Vì sao Rashford chơi hay ở ĐT Anh nhưng tệ ở M.U?

Minh Việt
07:18 ngày 21-11-2018
Marcus Rashford là ngôi sao sáng của ĐT Anh ở chiến thắng 3-2 trước Tây Ban Nha hồi tháng trước. Còn ở trận đấu với Croatia mới đây, tiền đạo trẻ này cũng đá khá ổn. Câu hỏi đặt ra: Vì sao Rashford thường chơi hay khi lên tập trung ở ĐTQG, nhưng lại thường đá tệ khi trở lại CLB thi đấu cho M.U?
Vì sao Rashford chơi hay ở ĐT Anh nhưng tệ ở M.U?
Sự tự tin và vị trí rõ ràng là chìa khoá
HLV Gareth Southgate đã đổi từ sơ đồ 3-5-2 ông dùng ở World Cup 2018 sang 4-3-3 ở Nations League. Sơ đồ này giúp ĐT Anh chơi tấn công tốt hơn. Ở sơ đồ mới, bộ ba tấn công thường xuyên là Harry Kane đá cắm, Raheem Sterling là tiền đạo lệch phải còn Rashford đá tiền đạo lệch trái. Việc Anh chuyển sang sơ đồ mới là nguyên nhân quan trọng giúp Rashford thường xuyên toả sáng khi lên ĐTQG. 

Rashford là một trong những ngôi sao sáng nhất của Anh ở chiến thắng 3-2 trước Tây Ban Nha. Anh in dấu giày ở bàn mở tỷ số của Sterling, rồi tự mình ghi bàn thắng thứ 2. Mới đây, ở trận gặp Croatia, Rashford cũng thường xuyên là hiểm hoạ cho hàng thủ nhà á quân thế giới với những pha xuyên phá tốc độ và trực diện bên hành lang trái. 

Trong sơ đồ mới của Southgate, Rashford luôn được đóng đinh ở vị trí tiền đạo lệch trái và chơi thấp hơn so với Sterling và Kane. Với cách đá này, Rashford có thể lùi xuống thấp lấy quả bóng, rồi tấn công vào khoảng trống phía trên. Một tình huống ở trận gặp Croatia đã chỉ rõ điều này. Rashford nhận bóng ở khoảng 20m trước vòng cấm đối phương, dùng tốc độ xuyên vào khoảng trống giữa Ante Rebic và Luka Modric, rồi tấn công thẳng vào vị trí của Tin Jedvaj trước khi bị cầu thủ này phạm lỗi ở khu vực nguy hiểm (ảnh 1). Một pha bóng khác ở hiệp 2 cũng cho thấy sự lợi hại của Rashford khi đá lệch trái và chơi thấp hơn so với Sterling và Kane. Đó là pha bóng Rashford đã xuyên thẳng vào hàng thủ Croatia, trước khi bị Dejan Lovren ngăn lại (ảnh 2). 

Tốc độ của Rashford là điều giúp Anh luôn rất nguy hiểm ở những pha phản công. Một pha bóng nữa chỉ ra điều này. Lần này, Rashford nhận quả bóng từ phần sân nhà, anh mở tốc độ vượt qua hậu vệ Croatia, rồi chuyền quả bóng rất thuận lợi cho Sterling, người lẽ ra phải ghi bàn ở tình huống này (ảnh 3). 

Rashford và Sterling không thành công ở pha bóng đó. Nhưng ở trận gặp Tây Ban Nha, bộ đôi này đã cùng nhau lập công ở một tình huống phản công tương tự. Kane nhận đường chuyền xuyên tuyến từ thủ thành Jordan Pickford, rồi đội trưởng Tam sư mở quả bóng ra biên trái cho Rashford đang đợi sẵn. Tiền đạo trẻ này mở tốc độ rồi kiến tạo để Sterling ghi bàn (ảnh 4). 


Trong 2 trận gần nhất của Tam sư gặp Tây Ban Nha và Croatia, Rashford đều chơi theo cách này. Anh có một vị trí rõ ràng, luôn là tiền đạo lệch trái, chơi thấp hơn so với Kane, Sterling, nhận quả bóng, mở tốc độ, đột phá trực diện vào lớp phòng ngự đối phương. 

Không ai nghi ngờ tốc độ và khả năng đi bóng với trái bóng dính trong chân của Rashford. Anh chỉ cần cải thiện kỹ thuật dứt điểm chưa thực sự ổn định. Ở trận lượt đi hoà 0-0 với Croatia, Rashford đã bỏ lỡ 2 cơ hội ăn bàn mười mươi. Trận lượt về tại Wembley, anh cũng không thành công ở một tình huống 1 đấu 1. Dĩ nhiên, đừng quên là Rashford mới chỉ 21 tuổi. Anh còn nhiều thời gian để tiến bộ. 

Dù sao thì Rashford đang ngày càng khẳng định vị trí đá chính vững chắc ở Tam sư. Trong năm 2018, Rashford được chơi tận 16 trận cho ĐTQG. Và mọi số liệu đều chỉ ra phong độ của anh ở Tam sư hay hơn nhiều so với khi đá cho M.U. Tỷ lệ chuyển hoá cơ hội thành bàn, tỷ lệ lừa bóng thành công, hay tỷ lệ chuyền chính xác của Rashford ở ĐT Anh đều cao hơn so với M.U. 

Vì sao Rashford lại kém hơn ở M.U?
Thực ra, Rashford cũng từng được HLV Mourinho trao cho vị trí giống như ở ĐTQG là tiền đạo lệch trái. Ở trận thắng Liverpool 2-1 mùa trước, Rashford đã ghi cả 2 bàn khi đá ở vị trí này. Sơ đồ chạm bóng trung bình của Rashford (số 19) ở trận M.U - Liverpool cũng tương tự sơ đồ chạm bóng trung bình của anh (số 11) ở trận Anh - Croatia (ảnh 5). 

