Vô địch World Cup bằng con đường nào?

Kinh Thi
Từ 05:59 ngày 13-06-2018
Tây Ban Nha, Đức, Italia là 3 nền bóng đá có đặc điểm chuyên môn rất khác nhau. Gọi đấy là những trường phái tương phản với nhau cũng được. Nhưng có một điểm chung xuyên suốt giữa 3 nhà vô địch World Cup gần đây nhất: họ hầu như không thể thủng lưới trong suốt giai đoạn knock-out.
4 năm trước, Đức chỉ thủng lưới 2 bàn trong 4 trận đấu, và cả hai bàn đều vô nghĩa. Ở vòng 1/8, Đức thủng lưới ở phút bù giờ của hiệp phụ thứ 2, khi đang dẫn Algeria 2-0 và coi như đã lọt vào tứ kết. Còn trong trận bán kết, Đức thủng lưới ở phút cuối cùng, khi đã dẫn Brazil... 7-0. Tây Ban Nha thì hoàn toàn không thủng lưới, với 4 trận thắng 1-0 liên tiếp ở World Cup 2010. Tại World Cup 2006, Italia chỉ thủng lưới 1 bàn, từ chấm phạt đền, trong suốt giai đoạn knock-out.

Quá rõ ràng, khi hỏi về con đường lên ngôi vô địch World Cup của các đội mạnh. Câu trả lời không đến từ những siêu sao sáng nhất trên vòm trời bóng đá thế giới như Luis Suarez, Neymar, Cristiano Ronaldo hoặc Lionel Messi. Đội vô địch World Cup trước tiên là đội phòng thủ hay nhất. Những gì sau đó, chỉ là hệ quả.

Ngay từ xa xưa, người ta đã thấy rõ tầm quan trọng mang tính quyết định của khâu chuẩn bị, đối với các nhà vô địch World Cup. Làm sao để Cristiano Ronaldo hoặc Suarez có nhiều cơ hội ghi bàn? Phải chọn cách chơi nào xoay quanh Messi hoặc Neymar? Rất mơ hồ. Bởi không thể có câu trả lời khi không biết chắc đối phương sẽ phòng thủ như thế nào. Ngược lại, các đội có thể yên tâm với một hệ thống phòng thủ kín kẽ và chắc chắn - mặc kệ hàng công đối phương có bao nhiêu Messi với Ronaldo. Đây là lý thuyết thuần túy. Phòng thủ luôn dễ hơn và có tính chủ động cao hơn tấn công.

Người ta cho rằng Cristiano Ronaldo không thể vô địch World Cup bởi ngoài Ronaldo thì Bồ Đào Nha... chẳng còn ai. Thế sao Lionel Messi cũng không thể vô địch World Cup, dù xung quanh Messi, Argentina có đến hàng loạt ngôi sao tấn công khác?


Kỳ thực, Bồ Đào Nha đã có thể vô địch EURO ngay từ năm 2012 (và tiqui-taca trở thành đồ bỏ, thay vì đi vào lịch sử). Khác biệt giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khi ấy chỉ là một bên sút luân lưu dội cột nhưng vào lưới, còn một bên cũng sút dội cột nhưng bật ra ngoài. Đấy là sự may rủi, là số phận. Xét về chuyên môn, Bồ Đào Nha phòng thủ hay hơn. Và cuối cùng, đội bóng của Cristiano Ronaldo đã vô địch EURO 2016 bằng đúng con đường phòng thủ ấy. Ronaldo hay thật, nhưng anh đâu có đóng góp gì khi Bồ Đào Nha thắng chủ nhà Pháp trong trận chung kết!

Tất nhiên, chúng ta đang nói về World Cup 2018. Nhưng không có gì khác biệt, bởi đây là đề tài về con đường dẫn đến ngôi cao ở một giải lớn. Việc làm phổ biến nhất của giới chuyên môn - gồm cả những người trong cuộc, là vắt óc nghĩ cách vô hiệu hóa những Messi, Ronaldo, Neymar, Suarez. Tổng quát hơn thì người ta chỉ lo rà soát sao cho hệ thống phòng thủ của đội mình tiến gần đến chỗ hoàn thiện. Không phải ngẫu nhiên mà tỷ lệ ghi bàn bình quân ở World Cup thấp hơn rất nhiều so với Champions League.

Ngày xưa, bóng đá có câu kinh điển: phòng thủ chỉ để không thua, còn nếu muốn thắng thì bạn phải ghi bàn. Câu ấy bây giờ đã lạc hậu đến tám ngàn dặm. Ở đẳng cấp cao bây giờ, chưa thua nghĩa là bạn luôn còn nguyên cơ hội chiến thắng.

Ai sẽ vô địch World Cup? Hãy nhìn vào cách phòng thủ của các đội mạnh và loại suy dần. Cứ chăm bẵm tìm cách tấn công, đấy sẽ là sai lầm lớn cho các đội mạnh.
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x