Xem bóng đá... "chùa" thời Facebook

Việt Cường Việt Cường
12:35 ngày 28-01-2017
Mark Zuckerberg, nhân vật sáng lập ra mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu Facebook, luôn tỏ ra là một người đặc biệt coi trọng vấn đề bản quyền.
Xem bóng đá... "chùa" thời Facebook
Bất kỳ đoạn video hay hình ảnh nào có dấu hiệu vi phạm bản quyền đều bị các quản trị viên của Facebook chặn hoặc gỡ xuống ngay. Nhưng một tính năng mới của Facebook lại đang trở thành công cụ cho một hành động "ăn cắp" trí tuệ trắng trợn nhất từ trước tới nay. 

“Live stream” không biên giới
Ở thời kỳ bùng nổ Facebook, nhà nhà người người dùng Facebook bất kể ngày đêm thì “live stream” là từ khóa đã quá quen thuộc. Về cơ bản, “live stream” là một tính năng của Facebook cho phép người dùng chia sẻ trực tiếp bằng video lên mạng xã hội có đến gần 2 tỷ người dùng này; nghĩa là với một chiếc điện thoại có camera và kết nối internet, bạn có thể truyền mọi thứ bằng video lên mạng ngay tại thời điểm nó xảy ra. Mục đích của Facebook khi tạo ra tính năng này là để người dùng có thêm một phương tiện chia sẻ các hoạt động cá nhân hàng ngày, bên cạnh việc viết các dòng trạng thái hay đăng tải các hình ảnh.


Nhờ Facebook, bạn có thể theo dõi mọi trận đấu diễn ra ở bất kỳ đâu, miễn là nó được ai đó phát “live stream”. Từ góc nhìn của người xem thì đó là điều tuyệt vời. Ví dụ ở Việt Nam, chỉ cần với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, các CĐV có thể theo dõi trực tiếp các trận đấu của đội U16 Việt Nam ở giải vô địch châu Á diễn ra tại Ấn Độ, rồi sau đó chứng kiến trực tiếp hành trình đoạt vé World Cup U20 của đội U19 ở Bahrain. hay xem đội tuyển futsal Việt Nam tranh tài ở giải vô địch thế giới tận Colombia, ngay cả khi các đài truyền hình không mua bản quyền tường thuật trực tiếp. Một số trang còn lồng giọng bình luận trực tiếp y như truyền hình chuyên nghiệp. Nhờ “live stream”, thế giới bóng đá thực sự đã không còn biên giới.

Vì “live stream” tiện dụng như thế, nên người ta “live stream”... mọi thứ. Riêng trong bóng đá, bạn có thể theo dõi trực tiếp một buổi họp báo, một buổi tập, hình ảnh trong phòng thay đồ của cầu thủ và tất nhiên cả các trận đấu. Sự khác biệt giữa “một buổi “live stream”“ và “một buổi truyền hình trực tiếp” là tính tương tác. Người xem “live stream” có thể bình luận, bày tỏ quan điểm... ngay lập tức về sự kiện, về bình luận viên, hay về... chất lượng đường truyền. Thế nên, các nhà đài bây giờ ngoài đội làm trực tiếp truyền thống còn phải cử thêm một đội làm “live stream”. với nhiệm vụ phản ánh trực tiếp mọi hoạt động xung quanh, từ không khí ngoài sân, trong phòng họp báo, cho tới trên khán đài.

Cơn ác mộng cho các đài truyền hình
Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt. Chính vì “live stream” quá tiện dụng như thế, nó đã bị biến thành công cụ cực kỳ quyền lực của những kẻ chuyên... ăn cắp trí tuệ. Và nó khiến các đài truyền hình lao đao.


Mùa giải này là mùa giải đầu tiên gói bản truyền có tổng trị giá lên tới 8,3 tỷ bảng của Premier League có hiệu lực. Các đài truyền hình, ở đây là Sky Sports và BT Sport, tất nhiên hi vọng, và sẽ làm mọi cách, để lượng người xem tăng tương ứng. Họ đầu tư nâng cấp máy móc, trang thiết bị, xây các trường quay hoành tráng, hiện đại, thuê những bình luận viên giỏi nhất, áp dụng những công nghệ phân tích trận đấu hiện đại nhất. Nhưng điều không ngờ đã xảy ra: Lượng thuê bao truyền hình giảm tới 19% trong ba tháng đầu mùa. Các chuyên gia thị trường của Sky Sports và BT Sport cuống cuồng tìm nguyên nhân, và cuối cùng phát hiện ““live stream”” chính là một trong những thủ phạm hàng đầu.

Thực ra, việc các nhà đài phải “chiến đấu” với các trang mạng chuyên “phát chùa” các trận đấu đã diễn ra từ lâu. Nhưng cuộc chiến với ““live stream”“ là cuộc chiếm cam go nhất. Nó giống như một con rắn nhiều đầu trong thần thoại, cứ chặt đầu này là sẽ có đầu khác mọc lên, cứ báo cáo vi phạm kênh này là sẽ có kênh khác xuất hiện. Vấn đề của các nhà đài, là họ phải chiến đấu một cách đơn độc. Người sử dụng có thể không công khai ủng hộ, nhưng họ chắc chắn thích việc nằm trên giường ấm áp xem các trận bóng đá ở khắp năm châu miễn phí hơn là phải ra phòng khách, nhất là trong những đêm Đông lạnh sun người, rồi bật đủ các loại đầu thu và... trả tiền.

5 cách xem bóng đá thời nay
PayTV: Đây là cách truyền thống. Người sử dụng trả tiền thuê bao hàng tháng cho các đài như K+, VTVcab, SCTV... và xem theo nhu cầu. Ưu điểm là chất lượng hình ảnh tốt, ngoài bóng đá còn nhiều chương trình khác. Nhược điểm là lỉnh kỉnh, vì phải lắp cáp quang hoặc đầu thu, và... mất tiền.

Sopcast: Đây là phần mềm P2P phổ biến nhất hiện nay và cũng là cách xem bóng đá... chùa được các fan Việt Nam ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, xem bóng đá bằng Sopcast khá rủi ro, chất lượng hình ảnh tốt hay xấu tùy thuộc vào đường truyền và nguồn phát, vốn không ổn định. Kinh nghiệm xem Sopcast là phải kết nối sớm, nhưng vẫn phải chấp nhận thực tế là đôi khi bỗng dưng... ngắt tín hiệu không lý do.

Phần mềm di động: Một số đài thích nghi với việc khán giả chuyển sang xem bóng đá bằng điện thoại di đồng bằng cách xây dựng các phần mềm xem bóng đá trực tuyến, ví dụ như MyK+. Hình thức thì tương tự payTV, nghĩa là trả tiền thuê bao hàng tháng, hoặc xem trận nào trả tiền trận đó.

Trực tuyến trên web: Đây là cách xem rất tiện dụng do không cần cài đặt các phần mềm hay đăng ký. Việc của bạn chỉ là tìm một đường link dẫn tới trang web đang phát trực tiếp trận đấu và xem. Nhược điểm là chất lượng hình ảnh tệ, và rất nhiều quảng cáo.

Xem... highlight: Đây là kiểu xem bóng đá mà thực ra là... không xem. Nếu bạn không có thời gian hay hứng thú ngồi trước màn hình, bạn vẫn có thể nắm trọn vẹn, thậm chí nắm sâu, các diễn biến của trận đấu qua những đoạn highlight (tóm tắt trận đấu, clip bàn thắng) người ta chia sẻ trên Twitter hay Facebook. Xem thế là cũng đủ để... chém gió rồi!
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x