Top 8 nạn nhân của 'Virus FIFA'

Nhắc tới “virus FIFA” là các HLV của các CLB đều lắc đầu lè lưỡi. Loại “virus” này - chỉ xuất hiện trong những thời điểm các giải VĐQG tạm dừng để các đội tuyển thi đấu - nhẹ thì khiến các đội bóng tổn hao lực lượng và đạt kết quả không tốt, nặng thì khiến họ mất luôn cả mùa giải. Dưới đây là 8 “nạn nhân” bị ảnh hưởng nặng nhất.
Top 8 nạ nhân của 'Virus FIFA'
MAN UNITED Mùa 1986/87
Manchester United của HLV Ron Atkinson đã khởi đầu mùa giải 1986/87 một cách tệ hại với những thất bại liên tục trước Arsenal, West Ham và Charlton. Một phần, đó là dư âm của mùa giải trước đó. Ở mùa giải 1985/96, Man United đã khởi đầu rất tốt khi thắng một mạch 10 trận để được dự đoán là có thể chấm dứt được cơn khát chức vô địch Anh. Nhưng ở nửa sau, họ đã chơi rất tồi và cuối cùng chỉ có được vị trí thứ 4.

Tiền vệ Bryan Robson của M.U chấn thương tại World Cup 1986
Tiền vệ Bryan Robson của M.U chấn thương tại World Cup 1986

Nhưng nguyên nhân chính là chấn thương của đội trưởng Bryan Robson. Tiền vệ giàu ảnh hưởng này bị lệch vai trong trận đấu với Morocco ở World Cup 1986 và phải phẫu thuật rồi nghỉ thi đấu cả giai đoạn đầu mùa. “Có nhiều nguyên nhân khiến tôi mất việc”, ông Ron Atkinson, người bị sa thải vào tháng 10 năm đó, nhớ lại, “nhưng sự vắng mặt của Robson là then chốt. Cậu ta chính là chất keo gắn kết Man United”.

LIVERPOOL Mùa 1984/85
Vào cuối mùa giải 1983/84, một mùa giải kéo dài và đặc biệt thành công của Liverpool, huyền thoại người Xứ Wales Ian Rush bắt đầu cảm thấy đầu gối của mình có vấn đề. Và sau trận đấu cho đội tuyển trước đối thủ Bắc Ireland vào tháng 5/1984 trên sân Vetch Field cứng như đá, ông chính thức thừa nhận ông cảm thấy khớp gối của mình chẳng khác nào “một cánh cổng cũ”.

Sau khi cố gắng chơi nốt trận chung kết C1 với Roma, Rush phải lên bàn mổ, và vì thế để lỡ mất 10 trận đầu tiên của mùa giải 1984/85. Vào cuối tháng Mười, khi ông trở lại, Liverpool của ông đã bị kình địch Everton bỏ xa trong cuộc đua vô địch. Dù Rush ghi tới 14 bàn trong 28 trận tiếp theo, Liverpool vẫn kết thúc mùa giải với 13 điểm kém Everton.

ARSENAL Mùa 2009/10
Arsenal khởi đầu mùa giải 2009/10 một cách ấn tượng với phong độ tuyệt vời của tiền đạo Robin van Persie, người ghi được 8 bàn sau 15 trận. Tuy nhiên, sau một pha phạm lỗi của Giorgio Chiellini trong trận giao hữu giữa Hà Lan và Italia, Van Persie dính phải một chấn thương nặng ở mắt cá. Tiền đạo người Hà Lan tự dự đoán anh sẽ phải nghỉ thi đấu 6 tuần, và xem đó là chuyện đã quá buồn rồi. Nhưng hóa ra, anh phải nghỉ thi đấu tới… 6 tháng. 

Van Persie sau đó còn phải dùng tới liệu pháp nhau thai ngựa với hy vọng có thể kịp trở lại trước khi mùa giải kết thúc. Cuối cùng thì anh cũng thành công, khi có thể tái xuất trong trận đấu với Tottenham vào ngày 14/4. Nhưng lúc ấy, Arsenal đã hết hy vọng vô địch Premier League. Ở Champions League, họ cũng vừa bị Barca loại ở tứ kết sau thất bại 1-4 trên sân Camp Nou.

NEWCASTLE Mùa 2006/07
Newcastle có cơ sở để tin rằng mùa giải 2006/07 của họ sẽ tốt hơn mùa giải trước đó. Tiền đạo Michael Owen, người mà họ mua về với số tiền kỷ lục, đã bình phục chấn thương ngón chân đã khiến anh phải vắng mặt trong nửa sau của mùa 2005/06 để dự World Cup 2006. Tuy nhiên, Newcastle chỉ không ngờ được rằng chính giải đấu ấy là nơi thảm họa diễn ra.

