú ý là ở mùa 1995/96 chỉ có 10% cầu thủ chơi bóng tại Ligue 1 tới từ ngoại ô Paris. Vậy mà đến mùa 2013/14 con số này đã tăng lên thành 27%.

Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện tại Turin năm 2016, tôi từng hỏi Pogba rằng tại sao ngoại ô Paris lại ươm mầm ra nhiều tài năng đến thế, anh ta đã giải thích: "Đơn giản là vì ở đây chỉ có bóng đá và bóng đá". Theo Pogba, mọi đứa trẻ ở đây đều chơi bóng hằng ngày. Đó là cách chúng tránh được việc dành cả quãng thời gian thơ ấu để làm những điều vô vổ và ngốc nghếch.

Chính vì thực tế trên, một khu vực như Les Ulis (một thành phố vệ tinh của Paris) bị cô lập tới mức thậm chí không có nhà ga tàu điện vẫn có thể sản sinh ra những tài năng như Henry, Martial hay Evra. 

Trở lại với Pogba, cầu thủ này cùng với mẹ và 2 người anh sinh đôi từng sinh sống ở Roissy. Ngay cạnh căn chung cư cũ của họ là khu liên hợp thể thao với những sân bóng rổ và bóng đá nhỏ. Ở những khu ngoại ô chật chội như Roissy, sân chơi luôn đầy ắp lũ trẻ vì nhờ đó chúng mới có cơ hội thoát được cảnh bức bối khi bị nhồi nhé trong nhà.


Ngay cả trong kỷ nguyên điện thoại thông minh, rất nhiều cậu bé ở Paris sẵn sàng tập luyện tối thiểu 10.000 giờ để nuôi hy vọng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Trong đầu họ chỉ có bóng đá và không để những kỳ nghỉ hay khóa học violin làm phân tâm. Điều này cũng tương tự như những khu phố bên Mỹ sản sinh ra hàng loạt ngôi sao bóng rổ.

Có không ít các bậc phụ huynh ở Paris chấp nhận hy sinh thời gian của họ chỉ để cho các con có điều kiện trở thành triệu phú bóng đá sau này. Bố của Pogba chính là một ví dụ. Tôi được biết người đàn ông nhập cư gốc Guinea này đã bơm thật căng để trái bóng trở nên cứng hơn thường lệ rồi mới cho 3 cậu con chơi. Biện pháp này theo ông có thể giúp tăng lực sút của cầu thủ.

Trong khi đó, tại Seine-Saint-Deni (khu ngoại ô nghèo ở Đông Bắc Paris), ông bố người Cameroon của Mbappe không chỉ dạy con mình ở nhà mà còn làm điều đó ở CLB địa phương có tên AS Bondy. Sự kết hợp này mang lại hiệu quả hơn cả mong đợi.

Thực tế thì ngay cả những khu vực nghèo nhất ở ngoại ô Paris, người dân cũng có quyền tự hào khi không bao giờ thiếu những CLB được nhà nước tài trợ kinh phí hoạt động và các HLV chuyên nghiệp. Có lần, tôi hỏi cựu HLV đội trẻ US Roissy (CLB gần nhà Pogba đã thu nhận cả 3 anh em của anh) là Sambou Tati về việc Pogba mơ gì khi còn là đứa trẻ.


Tati trả lời: "Tất cả những cậu bé ở đây đều muốn trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Vấn đề của Pogba nằm ở khả năng đi bóng của cậu ấy. Nhận thấy điều này, tôi bảo Pobga rằng cậu đang mất thời gian và không thể trở thành cầu thủ giỏi được đâu. Pogba chỉ đáp lại ậm ừ, nhưng cậu ấy đã nỗ lực hơn và cho thấy mình rút ra được những bài học bổ ích.

Tôi nghĩ điểm đặc biệt ở ngoại ô Paris so với những nơi khác là những khu liên hiệp thể thao đã giúp phân loại cầu thủ cực tốt. Khi những cầu thủ nhí có năng khiếu được phát hiện, ngay lập tức chúng chuyển sang chế độ tập luyện chuyên nghiệp hơn.

Chủ tịch LĐBĐ ngoại ô Paris là Jamel Sandjak tiết lộ, chất lượng và động lực trở thành cầu thủ chuyên nghiệp của lũ trẻ ở khu vực do ông quản lý luôn cao hơn những nơi khác. Từ đó, những CLB chuyên nghiệp cũng có căn cứ để thường xuyên cử tuyển trạch viên đến săn các tài năng trẻ ở ngoại ô Paris.

Với những gì Sandjak chia sẻ, không ngạc nhiên khi mới 13 tuổi Pogba đã ký hợp đồng với học viện Le Havre (cách Paris 200 km) sau khi được các tuyển trạch viên CLB này theo sát trong một thời gian dài. Khi ấy Le Havre đã giành được Pogba ngay trước mắt Le Mans, nhưng 2 năm sau họ lại phải bất lực chứng kiến viên ngọc thô của mình chuyển sang khoác áo M.U.

