Lại câu chuyện “đồ tể Seville”

Trần Minh
Từ 06:55 ngày 04-07-2014
Mỗi khi Đức bước vào bất kỳ trận đấu nào tại World Cup lần này, người ta đều không tránh khỏi những liên tưởng, so sánh với lộ trình của chính họ tại Espana 1982, giải đấu để lại không ít những “thuật ngữ” trong từ điển của bóng đá Đức.

Chúng ta từng bàn về câu chuyện giữa Tây Đức và Algeria năm 1982, được gọi với cái tên “nỗi hổ thẹn Gijon” ở vòng bảng. Bây giờ, khi Đức gặp Pháp tại tứ kết, không thể bỏ qua “tội ác Seville” để nhớ về một sự cố trong trận bán kết giữa hai đội tại sân Sanchez Pizjuan. Tạp chí Four Four Two vừa bầu chọn trận đấu này ở vị trí thứ hai trong số những cuộc thư hùng vĩ đại nhất trong lịch sử World Cup.

Ngày ấy, Đức không được xem là ứng viên vô địch, trong khi Pháp rất được hâm mộ với lối chơi tài tử cùng các ngôi sao như Michel Platini, Alain Giresse hay Jean Tigana. Pháp thể hiện sức mạnh tuyệt vời khi dẫn trước 1-0 rồi 3-1, rốt cục đều bị Đức gỡ lại được rồi thua luôn trong loạt sút luân lưu 11m. Cả thế giới đành phải ngả mũ thán phục người Đức, vốn đã hình thành thương hiệu “có thua trước 2 bàn thì trận đấu vẫn chưa kết thúc”. Trước đó họ từng làm điều tương tự tại World Cup 1954, 1970 cũng như EURO 1976.

Bên cạnh tài hoa của người Pháp và sự lỳ lợm của người Đức, chi tiết được nhắc đến nhiều nhất chính là cú vào bóng của thủ thành Harald Schumacher dành cho hậu vệ Patrick Battiston. Lao xuống trong một pha đối mặt, Battiston đã gẩy bóng qua người thủ môn đối phương, nhưng ông không kịp nhìn xem quả bóng đi đâu thì đã bất tỉnh ngay sau khi dính cú đạp trời giáng của Schumacher. Các cầu thủ Pháp gần đó lo âu khi trông thấy Battiston không động đậy, trọng tài Charles Corver người Hà Lan ra hiệu cho cáng vào sân. Còn Schumacher thì chỉ đứng rất thờ ơ, đợi thực hiện một quả phát bóng lên.

Pha va chạm kinh hoàng giữa  Schumacher và Battiston cách đây hơn 30 năm 

Phản ứng của truyền thông với việc này khi ấy là rất bình thường. BLV của đài truyền hình Đức chỉ gọi đó là “một sự cố không may”. Bài tường thuật của tờ Kicker sau đó cũng dùng cụm từ tương tự. Báo chí Pháp tuy có xót cầu thủ đội nhà, nhưng họ cũng không làm quá sự việc lên và cũng không dùng chấn thương của Battiston để đổ lỗi cho thất bại.

Phạm lỗi, thậm chí lỗi nặng, là chuyện bình thường ở những năm 1980. Đội bóng mạnh hơn, cầu thủ nổi danh hơn đều phải chấp nhận nó như một phần của cuộc chơi. Cũng trong năm 1982 ấy, người ta đếm được Diego Maradona bị Claudio Gentile phạm lỗi 23 lần chỉ trong một trận đấu. Bản thân Battiston dù bị gãy 2 cái răng và 3 xương sườn cũng không hề oán thù Schumacher, người đưa ra một đề nghị nửa đùa nửa thật sau đó là trả tiền chữa răng cho Battiston.

Vì thế thuật ngữ “đồ tể Seville” hoàn toàn là sản phẩm của truyền thông sau này. Họ cố làm nghiêm trọng hóa vấn đề để cho một trận đấu vốn đã kinh điển thêm phần sinh động. Bóng đá vốn là một môn thể thao đối kháng và đầy những va chạm như thế. Truyền hình đã khiến chúng ta kịch tính hóa mọi thứ lên, chứ thật ra những ca gãy chân, bất tỉnh không hề thiếu trong quá khứ.

Vì truyền thông luôn “khóc mướn” cho các cầu thủ nên nạn ngã vờ mới ngày càng lộng hành trên sân cỏ. Cầu thủ ngã vật ra, cố lăn lộn thêm một chút để mong trọng tài rút thẻ cho “kẻ thủ ác”. Nhắc lại chuyện “đồ tể Seville” năm 1982 để nhận ra một điều: chất nam tính quả là ngày càng ít đi trong bộ môn thể thao dành cho phái mạnh. 
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x