Kazuyoshi Miura, 'cây trường sinh bất tử' đón mùa Xuân thứ 52

Cẩm Chi
10:19 ngày 26-02-2019
Lại một mùa xuân nữa Kazuyoshi Miura đứng trên thảm cỏ xanh. King Kazu vừa gia hạn thêm 12 tháng hợp đồng với Yokohama FC để viết tiếp câu chuyện cổ tích đương đại của bóng đá thế giới.
Kazuyoshi Miura, 'cây trường sinh bất tử'
Chống lại thế giới 
Ngày 26/02 này, Kazu Miura vừa tròn tuổi 52. Nhưng ông chưa cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào muốn “nghỉ hưu”. Miura mới gia hạn thêm 1 năm với Yokomaha FC, đội bóng đang chơi ở giải hạng Nhì Nhật Bản. 

Năm thứ 14 liên tiếp, Miura ký hợp đồng từng năm một với Yokomaha FC. Ông không chỉ phá kỷ lục cầu thủ lớn tuổi nhất thi đấu chuyên nghiệp của Stanley Matthews (50 tuổi, 5 ngày), mà còn tự xô đổ các cột mốc phi thường do chính mình tạo ra. 

Dù là thần tượng châu Á hay ngôi sao thế giới, không cái tên nào có một sự nghiệp kéo dài như Miura. Thủ môn huyền thoại Sebastiano Rossi treo găng năm 39 tuổi, Rivaldo giải nghệ năm 42 tuổi và ngay cả Luca Toni, trường hợp hy hữu của bóng đá châu Âu cũng phải dừng lại ở tuổi 40.  

Miura đã bắt đầu hành trình sân cỏ của mình bằng tâm niệm “Chống lại thế giới”. Ông khởi đầu giấc mơ với vỏn vẹn 700 USD trong túi và tự mình tìm tới Brazil năm 15 tuổi. Trong thời đại của Miura, Nhật Bản chưa có giải VĐQG chuyên nghiệp, nên nếu muốn theo nghiệp quần đùi áo số Miura không thể chôn chân ở quê nhà. 

Khi giáo viên cấp 3 hỏi Miura: “Em sẽ làm gì sau khi rời trường học”, Miura dõng dạc trả lời “Em sẽ đến Brazil”. Phải rồi, những năm 70-80 thế kỷ trước, Brazil – cái nôi túc cầu luôn là điểm đến mơ ước của những cậu bé tới từ những nền bóng đá thuộc thế giới thứ ba. Ở Nhật lúc bấy giờ, Yasuhiko Okudera là CLB duy nhất được gọi là chuyên nghiệp, sau khi nhận viện trợ từ Cologne ở Đức. Miura sẽ tới Brazil và cố gắng thử vận may giống nhân vật truyện tranh viễn tưởng Tsubasa. 

Kazu Miura vẫn dẻo dai trong từng bước chạy dù đã sắp 52 tuổi
Kazu Miura vẫn dẻo dai trong từng bước chạy dù đã sắp 52 tuổi

Qua người quen của bố, Miura được nhận vào học viện đào tạo trẻ của Atletico Juventus, CLB đóng quân tại Sao Paulo. Nhưng Brazil là một vùng đất khác xa tưởng tượng của Miura. Ở đó, người ta chơi thứ bóng đá với tốc độ kinh hoàng, còn khán giả coi Miura là chú hề di động tới từ châu Á. Rất nhiều lần Miura bị dè bỉu là “Miếng bánh tempura cháy dở” khi bước vào sân tập. Phân biệt chủng tộc là những gì Miura phải chịu đựng trong những tháng đầu tiên ở Brazil và nó khiến ông không thể hiện được những phẩm chất tốt nhất trên sân. 

