7 đội Hồi giáo chuẩn bị World Cup thế nào trong tháng Ramadan?

Nguyên Phong
Từ 11:26 ngày 14-06-2018
Tháng Ramadan của người Hồi giáo trong năm 2018 kết thúc đúng vào ngày khai mạc World Cup 2018. Vậy trong tháng qua, 7 đội có phần lớn cầu thủ là người Hồi giáo đã phải chuẩn bị thế nào để vừa giữ giới luật, lại vừa đủ thể lực để thi đấu tại World Cup 2018?
Tháng Ramadan là gì? 
Trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc... nghĩa là không được đưa bất kể thứ gì vào miệng, nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày, cụ thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn.

Luật của đạo cũng quy định rõ: Cho những người đang ốm, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người đang đi du lịch ở nước ngoài mà nước này không lấy đạo Hồi làm quốc giáo, được miễn trừ.

Saudi Arabia
Saudi Arabia là đối thủ của Nga trong trận khai mạc và trận đấu đó diễn ra trong đúng ngày cuối cùng của tháng Ramadan. Hơn nữa, nơi Saudi Arabia đóng quân ở St Petersburg đang trải qua tới 18 tiếng có ánh sáng ban ngày. Vì thế, Saudi Arabia đã quyết định dời ngày cuối cùng của tháng lễ này đến sau World Cup 2018. Nhà chức trách Saudi Arabia cấp giấy phép hoãn cho cầu thủ dựa trên nguyên nhân “đang ở quốc gia mà đạo Hồi không phải là quốc giáo”.

Saudi Arabia sẽ lùi ngày ăn kiêng để đá với Nga trận khai mạc
Saudi Arabia sẽ lùi ngày ăn kiêng để đá với Nga trận khai mạc

Iran
Tại Cộng hòa Hồi giáo Iran, không có chuyện phàn nàn về ảnh hưởng của việc ăn kiêng ở tháng Ramadan với thể thao. Vì lịch Ramadan ở từng quốc gia là khác nhau, Iran vẫn chưa kết thúc tháng ăn kiêng khi họ gặp Morocco ở trận mở màn bảng B World Cup 2018. Do đó, các cầu thủ Iran vừa phải ăn kiêng vừa phải thi đấu.

Morocco
Trong số các quốc gia đối mặt với tình trạng khó xử vì tháng Ramadan ở World Cup 2018, Morocco là đội im tiếng nhất. Cả LĐBĐ Morocco lẫn các nhà chức trách ở nước này đều không bình luận gì về sự chuẩn bị của đội tuyển. Giống Iran, Morocco cũng chưa kết thúc tháng Ramadan sau trận đấu mở màn. Như vậy, trận Iran vs Morocco là cuộc đối đầu giữa 2 đội chịu ảnh hưởng từ việc ăn kiêng.

Tunisia
Đội hình dự World Cup 2018 của Tunisia tuân thủ nghiêm ngặt luật ăn kiêng. Tiền vệ Wahbi Khazri nói Ramadan là “rất khó khăn” và các cầu thủ không thể ăn hoặc uống khi mong muốn.

Thủ môn Tunisia phải giả vờ đau giữa trận để đồng đội tranh thủ
Thủ môn Tunisia phải giả vờ đau giữa trận để đồng đội tranh thủ "đi ăn"

Ai Cập
LĐBĐ Ai Cập thuê chuyên gia dinh dưỡng để tháng Ramadan gây ảnh hưởng nhỏ nhất đến quá trình chuẩn bị cho World Cup 2018. Nhưng rõ ràng, kết quả không được như ý. Ai Cập đã không thắng trận giao hữu nào trước thềm giải đấu trên đất Nga. Một số giáo sĩ Ai Cập đã cân nhắc việc cho phép các VĐV phá vỡ luật ăn kiêng trong một khoảng thời gian cụ thể trong ngày.

Nigeria
Không phải tất cả cầu thủ trong đội hình Nigeria theo đạo Hồi nên HLV Gernot Rohr của “Đại bàng xanh” đỡ đau đầu hơn trong việc xử lý. Rohr dự kiến cho tiền đạo Ahmed Musa và hậu vệ Shehu Abdullahi nghỉ tập trước khi Nigeria đá trận đầu tiên tại World Cup 2018 (gặp Croatia vào Chủ nhật, 17/6). Rohr nói: “Sẽ rất khó để lấy lại năng lượng bị mất chỉ trong vài ngày”.

Senegal
HLV Aliou Cisse của ĐT Senegal nói: “Mọi người đều biết rằng bóng đá ở đẳng cấp cao không tương thích với tháng Ramadan”. Cisse không công khai kế hoạch chuẩn bị cho World Cup 2018 trong tháng lễ Ramadan nhưng có nguồn tin đưa rằng các cầu thủ Senegal đã đồng ý không ăn kiêng.
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x