Nhưng bất chấp phong độ đó, có một vấn đề ở M.U khiến Rashford không thể được trao cho một vị trí ổn định, rõ ràng là tiền đạo lệch trái như khi anh chơi ở Tam sư. Vấn đề đó mang tên Anthony Martial. 


Mùa này, Martial đã chơi quá hay ở vị trí được cho là yêu thích nhất của Rashford. Ngôi sao người Pháp đã ghi bàn ở 5 vòng liên tiếp tại Premier League. Những thống kê từ mùa giải trước đến giờ của Martial cũng hơn hẳn Rashford. Cụ thể, Martial có 15 bàn trong khi Rashford chỉ có 9. Tỷ lệ chuyển hoá cơ hội thành bàn của Martial là 37,5%, cao hơn nhiều so với Rashford (20,45%). Martial cũng tạo 45 cơ hội ghi bàn, so với chỉ 27 của Rashford. Có thể nói, Rashford giờ khó thể cạnh tranh được với Martial ở vị trí tiền đạo lệch trái. 

Chính điều này khiến Mourinho phải kéo Rashford (số 10) ra những vị trí khác, từ đá trung phong như ở trận thắng 2-1 trước Everton, hay đá cánh phải như ở trận hoà 2-2 với Chelsea. Biểu đồ vị trí trung bình đã chỉ ra điều đó (ảnh 6). Chính việc phải chơi ở khắp nơi như này, thay vì bám cánh trái như ở Tam sư, là một phần nguyên nhân khiến Rashford không thể toả sáng ở M.U như khi anh chơi cho ĐTQG. 

Tới đây, câu hỏi đặt ra là liệu Rashford có thể chơi tốt ở vị trí tiền đạo lệch phải hay trung phong như Mourinho mong muốn? Câu trả lời là nếu không ở cánh trái, thì tốt nhất là cánh phải, chứ khó thể là trung phong. Bởi trong cách chơi của Mourinho, trung phong phải là người biết chơi quay lưng với khung thành, tỳ đè, giữ quả bóng lại chờ đợi đồng đợi băng lên. Đây là lý do Romelu Lukaku luôn là tiền đạo ưa thích của Mourinho dù anh này đã không ghi bàn kể từ ngày 15/9. Còn Rashford thì là mẫu tiền đạo khác hẳn Lukaku. Anh không thể chơi quay lưng với khung thành như Lukaku, mà anh cần khoảng trống để tạo ra sự nguy hiểm nhiều nhất cho đối phương. Xin nhắc lại, thế mới nói nếu không phải lệch trái, thì tốt nhất là lệch phải, chứ khó thể là trung phong. Và điều quan trọng là dù đá ở bất kỳ vị trí nào thì anh cũng cần cải thiện được khả năng dứt điểm của mình. 

Điều này, có lẽ Rashford phải học hỏi nhiều từ Sterling. Trước khi Pep Guardiola đến Man City, Sterling chỉ ghi 6 bàn, có 2 pha kiến tạo và tạo ra 35 cơ hội ở Premier League. Ngay mùa đầu tiên được Pep dẫn dắt (mùa 2016/17), Sterling đã tiến bộ với 7 bàn, 6 kiến tạo, tạo ra 46 cơ hội. Mùa trước, Sterling còn hay hơn nữa với 18 bàn, 11 kiến tạo, tạo ra 55 cơ hội. Sterling đã lột xác hoàn toàn nhờ Pep. 

Ước gì, M.U và Rashford đang được dẫn dắt bởi Pep, chứ không phải Mourinho… 

So sánh Rashford ở M.U và ĐT Anh trong năm 2018 


Ảnh 1
Ảnh 1

Ảnh 2
Ảnh 2

Ảnh 3
Ảnh 3

Ảnh 4
Ảnh 4

Ảnh 5
Ảnh 5

Ảnh 6
Ảnh 6
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
<
  • MU đạt thỏa thuận cá nhân siêu khủng với Toney MU đạt thỏa thuận cá nhân siêu khủng với Toney

    Tiền đạo Ivan Toney đang trên đường rời Brentford và bến đỗ mới có thể sẽ là MU, khi những nguồn tin thân cận tiết lộ chân sút người Anh đã đạt thỏa thuận về mức lương khủng với Quỷ đỏ thành Manchester.

  • Klopp & cái kết không trọn vẹn tại cúp châu Âu với Liverpool Klopp & cái kết không trọn vẹn tại cúp châu Âu với Liverpool

    Liverpool vốn nổi danh là một chuyên gia đá cúp tại châu Âu. Nhưng có một giai đoạn, họ sa sút không phanh và chỉ đến khi Jurgen Klopp tới, sức mạnh đó mới bừng tỉnh. Dẫu vậy, có chút tiếc nuối khi Klopp không thể có cái kết trọn vẹn với The Kop.

  • Sancho mang về khoản tiền lớn cho MU Sancho mang về khoản tiền lớn cho MU

    Việc Dortmund giành vé vào bán kết Champions League khiến đội bóng này phải móc hầu bao khoản tiền lớn để trả cho MU liên quan tới thương vụ mượn cầu thủ chạy cánh Jadon Sancho.

  • Ớn lạnh với tuần lễ ác mộng của Premier League ở châu Âu Ớn lạnh với tuần lễ ác mộng của Premier League

    Đây không phải là một tuần lễ bình thường đối với các CLB Premier League ở đấu trường châu Âu, và điều đó đã khiến một số người phải vội vã công bố cuộc khủng hoảng mới nhất của bóng đá Anh.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x