Owen chấn thương ở World Cup 2006 khiến Newcastle liêu xiêu
Owen chấn thương ở World Cup 2006 khiến Newcastle liêu xiêu

Ngay phút đầu tiên của trận đấu cuối cùng của đội tuyển Anh ở vòng bảng, gặp Thụy Điển, đinh giày của Owen bị mắc vào cỏ. Một chấn thương nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng đã khiến Owen phải nghỉ thi đấu gần một năm vì đứt dây chằng. Newcastle sau đó đòi được tới 6 triệu bảng phí bảo hiểm. Nhưng mùa giải đầy tham vọng của họ thì coi như vứt đi từ trước khi nó kịp bắt đầu.

ARSENAL Mùa 2002/03
Phong độ ấn tượng của cầu thủ chạy cánh Freddie Ljungberg là một trong những yếu tố quan trọng sau cú đúp quốc nội của Arsenal ở mùa giải 2001/02. Ljungberg được kỳ vọng sẽ trở thành một ngôi sao sáng ở World Cup 2002 tổ chức trên đất Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, khi Thụy Điển chuẩn bị cho trận ra quân vòng bảng với Anh, Ljungberg cảm thấy hông có vấn đề. Lúc đó anh mới thú nhận là đã cảm thấy đau từ sau trận giao hữu với Nhật Bản. Ljungberg sau đó vẫn có mặt ở trận đấu với Anh, nhưng gần như chỉ… đi bộ. Anh cũng kịp bình phục cho trận mở màn mùa giải 2002/03, nhưng như anh thú nhận, “tôi không bao giờ còn là chính mình sau chấn thương đó”. HLV Arsene Wenger thì trách Ljungberg đã “đẩy bản thân quá giới hạn”. Nhưng nói gì thì nói, Arsenal cũng đã có một mùa giải thất bại.

WEST HAM Mùa 2006/07
Dean Ashton từng là một trong những tiền đạo triển vọng nhất của nước Anh. West Ham cảm thấy thật may mắn khi được sở hữu tiền đạo to lớn nhưng rất khéo léo này. Nhưng niềm vui của họ chẳng kéo dài được bao lâu. Ashton bị vỡ mắt cá sau một pha va chạm với Shaun Wright-Phillips trong một buổi tập cùng với đội tuyển Anh vào tháng 8/2006. Anh phải nghỉ thi đấu gần một năm, và tệ hơn, không bao giờ có thể tìm lại được mình.

Tới 2008, Ashton cuối cùng cũng được ra mắt đội tuyển Anh, trong trận gặp Trinidad & Tobago, và đó cũng là trận đấu duy nhất của anh đá cho Tam sư. 1 năm sau, Ashton buộc phải giải nghệ ở tuổi 26 vì không thể chịu đựng nổi những nỗi đau dai dẳng ở mắt cá. 

CRYSTAL PALACE Rất nhiều lần
Ông chủ của Crystal Palace, Simon Jordan, là người “căm thù” những lần các giải VĐQG tạm nghỉ để nhường sân cho các đội tuyển nhất. “Cứ đến giai đoạn các đội tuyển thi đấu là chúng tôi lại phải sẵn sàng đối mặt với những cơn đau đầu”, ông nói. Jordan cảm thấy những lần các đội tuyển tập trung ảnh hưởng họ theo đủ kiểu. Có thể các trụ cột của ông sẽ trở lại với một chấn thương, như trường hợp của ngôi sao Phần Lan Aki Riihilahti, người bị đau “trong một trận giao hữu vô nghĩa với Italia”.

Cũng có thể họ bị tác động tâm lý vì những vấn đề ở đổi tuyển. Tiền đạo Andy Johnson, ví dụ, luôn trở lại với tâm trạng rất tệ sau những trận đấu với đội tuyển Anh, vì “bị mắc kẹt bên cánh phải”. Wayne Routledge thì không còn là chính mình sau những chuyến đi với đội U17 và U21, trước khi đâm đề nghị được chuyển nhượng.

BOTAFOGO Mùa 1970/71
Paulo Cezar Lima là thành viên của đội tuyển Brazil vô địch World Cup 1970. Dù không có mấy đóng góp, ‘Caju’ vẫn tự thấy rằng mình có quyền được tiệc tùng xả láng sau chiến tích đó. Được Botafogo cho thêm ngày nghỉ, ông đã vùi mình vào những bữa tiệc không có hồi kết trên các bãi biển ở Rio de Janierio.

Để rồi tới khi Caju trở lại CLB, HLV của đội tuyên bố ông “không đủ sức để đá quả bóng”. Cuối cùng thì Caju cũng trở lại được với cân nặng cũ và tìm lại được cảm giác chơi bóng. Nhưng lúc đó ông đã lãng phí sáu tháng của sự nghiệp rồi. Và đương nhiên Botafogo là đối tượng chịu thiệt.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x