Atletico Juventus muốn trả Miura về Nhật, nhưng vì nể bố Miura nên mới gửi ông sang XV de Jau, một đội bóng bán chuyên trong vùng. Từ đây, Miura tìm thấy vận may cuộc đời. Mira ghi bàn trên chấm phạt đền trong một trận đấu cấp quận, rồi tiếp tục ấn định tỷ số 3-2 giúp XV de Jau đánh bại “ông kẹ” Corinthians trong giải vô địch toàn bang. Lần đầu tiên sau gần 8 tháng ở Brazil, Miura được nghe tên mình trên các khán đài, thay vì các “mỹ từ” khán giả thường mô tả về chú lùn từ Nhật Bản. 

Những khoảnh khắc huy hoàng ấy đã thay đổi cuộc đời Miura. Coritiba, Palmeiras và Santos lần lượt trải thảm, mời Miura tới thi đấu. Ngay trên thánh địa của bóng đá, Miura là ngôi sao, là bạn thân của Mirandinha – cầu thủ Brazil đầu tiên tới Anh chơi bóng và tạo ra chỗ đứng vững chắc.

Cổ tích thời hiện đại 
Năm 1990, Miura nghe ngóng ở Nhật, các nhà điều hành bóng đá chuẩn bị thành lập giải VĐQG chuyên nghiệp. Vấn đề ở chỗ, nền tảng của J-League là Shizuoka, hệ thống giải đấu bóng đá sinh viên đề cao tính tổ chức và tinh thần đồng đội. Miura, sản phẩm đặc trưng của bóng đá… Brazil, hoàn toàn lạc lõng trong dòng chảy ấy. Ông nhanh, mạnh, khéo và thường sử dụng kỹ thuật cá nhân. 

Có hàng nghìn đội bóng sinh viên ở Shizuoka tồn tại từ khi mô hình này ra đời vào năm 1967. 15% số cầu thủ thi đấu trong mùa giải J-League đầu tiên xuất thân từ Shizuoka. Tổng số cầu thủ trưởng thành từ Shizuoka chiếm 2% dân số Nhật Bản. 

Dù vậy, Miura vẫn quyết định mạo hiểm. Ông muốn được công nhận trên chính quê hương, lĩnh ấn tiên phong dẫn dắt nền bóng đá non trẻ. Miura gia nhập Yomiuri, tiền thân của Tokyo Verdy. Sau 1 tháng hòa nhập môi trường mới, Miura biến hình thành con “quái thú”, nhanh chóng trở thành thần tượng của bóng đá Nhật Bản. 


Năm 1993, Miura ghi 16 bàn trong 16 trận, giật giải Cầu thủ xuất sắc nhất và ẵm luôn danh hiệu Vua phá lưới, vượt qua những huyền thoại của bóng đá thế giới như Zico, Gary Lineker. Cho tới năm 1998, Miura ghi tới 100 bàn. Biệt danh King Kazu ra đời từ đó.

Ở cấp ĐTQG, Miura là hạt nhân trong lối chơi của mọi triều đại HLV. Tại vòng loại World Cup 1994, Miura ghi tới 13 bàn. Dù không giúp Nhật Bản giành vé dự World Cup, song Miura đã thật sự mở ra thời đại mới cho bóng đá xứ sở mặt trời mọc. 

Ông là người Nhật đầu tiên tới Serie A chơi bóng (trong màu áo Genoa), là người Nhật đầu tiên thi đấu tại Champions League khi chuyển tới Dinamo Zagreb và là một phần của bản hợp đồng thương mại thuyết phục đài truyền hình Fuji mang bóng đá Italia tới Nhật Bản. 

Mùa giải 2005, Miura ký hợp đồng với Yokohama FC. Ban đầu, ông nghĩ đơn giản là sẽ chơi thêm 2 năm nữa cho tròn tuổi 40 rồi nghỉ hưu. Nhưng 14 mùa xuân đã trôi qua, đến hẹn lại lên Miura lại được tái ký hợp đồng. Ở tuổi lên ông lên bà, Miura vẫn tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tập luyện nghiêm khắc. 

“Khi 20, tôi chẳng dám nghĩ mình sẽ thi đấu quá 35 tuổi. Nhưng ở tuổi 50, tôi lại thấy mình không thể sống thiếu bóng đá được”, Miura trả lời Thời báo Nhật Bản sau khi đồng ý chơi thêm 1 mùa giải cho Yokohama FC. 