Pogba chỉ là một ví dụ tiêu biểu về thế hệ gồm nhiều cầu thủ ngôi sao Pháp đương đại trưởng thành từ ngoại ô Paris. Cách làm bóng đá và cơ sở vật chất ở đây rõ ràng rất lý tưởng để thủ đô nước Pháp trở thành cái nôi bóng đá số 1 thế giới lúc này.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Falcao sánh vai Giuly Falcao sánh vai Giuly

    Nếu không dính chấn thương và phải nghỉ 6 tuần ở mùa này thì có lẽ, số bàn thắng của Radamel Falcao cho Monaco tại Ligue 1 đã không dừng ở con số 15 sau lượt đi.

  • Ligue 1 năm 2017: Cavani ghi nhiều bàn nhất, Thauvin kiến tạo tốt nhất Ligue 1 năm 2017: Cavani ghi nhiều bàn nhất, Thauvin kiến tạo tốt nhất

    Xét về mặt bàn thắng, Edinson Cavani chính là cầu thủ chơi hiệu quả nhất với 36 lần “nổ súng” trong năm 2017. Nhưng xét về kiến tạo, Florian Thauvin mới dẫn đầu. Còn về tính chất quyết định của một trận đấu, Neymar là số một.

  • ĐHTB Ligue 1 - 2017: Cuộc chơi riêng của Monaco và PSG ĐHTB Ligue 1 - 2017: Cuộc chơi riêng của Monaco và PSG

    Tờ L’Equipe vừa bầu chọn đội hình tiêu biểu Ligue 1 trong năm 2017. Theo đó, Monaco và PSG thống trị đội hình khi cả 11 vị trí đều đã và đang thuộc về 2 CLB này.

  • PSG: Sự đi xuống khó hiểu của Kurzawa PSG: Sự đi xuống khó hiểu của Kurzawa

    Hè 2015, Layvin Kurzawa cập bến PSG với giá 23 triệu euro, chưa kể chi phí phụ, trong sự kỳ vọng thay thế xứng đáng lão tướng Maxwell.

  • Mbappe không còn xem Ronaldo là thần tượng Mbappe không còn xem Ronaldo là thần tượng

    Tiền đạo Kylian Mbappe của Paris Saint Germain tiết lộ hồi còn nhỏ anh từng rất hâm mộ ngôi sao Cristiano Ronaldo, tuy nhiên điều này không còn đúng vào thời điểm hiện tại.

  • Chủ tịch Jacques-Henri Eyraud: "Marseille được hưởng quá ít phạt đền" Chủ tịch Jacques-Henri Eyraud: "Marseille được hưởng quá ít phạt đền"

    Chủ tịch Jacques-Henri Eyraud của Marseille vừa lên tiếng phàn nàn về việc đội nhà được trọng tài cho hưởng quá ít penalty và thường xuyên bị xử ép trong những trận cầu quan trọng.

  • Luis Enrique đạt thỏa thuận dẫn dắt PSG Luis Enrique đạt thỏa thuận dẫn dắt PSG

    HLV Unai Emery sẽ hết hạn hợp đồng với PSG vào tháng 6/2018 và nhiều khả năng ông sẽ phải khăn gói rời sân Parc des Princes. Và một nguồn tin uy tín từ Tây Ban Nha cho biết, Luis Enrique đã đạt thỏa thuận dẫn dắt PSG từ mùa tới!

  • Với Tomas Koubek, Rennes đã tìm ra Petr Cech mới Với Tomas Koubek, Rennes đã tìm ra Petr Cech mới

    Kể từ đầu mùa, Rennes đã sử dụng tới 3 thủ môn. Sau Abdoulaye Diallo (bắt 3 trận) và Rais M’Bohli (1 trận), đến lượt Tomas Koubek. Và với Koubek, đội bóng vùng Bretagne mới thực sự tìm được “người gác đền” tin tưởng.

  • Luiz Gustavo, thương vụ xuất sắc nhất sau lượt đi Ligue 1 Luiz Gustavo, thương vụ xuất sắc nhất sau lượt đi Ligue 1

    Không phải Mbappe hay Neymar, mà Luiz Gustavo mới là bản hợp đồng gây ấn tượng mạnh nhất tại Ligue 1 giai đoạn lượt đi mùa này. Bỏ ra 10 triệu euro, Marseille không chỉ có một tiền vệ hàng đầu mà còn là một ông chủ thực sự tại đội bóng thành phố cảng miền Nam nước Pháp.

  • Những nhà cựu vô địch đi về đâu? Những nhà cựu vô địch đi về đâu?

    Lượt đi Ligue 1 2017/18 chứng kiến cuộc sụp đổ đồng loạt của những nhà cựu vô địch như St.Etienne, Lille, Bordeaux, Toulouse. 4 đội bóng này đều đang xếp từ 15 đến 18 trên BXH.

  • Falcao - Fekir góp tiếng nói quyết định Falcao - Fekir góp tiếng nói quyết định

    Dù Ligue 1 mùa 2017/18 mới đi được một nửa chặng đường nhưng chức vô địch gần như nằm chắc trong tay PSG. Và bây giờ, điều người ta quan tâm nhất chỉ là cuộc đua cho ngôi nhì giữa Monaco và Lyon. Radamel Falcao và Nabil Fekir, trụ cột của hai đội, có lẽ sẽ quyết định thành bại trong cuộc đua này.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x