GIÁ CẦU THỦ TĂNG PHI MÃ TRONG 10 NĂM QUA

Giá cầu thủ tăng phi mã 10 năm qua: Một thập kỷ 'bom tấn'

Hồ Phương
10:32 ngày 02-01-2019
Vài năm gần đây, giá chuyển nhượng của các cầu thủ ngày càng cao một cách phi lý. Xu hướng đó thực tế đã bắt đầu từ 10 năm trước, khi 29/30 bản hợp đồng đắt nhất lịch sử được thực hiện trong 1 thập kỷ qua. Nhưng đâu là nguyên nhân của “đợt lạm phát” khủng khiếp ấy?
Giá cầu thủ tăng phi mã 10 năm qua: Một thập kỷ 'bom tấn'
Ngày 11/06/2009, Cristiano Ronaldo xác lập kỷ lục chuyển nhượng mới của bóng đá thế giới, khi chuyển từ Man United về Real Madrid với giá 94 triệu euro. Con số này đã xô đổ cột mốc 77,5 triệu euro mà Zinedine Zidane xác lập trước đó 8 năm, khi được Real Madrid mua về từ Juventus năm 2001. Nhưng từ năm 2009 đến nay, nổ bom tấn không còn là đặc quyền của người Madrid nữa.

Kỷ lục của CR7 cũng đã bị vượt qua tới 7 lần chỉ trong 1 thập kỷ qua. Trong đó, có vụ chuyển nhượng đưa chính cầu thủ người Bồ Đào Nha tới Juventus năm 2018 với giá 117 triệu euro. Bản hợp đồng đắt nhất lịch sử hiện giờ là Neymar thì có giá đắt hơn gấp đôi Ronaldo năm 2009 (222 triệu euro). Và Real Madrid, đội bóng đi đầu trong xu thế giật bom tấn, giờ cũng không còn là kẻ chi nhiều nhất trên thị trường chuyển nhượng nữa.


Đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha chỉ đứng thứ 8 trong số 10 đội đốt tiền nhiều nhất trong 1 thập kỷ qua. Đứng đầu danh sách này là Man City với 1,5 tỷ euro đổ vào chuyển nhượng trong 10 năm gần nhất. Tiếp đó là Chelsea với 1,25 tỷ euro và đáng nhiên, Barca đứng thứ 3 với 1,2 tỷ euro, trên cả một gã nhà giàu mới nổi khác là PSG (1,19 tỷ euro). Nhưng bù lại cho vị trí thứ 4, đội bóng Pháp lại sở hữu 2 bản hợp đồng đắt nhất mọi thời đại là Neymar (222 triệu euro) và Kylian Mbappe (180 triệu euro).

Tuy nhiên, đâu là nguyên nhân của cuộc chạy đua kinh khủng ấy? Không khó để tìm ra câu trả lời cho trường hợp của Man City, Chelsea và PSG. Bộ ba này dám vung vít đơn giản vì các ông chủ của họ có quá nhiều tiền và với họ, luật công bằng tài chính (FFP) do UEFA áp xuống để hạn chế việc vung tay quá trán, đôi khi chỉ là một trò đùa. Phần còn lại thì không may mắn như thế. Nhưng thay cho một ông chủ giàu có, họ lại kiếm được nhiều hơn gấp bội từ các hợp đồng tài trợ và bản quyền truyền hình, nhờ biết cách quảng bá thương hiệu của mình trên phạm vi toàn cầu.

Lấy một ví dụ thế này: Real Madrid là đội bóng có doanh thu cao nhất thế giới ở mùa 2007/08 với 365 triệu euro. Đến mùa 2016/17, vị trí này thuộc về Man United với 676 triệu euro, tức cao gần gấp đôi. Nhưng đây mới là chi tiết đáng chú ý nhất: đội xếp thứ 10 trong BXH mùa 2016/17 cũng thu về tới 405 triệu euro, tức nhiều hơn cả đội số 1 trước đó 9 năm. Còn trong lần thống kê mới nhất, Real Madrid đã lấy lại vị trí số 1 với doanh thu 750,9 triệu euro, gấp hơn 2 lần chính họ cách đây 1 thập kỷ.


Chính việc “giàu bền vững” ấy đã tạo điều kiện để các đội bóng dám mạnh tay trên thị trường chuyển nhượng. Những người đứng đầu các CLB không điên khi đua nhau nổ bom tấn. Họ dám chi những khoản tiền khổng lồ cho một ngôi sao, đơn giản vì khả năng tài chính của họ cho phép làm điều đó. Và nhìn từ hiện tại, có lẽ xu hướng này sẽ còn kéo dài thêm một vài năm nữa. Những kỷ lục chuyển nhượng mới có thể sẽ được xác lập, nhất là khi đội giàu nhất là Real Madrid đã bắt đầu sốt ruột làm cách mạng sau nhiều năm trung thành với chính sách đầu tư vào các tài năng trẻ.

Tất nhiên, cái gì cũng có giới hạn của nó. Bong bóng chuyển nhượng khi được thổi quá to, vẫn có thể nổ tung. Bản quyền truyền hình đang là nguồn thu chủ yếu của các đội bóng, và xu hướng hiện tại là nó vẫn tăng lên theo từng năm do sự cạnh tranh của nhiều ông lớn. Nhưng thời điểm các hãng truyền hình không sẵn sàng trả những khoản tiền trên trời để mua bản quyền nữa, đó cũng là lúc doanh thu của các đội bóng lớn sụt giảm. Khi ấy, bóng đá sẽ trở lại với giá trị thật của nó. Dù từ giờ đến lúc đó, có lẽ vẫn còn một khoảng thời gian không ngắn để tất cả tiếp tục nổ bom tấn.

Premier League vẫn làm trùm
Tính trong 1 thập kỷ qua, Premier League vẫn là những đội chi nhiều nhất cho chuyển nhượng. Trong Top 10 “con nghiện mua sắm” 10 năm qua, có tới 4 đội bóng Anh là Man City (1,5 tỷ euro, thứ 1), Chelsea (1,25 tỷ euro, 2), Man United (1,06 tỷ euro, 6) và Liverpool (1,04 tỷ euro, 7). Còn lại là 3 đội Tây Ban Nha, 2 đội Italia và 1 đội bóng Pháp.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x