Năm 2019, có lẽ sẽ chưa phải điểm dừng chân cuối cùng trong sự nghiệp mang sắc màu cổ tích của King Kazu. 

7 CẦU THỦ GIÀ NHẤT CHƠI BÓNG

John Burridge: 
Sinh ngày 03/12/1951, là thủ môn chuyên nghiệp của bóng đá Anh trong 28 năm (1969-1997). Burridge treo găng năm 46 tuổi trong màu áo Blyth Spartans. 


Faryd Mondragon: 
21/06/1971, thành viên thế hệ vàng bóng đá Colombia trong thập niên 90 thế kỷ 20. Thủ môn này giải nghệ năm 43 tuổi sau 24 năm chơi bóng. 

Marco Ballotta:
03/04/1964, giữ kỷ lục cầu thủ già nhất từng chơi ở Serie A và Champions League. Thủ môn này chỉ giã từ sự nghiệp ở tuổi 43 năm 2008, sau khi không được Lazio gia hạn. 


Aleksandar Duric: 
12/08/1970, người gốc Bosnia, huyền thoại của bóng đá Singapore. Năm 2014, Duric treo giày ở tuổi 44 sau 22 năm theo nghiệp quần đùi áo số. 

Andrea Pierobon: 
19/07/1969, 28 năm làm thủ môn, giữ kỷ lục cầu thủ lớn tuổi nhất ra sân trong một trận đấu chuyên nghiệp tại Italia, ở tuổi 44. 

Stanley Matthews: 
01/02/1915-23/02/2000, cố huyền thoại bóng đá Anh, người chơi bóng chuyên nghệp và ghi bàn ở tuổi 50. Ông là cầu thủ đầu tiên trong lịch sử được Hoàng gia Anh phong tước “Hiệp Sỹ”. 


Kazu Miura: 
26/02/1967, đang trải qua mùa giải thứ 32 trong sự nghiệp và mới tái ký hợp đồng với Yokohama FC. Tháng 03/2017, Miura lập kỷ lục cầu thủ lớn tuổi nhất ghi bàn trong một trận đấu (vào lưới Thespakusatsu Gunma). 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Park Ji-Sung & Evra: 7 năm đồng đội, một đời anh em Park Ji-Sung & Evra: 7 năm đồng đội, một đời anh em

    Hôm nay là sinh nhật thứ 38 của Park Ji-sung. Nói về Park thì không thể không nhắc tới Patrice Evra. Trong giới cầu thủ bóng đá, hiếm thấy đôi bạn nào đặc biệt như cặp huynh đệ cùng sinh năm 1981 từng có 7 năm chung một chiến hào ở M.U.

  • Park Ji-sung, cỗ máy vĩnh cửu vẫn chạy trong trái tim Quỷ Đỏ Park Ji-sung, 'Ộp pa' Hàn Quốc khiến thế giới hết xem thường châu Á

    Nếu bạn đến thành phố Suwon (Hàn Quốc) vào một ngày đầu Xuân, hoa anh đào bung nở, biến đại lộ Park Ji-sung thành một con đường phơn phớt hồng. Một cơn gió nhẹ thoảng qua khiến những cánh hoa anh đào mong manh bay như mưa, đậu trên vai của một người đàn ông có khuôn mặt góc cạnh đang miệt mài chạy.

  • Zinedine Zidane: Khởi đầu một huyền thoại (kỳ 57) Zinedine Zidane: Khởi đầu một huyền thoại (kỳ 57)

    Anh là số 10 huyền thoại của ĐT Pháp. Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới cùng thời...

