Dàn xếp đá phạt góc, miếng đánh biến ảo khôn lường

Thanh Sơn
19:56 ngày 03-02-2021
Trong bóng đá, mỗi khi đội nhà được hưởng phạt góc, cầu thủ có thể đá thẳng vào vòng cấm đối phương hay phối hợp với các đồng đội đứng ở gần. Dưới đây là những lý do dàn xếp phạt góc có thể mang đến hiệu quả rất cao.

Tình huống 2 đấu 1

Nếu đối phương chỉ có 1 cầu thủ đứng ra chắn bóng, đội được hưởng phạt góc có thể gia tăng quân số để tạo ra tình huống 2 đấu 1. Đơn cử như ở trận Brighton thắng Arsenal 2-1 cuối mùa giải trước, khi Solly March phối hợp với Leandro Trossard ở điểm phạt góc, tiền vệ Dani Ceballos của Arsenal đã bị thất thế khi không có đồng đội nào hỗ trợ anh.

Kết quả là Trossard đã đưa bóng ngược trở lại cho March để cầu thủ này đi bóng xuống sát đường biên, căng ngang vào cho Lewis Dunk ghi bàn từ cự ly gần.

Ceballos phải đối đầu với 2 cầu thủ Brighton

Trossard đi bóng xuống đáy biên rồi căng ngang cho đồng đội ghi bàn

Tình huống 3 đấu 2

Khi một đội được hưởng phạt góc có 2 cầu thủ đứng ở vị trí đá phạt và phải đối đầu với 2 cầu thủ đối phương, họ có thể chuyền ngược về phía sau cho một đồng đội ở tuyến 2.

Ví dụ như pha bóng diễn ra ở trận đấu giữa MU và Fulham cách đây 2 mùa. Ở tình huống này, Ashley Young và Juan Mata bị 2 cái bóng áo trắng bịt đường xâm nhập vòng cấm Fulham.

Để giải quyết vấn đề, Mata chuyền về cho Jesse Lingard trước khi chạy thẳng vào khoảng trống giữa 2 cầu thủ Fulham để nhận lại bóng. Tiếp đó, cầu thủ nhỏ con người Tây Ban Nha tạt vào cho Romelu Lukaku dễ dàng đưa bóng vào lưới trống.

Hai cầu thủ MU đối mặt với 2 hậu vệ áo trắng

Mata chuyền trở lại cho Lingard rồi di chuyển vào vòng cấm

Mata nhận lại bóng rồi kiến tạo cho Lukaku lập công

Tình huống 2 đấu 2 với góc rộng

Ở trận đấu giữa Sheffield United và Chelsea hồi đầu mùa, Oliver Norwood đã đá phạt góc đến vị trí của George Baldock đang đứng ở sát vòng cấm Chelsea. Tiếp đó anh chạy vòng xuống phía dưới đồng đội để nhận lại bóng.

Lúc này Baldock có thể thoải mái chạy xuống sát đường biên để phối hợp cùng Norwood một lần nữa. Anh có khá nhiều thời gian và khoảng trống để chuyền vào cho David McGoldrick dứt điểm tung lưới Chelsea.

Baldock nhận bóng từ đồng đội

Anh di chuyển xuống đường biên ngang và phối hợp cùng đồng đội

Cả hai khiến các hậu vệ Chelsea bối rối

Một đường căng ngang hiệu quả dẫn đến bàn thắng

Tạo góc chuyền thuận lợi hơn

Trong trận Man City đè bẹp Aston Villa 3 bàn trên sân nhà ở mùa giải trước, David Silva đã đưa bóng vào chân Kevin De Bruyne ở cột cờ góc. Khi Silva xâm nhập vòng cấm để thu hút sự đeo bám của 2 cầu thủ đối phương, De Bruyne đã chuyền vào trung lộ cho Benjamin Mendy, đồng thời chạy lui về để nhận bóng.

Khi ấy, góc tạt bóng của cầu thủ người Bỉ đã rộng hơn nhiều. Anh thực hiện cú cứa lòng vào vòng cấm đưa bóng đi qua một rừng chân trước khi chui vào lưới trong sự ngỡ ngàng của thủ thành Aston Villa.

De Bruyne nhận bóng từ Silva, sau đó phối hợp với Mendy để chuyền vào vòng cấm

Mở ra cơ hội sút bóng

Ở tình huống tiền vệ Willian của Chelsea chọc thủng lưới Tottenham hồi năm ngoái, cầu thủ này không treo bóng trực tiếp vào trong mà phối hợp với Kovacic. Ngay lập tức, Kovacic làm tường cho Willian để cầu thủ người Brazil đột phá vào trung lộ và dứt điểm tung lưới Spurs.

