Lev Yashin & Lobanovskij: Hai tượng đài của bóng đá Xô-viết

Bóng đá ở Liên Xô, trong suốt thời gian tồn tại 73 năm của mình (1917-1990), đã để lại hình ảnh một nền bóng đá được đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Phải tới những năm 80-90 của thế kỉ XX, khán giả Việt Nam mới có cơ hội chứng kiến các cuộc tranh tài sôi nổi của giải bóng đá VĐQG Liên Xô.
Nhưng những NHM túc cầu thế giới đã biết nhiều thành tựu của nền thể thao này từ năm 1960, khi ĐT Liên Xô lần đầu đoạt chức vô địch châu Âu. Và có 2 tượng đài bóng đá Xô-viết không thể không nhắc đến: Lev Yashin (với tư cách cầu thủ) và Valerij Lobanovskij (với tư cách HLV).

Lev Yashin - thủ môn duy nhất giành Quả bóng Vàng
Lev Ivanovich Yashin sinh ngày 22/10/1929, Thủ môn ĐT Liên Xô, nhà vô địch Olympic 1956 và vô địch châu Âu 1960, 5 lần vô địch Liên Xô (trong màu áo Dinamo Moscow), Kiện tướng Thể thao Liên Xô (1957), Anh hùng Lao động Liên Xô (1990), Đại tá trong Quân đội Liên Xô (1958). 

Yashin sinh tại Moscow trong một gia đình công nhân. Ông cống hiến toàn bộ sự nghiệp cho CLB bóng đá Dinamo Moscow (từ 1949 đến 1971), giành 5 chức vô địch và 3 Cúp Quốc gia. Ông cũng giành được một chức vô địch hockey trên băng Liên bang Xô-viết (1953).

Yashin đã 78 lần khoác áo ĐTQG và góp phần quan trọng giúp ĐT Liên Xô giành chức vô địch tại Thế vận hội Mùa hè 1956 và chức vô địch châu Âu 1960.
Với tư cách là thành viên của ĐT Liên Xô, Yashin đã tham dự 3 kỳ World Cup (1958, 1962 và 1966). Sau này ông còn tham dự World Cup 1970 với tư cách thủ môn dự bị kiêm trợ lý. Yashin được tôn vinh với 4 lần giữ sạch lưới trong suốt 12 trận trong lịch sử World Cup. Năm 1971, ông đá trận đấu cuối cùng cho Dynamo Moscow trước đội các ngôi sao châu Âu và chính thức từ giã sân cỏ.

Một trong những màn trình diễn xuất sắc nhất của Yashin là trong trận đấu kỷ niệm 100 năm thành lập Liên đoàn Bóng đá Anh (FA) giữa Đội các Ngôi sao Thế giới và ĐT Anh tại sân Wembley (London). Yashin đã có những pha cứu bóng ngoạn mục tới mức không tưởng. Ông được cả thế giới biết đến với biệt danh “Nhện đen”. Cũng bởi trên sân, Yashin luôn mặc trang phục màu đen và cũng bởi khả năng cứu bóng của ông làm người ta liên tưởng đến chú nhện có đến 8 chân.

Lev Yashin trong một trận đấu tại World Cup 1966

Trên sân cỏ, Yashin luôn có thói quen lớn tiếng chỉ đạo hàng phòng ngự rất mạnh mẽ. Vợ ông - bà Valentina Timofeevna - cũng phải thừa nhận là ông quát tháo quá nhiều trên sân làm cho cả “quân ta và quân nó rối loạn”. Có vai trò quan trọng như thế nhưng Yashin chưa bao giờ đeo băng đội trưởng do việc cử thủ môn làm đội trưởng còn khá mới mẻ thời đó.

Trong sự nghiệp, ông đã chặn được tới 150 quả phạt đền, nhiều hơn so với bất cứ thủ môn nào trong lịch sử. Có được kết quả này, trước hết nhờ phản xạ tuyệt vời và cũng bởi trực giác phán đoán của Yashin rất “kỳ lạ”. Tiền đạo đối phương dù giỏi “lừa” bóng đến mấy cũng bị Yashin bắt bài. Đó là điều các chuyên gia bóng đá đến nay vẫn chưa lý giải được.

Nhờ những cống hiến xuất sắc không biết mệt mỏi cho đất nước và tổ quốc, Yashin đã được trao Huân chương Lênin năm 1967. Trận đấu tôn vinh Lev Yashin của FIFA được tổ chức tại SVĐ Lênin trước 100.000 khán giả tham dự và khách mời là các siêu sao sân cỏ như Pelé, Eusébio và Franz Beckenbauer…

Lev Yashin là thủ môn duy nhất từng dành Quả bóng Vàng châu Âu (1963). Dấu ấn về Lev Yashin còn hiển hiện nhiều nơi ở Liên Xô và nước Nga hiện nay. Một bức tượng đồng của ông đã được dựng tại SVĐ Dinamo Moscow. Năm 2000, trong một cuộc bầu chọn của FIFA, tên Yashin có mặt trong “Đội hình tiêu biểu của thế kỷ” và cũng được vinh danh là “Thủ môn của thế kỷ XX”.