  • Tuấn Anh, hãy nương vào Sơn Tùng MTP mà tiến (longform sáng ngày 22/2 đăng) Tuấn Anh, hãy nương vào Sơn Tùng MTP mà tiến

    Những năm gần đây, Thái Bình tự hào với 2 người con nổi tiếng “Ca nhạc có Sơn Tùng – Bóng đá có Tuấn Anh”. Sơn Tùng MTP và Nguyễn Tuấn Anh có thể quen biết nhau hoặc không, nhưng họ cùng được gửi gắm nhiều ước mơ, hy vọng làm rạng danh nơi chôn rau cắt rốn. Nhưng trong khi số phận hứa hẹn với Sơn Tùng MTP về một sự nghiệp sáng chói, bền vững

  • Tiền vệ Lorenzo Ebecilio: Lập cú đúp có con cùng ngày, cùng tháng với... 2 người đẹp Tiền vệ Lorenzo Ebecilio: Lập cú đúp có con cùng ngày, cùng tháng với... 2 người đẹp

    Tiền vệ Lorenzo Ebecilio của Red Star Belgrade vừa bị bóc mẽ khi có con cùng ngày cùng tháng cùng năm với 2 người phụ nữ. Cũng bởi bê bối khó đỡ này mà cựu tuyển thủ U21 Hà Lan đang vướng vòng kiện tụng vì cố tình rũ bỏ trách nhiệm làm cha…

  • Thực trạng xuất khẩu lao động của cầu thủ Việt Thực trạng xuất khẩu lao động của cầu thủ Việt

    Cụm danh từ “Cầu thủ Việt Nam” đang tỏa sức nóng trong con mắt của các tuyển trạch viên bóng đá khu vực. Nhờ những thành tích và sự thăng tiến ấn tượng của bóng đá Việt Nam trong 1 năm trở lại đây, giá trị của cầu thủ Việt Nam đã được đẩy cao hơn và trở thành mục tiêu chiêu mộ của nhiều CLB bóng đá quốc tế.

  • Harry Winks - Từ cậu bé cầm cờ đến người dẫn đường ở Tottenham Harry Winks - Từ cậu bé cầm cờ đến người dẫn đường ở Tottenham

    Chiến thắng 3-0 của Tottenham trước Dortmund ở lượt đi vòng 1/8 Champions League vừa qua tôn vinh Son Heung-min và Jan Vertonghen, hai cầu thủ ghi 2 bàn thắng đầu tiên. Nhưng cũng không thể bỏ qua Harry Winks, người hùng thầm lặng.

  • Thomas Gravesen đốt 54 triệu bảng một đêm như không Thomas Gravesen 'đốt' 54 triệu bảng một đêm vẫn tỉnh như không

    Bạn có nhớ cái tên Thomas Gravesen gai góc một thời ở Premier League. Anh ta từng bẻ răng Ronaldo, phụt pháo hoa Rooney, hẹn hò với sao khiêu dâm và giờ đang sống lạc thú ở Las Vegas với gia tài trị giá 80 triệu bảng kiếm nhờ cờ bạc.

  • Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười (kỳ 13) Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười (kỳ 15)

    Khởi đầu không được nhiều lợi thế như những đồng đội, nhưng nhờ những nỗ lực tuyệt vời, Griezmann đã khiến bản thân tỏa sáng và cả thế giới phải công nhận tài năng của anh.

  • Kim Dung và... bóng đá (báo tết) Kim Dung và... bóng đá

    Ai vừa hâm mộ bóng đá, vừa say mê các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, sẽ cảm nhận được bất ngờ thú vị: có rất nhiều chỗ tương đồng, giữa hai thế giới tưởng như khác nhau hoàn toàn ấy.

  • 'Chém gió' về cầu thủ và... lợn  (Báo Tết) Anh Hùng Bàn Phiếm (số 16): 'Chém gió' về cầu thủ và... lợn

    Trong thế giới bóng đá, có lẽ chẳng cầu thủ hay đội bóng nào ví mình là Heo, là Lợn vì hình tượng này chẳng oai phong như Đại Bàng, Chiến Mã, Chiến Tượng, Sư Tử… này nọ. Lợn thường gợi nên những giá trị tầm thường, phàm tục chứ không oách xà lách chút nào. Thế nhưng, giữa cầu thủ và loài lợn lại có nhiều điểm rất giống nhau.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x