Willian phối hợp với Kovacic ở tuyến hai

Anh nhận đường chuyền trả lại

Willian đột phá vào vòng cấm

Sau đó là cú sút tung lưới Tottenham

Kéo giãn hàng phòng ngự đối phương

Ở trận Wolves hòa Tottenham 1-1 mới đây tại Molineux, Daniel Podence đã di chuyển rất khôn khéo để kéo giãn hàng phòng ngự đối phương. Anh thu hút được sự chú ý của cả Matt Doherty lẫn Steven Bergwijn.

Dù không nhận bóng từ Moutinho, song Podence cũng góp phần khiến phòng tuyến của Tottenham bị xô lệch tạo điều kiện cho Romain Saiss gỡ hòa cho Wolves.

Podence (vòng vàng) di chuyển hút người

Hàng thủ Tottenham lập tức bị xao nhãng

Đồng đội lập tức tận dụng khoảnh khắc này để trừng phạt Tottenham

Phá hỏng hệ thống phòng ngự khu vực

Nếu phải so tài với đối thủ chủ trương phòng ngự khu vực, tức là các hậu vệ chọn giải pháp đứng lại trong vòng cấm đề sẵn sàng phá các đường bóng tạt vào, các cầu thủ đá phạt góc có thể phối hợp nhỏ với nhau và đưa bóng vào gần vòng cấm địa đối phương hơn.

Ví dụ như ở trận Liverpool thắng Wolves 4-0 hồi tháng 12 năm ngoái, việc Mohamed Salah nhận bóng từ Jordan Henderson và di chuyển vào trung lộ buộc 4 cầu thủ phòng ngự khu vực của đối phương và có xu hướng dâng lên cao. Khi ấy, Salah mới tạt bóng và cuối cùng Joel Matip ghi được tên mình lên bảng tỷ số.

Salah và Henderson phối hợp kéo dãn các vị trí phòng ngự phía trong của Wolves

Khi các hậu vệ đối phương không còn đảm bảo vị trí, Salah tạt bóng vào trong

Matip thoải mái đánh đầu ghi bàn

Khiến cầu thủ đối phương mất tập trung

Việc phối hợp đá phạt góc cũng thường khiến đối thủ bị mất tập trung hơn vì quá bận tâm đến trái bóng. Đó là những gì diễn ra ở tình huống Wolves tìm được bàn thắng gỡ hòa 1-1 trên sân của Liverpool hồi tháng trước.

Trong tình huống này, Fabinho và Trent Alexander-Arnold đã bị hút theo bóng và không kịp cản phá để Semi Ajayi bật cao đánh đầu hạ thủ thành Alisson.

Hàng thủ Liverpool bị hút vào trái bóng mà không quan sát cầu thủ đối phương di chuyển

Họ dâng cao khi bóng được chuyền ngược lại tuyến hai

Hệ quả là bị Ajayi xâm nhập phía sau ghi bàn

Buộc cầu thủ đeo bám sụp đổ

Không phải lúc nào các CLB cũng chọn giải pháp phòng ngự khu vực để chống lại những tình huống đá phạt góc. Đôi lúc, họ cũng cắt cử cầu thủ chơi theo kiểu 1 kèm 1. Những lúc như vậy, chỉ cần tổ chức dàn xếp đá phạt góc và cầu phía trong tích cực di chuyển là khoảng trống rất dễ lộ ra.

Đơn cử như ở trận đấu với Blackpool ở cúp FA, các cầu thủ West Brom đã thực hiện hàng loạt pha phối hợp khi đá phạt góc trước khi chuyền vào cho Ajayi đánh đầu ghi bàn.

Hậu vệ Blackpool chọn giải pháp đeo bám 1 vs 1

Nhưng West Brom phối hợp để tạo ra khoảng trống

Việc kèm người 1 vs 1 của Blackpool lúc này đã không còn hiệu quả

Kéo hậu vệ dâng cao để lộ khoảng trống ở góc xa

Việc các cầu thủ phối hợp đá phạt góc và đẩy được bóng vào sâu trong trung lộ sẽ giúp tăng thêm cơ hội ghi bàn nếu đối phương để lộ ra khoảng trống ở cột dọc phía xa. Khi ấy góc chuyền bóng rộng hơn hẳn nên cầu thủ cũng dễ dàng hơn trong việc chuyền bóng cho đồng đội lẻn xuống dưới các hậu vệ cuối cùng của đối phương để ghi bàn.

Các đường phối hợp liên tiếp đưa bóng từ cột góc đến gần vòng cấm địa hơn

Góc chuyền bóng lúc này đã rộng hơn khá nhiều

Cầu thủ áo trắng lẻn ra sau lừng hàng thủ đối phương ghi bàn

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x