Lobanovskij - cha đẻ của chiến thuật “Đàn ong vàng”
Valerij Vasilievich Lobanovskij sinh ngày 6/1/1939, tại Ukraine, Kiện tướng Thể thao Liên Xô, từng là HLV CLB Dinamo Kiev, ĐT Ukraine và 3 lần là HLV trưởng ĐT Liên Xô. 

Lobanovskij bắt đầu sự nghiệp thi đấu với tư cách cầu thủ chạy cánh trái của đội Dinamo Kiev, đội bóng ngành Công an của Kiev (Ukraine). Ông đã thi đấu 7 năm với CLB này trước khi kết thúc sự nghiệp của mình với các đội Chernomorets Odessa,  Shakhtar Donesk. Lobanovskyij từ giã sự nghiệp thi đấu ở tuổi 29, tham gia 253 trận đấu, ghi 71 bàn thắng. 

Nhưng tên tuổi Lobanovskij nổi tiếng hơn cả với vai trò HLV, đầu tiên là ở Dinamo Kiev. Trong 21 năm, ở 2 giai đoạn khác nhau, dưới sự dẫn dắt của ông, Dinamo Kiev đã thành công trong việc phá vỡ sự thống trị của các CLB Nga trong giải bóng đá Liên Xô hồi đó. Dinamo Kiev nhiều lần vô địch Liên Xô, đoạt Cúp C2 châu Âu năm 1975 và 1986,  Siêu Cúp châu Âu 1975. Người hâm mộ không thể quên, năm 1975, đội Dinamo Kiev của Lobanovskij trở thành đội đầu tiên của Liên Xô giành cúp châu Âu khi đánh bại Ferencváros (Hungary) trong trận chung kết Cúp C2.

Khi bắt đầu sự nghiệp làm HLV đội tuyển Liên Xô, Lobanovskij đã đưa đội bóng giành HCĐ tại Olympic 1976. Nhưng tài năng của HLV này thực sự tỏa sáng khi cách World Cup 1986 (tại Mexico) không lâu, ông được gọi thay thế HLV Edward Malofeev. Ngay lập tức, đội Liên Xô như “lột xác”, thi đấu xuất thần, vượt lên cả Pháp, Canada và Hungary để đứng đầu bảng C (đáng tiếc là Liên Xô sau đó bị loại ở vòng 1/8 trước đội Bỉ với tỉ số 4-3 sau hai hiệp phụ). Rời Mexico 86 trong tiếc nuối, Lobanovskij lại kiên trì xây dựng lại ĐT Liên Xô sau đó với thế hệ cầu thủ vàng Xô-Viết như Blokhin, Dasaev, Belanov, Zavarov, Chivadze...

ĐT Liên Xô của Lobanovskij đã vào tận trận chung kết EURO 1988 nhưng thua trước Hà Lan
ĐT Liên Xô của Lobanovskij đã vào tận trận chung kết EURO 1988 nhưng thua trước Hà Lan

Hai năm sau, 1988, Liên Xô lại gây bất ngờ lớn nữa khi lọt vào trận chung kết EURO với đội Hà Lan (ngày 25/6/1988, tại CHLB Đức). Trong suốt giải này, các cầu thủ Liên Xô thể hiện một lối đá rất hiện đại: khéo léo, tốc độ, biết chớp thời cơ. 4 đội vào bán kết đều rất mạnh: CHLB Đức, Hà Lan, Liên Xô và Italia. Khi đội Hà Lan thắng Đức với tỉ số 2-1 thì Liên Xô loại Italia với tỉ số 2-0 (bằng 2 bàn rất đẹp của Sergiy Litovchenko và Oleh Protasov). Rất tiếc, trong trận chung kết, dàn cầu thủ lừng danh của Hà Lan (với Gullit, Van Basten, Koeman…) đã thắng Liên Xô 2-0, trong đó có 1 bàn thắng đi vào lịch sử của Van Basten.

Nếu đội Hà Lan là nơi khởi đầu của bóng đá tổng lực thì đội Liên Xô (1986), Lobanovskij nổi tiếng với triết lý bóng đá khoa học và là được coi là cha đẻ của chiến thuật “Đàn ong vàng”. Chiến thuật của Lobanovskij cũng dựa trên nguyên lý tấn công pressing toàn sân nhưng chỉ thực hiện từ khu trung tuyến khi các cầu thủ cầm trịch (Blokhin, Zavarov, Mikhailichenko...) lấy được bóng và lập tức triển khai theo nhiều hướng (như tia nắng mặt trời) làm đối phương không thể bắt bài và khó có phương án chống đỡ. Theo Lobanovskij, nếu trái bóng được triển khai nhanh (một chạm qua nhiều chạm) thì sẽ dễ dàng làm rối loạn hàng phòng ngự và lúc đó cần sự có mặt của một tiền đạo biết chớp thời cơ (như Belanov, Rats, Jakovenko hay Protasov).

Lobanovskij mất ngày 13/5/2002. Ông được coi là một HLV “huyền thoại” của Bóng đá Xô-viết. Ông đã đi vào trái tim người hâm mộ trái bóng tròn - một tượng đài sừng sững mà các thế hệ cầu thủ và HLV trên thế giới hết sức ngưỡng mộ.
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x