Thành công của bóng đá Morocco có được nhờ thu hút nhân tài

HÀ BÌNH
Từ 15:15 ngày 14-12-2022
Morocco đã làm nức lòng đông đảo NHM khi thẳng tiến vào vòng bán kết World Cup 2022. Kỳ tích mà Morocco có được tại kỳ World Cup năm nay nhờ chiến lược hút nhân tài, đặc biệt là từ số cầu thủ sinh ra ở nước ngoài.

Theo số liệu thống kê được công bố mới đây của FIFA, có 136 cầu thủ tham gia World Cup năm nay chọn đá cho đội tuyển của quốc gia vốn không phải nơi họ sinh ra. Họ thi đấu theo diện nhập tịch hoặc mang hai quốc tịch.

Trong đó, Morocco là đội có số tuyển thủ sinh ra ở nước ngoài cao nhất giải, với 14/26 thành viên đăng ký thi đấu không sinh ra ở Morocco. Trên thực tế, đây là chìa khóa giúp Morocco có được thành công rực rỡ ở World Cup 2022, với việc thẳng tiến vào vòng bán kết chạm trán với đội ĐKVĐ là Pháp. 

Cái tên đầu tiên nhắc tới ở đây là Yassine Bounou, thủ môn sinh ra tại Montreal, Quebec (Canada) vào năm 1991. Cha mẹ cầu thủ này là người Morocco. Mặc dù có đủ điều kiện thi đấu cho ĐT Canada, song Bounou đã chọn thi đấu cho U20 và rồi tới ĐT Morocco.

Cần biết rằng, Benito Floro, HLV từng dẫn dắt ĐT Canada trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016, đã không ít lần liên hệ để chèo kéo Bounou về trấn giữ khung thành cho đội bóng Bắc Mỹ nhưng bất thành. “Ước mơ của tôi là đại diện cho Morocco, đó là điều đương nhiên và tôi không có gì phải hối tiếc về điều đó”, thủ thành hiện khoác áo Sevilla thổ lộ.

Những trụ cột này của ĐT Morocco đều sinh ra ở… nước ngoài

Kế đến là phải nhắc tới Romain Saiss, trung vệ đội trưởng của ĐT Morocco. Anh này sinh ra ở Bourg-de-Péage (Drome) vào năm 1990, có cha là người Morocco và mẹ là người Pháp, cả hai là chủ nhà hàng ở Valence. Saiss chưa bao giờ được gọi vào tuyển trẻ, dù là cho Pháp hay Morocco.

Anh được gọi lần đầu tiên vào ĐT Morocco vào tháng 11/2012 bởi HLV Rachid Taoussi trong trận giao hữu gặp Togo. Tháng 11/2019, trung vệ hiện đang khoác áo Besiktas này đã được cựu HLV Vahid Halilhodzic của ĐT Morocco tin cậy giao phó chiếc băng đội trưởng. 

Một trường hợp nữa sinh ra ở Pháp đó là tiền vệ Sofiane Boufal. Sinh ra ở Paris năm 1993, Boufal lớn lên cùng cha mẹ là  người Morocco ở Angers. Boufal đã thi bùng nổ ở Angers, trước khi được chuyển đến Lille vào tháng 1/2015.

Vào ngày 26/3/2016, Sofiane Boufal đã ra sân thi đấu với Cape Verde ở trận ra mắt trong màu áo ĐT Morocco. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với France Football sau đó, Boufal thậm chí còn nói về quyết định lựa chọn của mình: “Les Bleus ư? Tôi không có hứng thú gì chơi cho ĐT Pháp và chuyện gì cần phải đến sẽ đến!”.

Hakim Ziyech cũng là trường hợp đáng nhắc tới khi sinh ra ở Dronten, Hà Lan. Anh đã từng rất gần với việc khoác áo Cơn lốc màu cam bởi từng thi đấu cho U20 rồi U21 Hà Lan từ năm 2012 đến năm 2014. Tuy nhiên, chung cuộc Ziyech đã không chọn Hà Lan mà chọn Morocco. “Tôi sẽ không chơi cho ĐT Hà Lan. Sự lựa chọn của sự lựa chọn, nó không được thực hiện bằng khối óc, mà bằng trái tim. Tôi luôn cảm thấy gần gũi Morocco mặc dù tôi sinh ra ở… Hà Lan”, Ziyech tuyên bố.  

Tuyên bố đưa ra của Ziyech đã gây ồn ào, thậm chí bị cựu danh thủ Marco Van Basten của ĐT Hà Lan công kích khi đó: “Hakim Ziyech và Oussama Tannane (cựu cầu thủ St.Etienne) là những kẻ ngốc. Sự lựa chọn mà họ đưa ra là không thể hiểu nổi”. 

Cùng với Hakim Ziyech, còn có Sofyan Amrabat, người sinh ra ở Huizen, cách Amsterdam khoảng 30 km về phía đông, trong một gia đình người Morocco. Tiền vệ phòng ngự này đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình ở Hà Lan, đặc biệt là tại Utrecht (2006-2014). Anh chơi 4 trận với đội U15 Hà Lan (2010-2011). Sau đó, Amrabat  thay đổi quốc tịch và chọn thi đấu cho Morocco. 

Danh sách cầu thủ không sinh ra ở Morocco còn được nối dài với những cái tên như Achraf Hakimi, Noussair Mazraoui, Zakaria Aboukhlal Bilal El-Khanneuss, Anass Zaroury… Sở dĩ Morocco hút nhân tài như vậy là nhờ LĐBĐ nước này từng theo đuổi chiến dịch có tên “Mang tài năng của đất nước trở về” nhằm phát huy hết khả năng của số tuyển thủ sinh ra ở nước ngoài.

Tăng theo cấp số nhân 
Khi dự World Cup 1998 tại Pháp, Morocco chỉ có 2 cầu thủ sinh ra ở nước ngoài trong danh sách đăng ký thi đấu. Nhưng nay thì hoàn toàn khác. So với giải đấu được tổ chức cách đây 4 năm, con số này đã tăng gấp 7 lần ở kỳ World Cup 2022.

 

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x