World Cup & tinh thần: “Dế mèn phiêu lưu ký”

Kỳ Lâm
Từ 18:33 ngày 08-07-2014
“Cầu thủ nào được réo tên nhiều nhất World Cup này? Không phải Messi, không phải Neymar hay Ronaldo. Câu trả lời là anh La. Xin một tràng pháo tay đón chào anh Klaas-Jan Huntelaar, nhân vật của chương trình “Khách mời Fan... Phét” hôm nay.

 Xin chào anh Huntelaar. Trong lúc nghỉ đợi đá bán kết, anh làm gì?
- Đọc sách. Tôi yêu sách lắm, cứ rảnh là đọc. Tôi thấy các anh cũng mê sách đấy chứ. Vừa rồi cộng đồng mạng bên anh cứ inh ỏi vụ anh đạo diễn và cô hoa hậu gì ngồi lên sách.

Anh cũng biết vụ ấy à? Quan điểm của anh thế nào?
- Tôi thấy sợ đội “cảnh sát đạo đức” trên mạng. Văn hóa đọc hoàn toàn khác với văn hóa tôn sùng sách kiểu bầy đàn. Sách rõ là quý nhưng quý ở nội dung truyền tải. Nhưng ở thời buổi làm sách bát nháo như thế này, nội dung thì nhảm nhí, câu từ thì ngô nghê, đầy lỗi chính tả… thế thì quý giá cái gì. Chúng sao sánh được với những tác phẩm như “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài…

Ô, anh cũng đọc “Dế Mèn phiêu lưu ký”?
- Sao lại không? Tác phẩm này đã được dịch ra hàng chục ngôn ngữ. Tôi cũng biết, nhà văn Tô Hoài mới mất, khi World Cup 2014 đang diễn ra, thời điểm hơn 70 năm sau khi “Dế Mèn phiêu lưu ký” chào đời năm 1941. Tôi cực mê truyện này vì ngỡ rằng Tô Hoài viết cho đám cầu thủ chúng tôi?

Nhưng cụ ấy đâu biết bóng đá khi viết sách?
- Giá trị của văn chương tuyệt hảo là như thế. Giới nào, độ tuổi nào, nghề nào cũng thấy chính mình lúc soi vào đó. Khi mới thành danh, cầu thủ kiêu căng, ngạo mạn và hợm hĩnh nào khác gì Dế Mèn lúc trẻ. Nếu rơi vào tay đám “trẻ trâu”, tức những gã cò tham lam, độc ác, cầu thủ chỉ là con rối mua vui để đổi lại những danh tiếng hão.

Sống trong chiếc hộp giấy ảo tưởng, cầu thủ cũng như Dế Mèn đâu biết rằng nghiệp đá bóng hay chọi dế ngắn lắm, sẽ ra sao khi sức tàn lực kiệt? Những lời ve vãn, ái mộ của đám ve sầu, cào cào càng khiến cầu thủ huênh hoang và tự đắc như võ sỹ Bọ Ngựa, biến mình thành những ngựa chứng sân cỏ.

Liên tưởng hay quá!
- Chưa hết, khi đã tỉnh ngộ, Dế Mèn liền chung sức cùng với Châu Chấu Voi, Kiến đi khắp nơi để cùng muôn loài kết nghĩa anh em. World Cup chính là kết quả của hành động đó khi cầu thủ từ 5 châu, 4 bể được hội tụ, thi đấu và cống hiến vì đam mê. 

Tinh thần “thế giới đại đồng” trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” thể hiện rất rõ ở lá cờ “My game is Fair Play”. Tinh thần thể thao “chơi đẹp” chính là tôn chỉ của một thế giới đại đồng, khi tất cả đều sống trong sự cao thượng của môn thể thao vua. Dẫu rằng thế giới đó và tinh thần đó còn xa lắm.

Giá trị của “Dế Mèn phiêu lưu ký” là thế. Phải đọc và cảm nhận được tinh thần nhân văn cao đẹp mà tác giả gửi gắm, chứ không thể tôn thờ cái vỏ mà chẳng hiểu cái lõi là gì. Bóng đá cũng thế, giá trị của nó nằm ở những điều mà khán giả thụ cảm sau trận đấu chứ không phải ở tên tuổi cầu thủ, trái bóng…

Cám ơn anh đã cho chúng tôi một góc nhìn rất lạ.
- Đừng cám ơn tôi, hôm nay, nếu anh có đến viếng nhà văn Tô Hoài, hãy thắp giùm tôi một nén hương. Nói hộ với anh linh của cụ rằng, chúng tôi sẽ chiến đấu hết mình ở World Cup để thổi bùng ước mơ về một thế giới đại đồng đẹp đẽ.
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x