Cuộc đấu trí giữa Toshiya Miura & Dollah Salleh: Ông giáo Phù Tang & Midas xứ Mã Lai

Đam San
11:22 ngày 07-12-2014
Cả HLV Toshiya Miura và người đồng nghiệp Dollah Salleh đều sinh năm 1963. Nhưng khác biệt ở chỗ, nếu ông Miura được ví như một ông giáo của xứ Phù Tang, thì Dollah rất nổi tiếng tại Mã Lai với biệt danh “bàn tay Midas”, tức chạm vào là thành vàng.
Cuộc đấu trí giữa Toshiya Miura & Dollah Salleh: Ông giáo Phù Tang & Midas xứ Mã Lai
DOLLAH SALLEH, HAY ĐƯỜNG ĐẾN… MIDAS
“Dollah Salleh là ai ư?, ở Malaysia, báo giới vẫn gọi ông ấy là Midas, vì đơn giản, Dollah dẫn dắt CLB nào thì CLB đó sẽ thành công, nghĩa là, chạm tay vào đâu thì ở đó… thành vàng”. Một đồng nghiệp người Malaysia nói như vậy, khi chúng tôi cắc cớ: Tại sao LĐBĐ Malaysia (FAM) lại gạt sang một bên những tên tuổi lớn như cựu HLV ĐTQG Mozambique -  Gert Engels, cựu HLV Iraq Wolfgang Sidka, cựu danh thủ của ĐT Pháp - Marcel Desailly và đặc biệt là cựu HLV đội tuyển Nhật Bản -  Philip Trousier, thay vào đó là cái tên Dollah Salleh để thay cho HLV Rajagopal, người đã bị sa thải cuối tháng 12 năm ngoái.

Thực tế, nhìn vào bản lí lịch của Dollah, các HLV bản địa không ai có thể sánh bằng nhà cầm quân này về hào quang quá khứ lẫn hiện tại. Ở thập niên 80 và 90, Dollah Salleh là một thần tượng của bóng đá Malaysia. Tiền đạo sinh ra tại Malacca này cùng với Zainal Abidin Hassan, người để lại ấn tượng với cái mông rất to, nhưng chạy rất nhanh và dứt điểm thần sầu, đã làm mưa làm gió ở khu vực Đông Nam Á. 


Dollah từng giành HCV Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEAP Games) năm 1989, Cúp Merdeka năm 1993… Trong 11 năm khoác áo ĐTQG (1985-1996), Dollah chơi 97 trận và đóng góp 48 bàn thắng, còn ở cấp độ CLB, tiền đạo nổi danh này đã kinh qua đến 5 đội bóng khác nhau, chơi tổng cộng 257 trận và ghi 143 bàn, đấy thực sự là một con số đáng nể. Trước khi giải nghệ vào năm 1998, Dollah từng là một tuyển thủ fusal tham dự FIFA Futsal World Championship 1996 tại Tây Ban Nha.

Ở cương vị là HLV, Dollah Salleh từng lập kỷ lục dẫn dẵn 4 CLB khác nhau tại giải đấu cao nhất của Malaysia, đó là MPPJ FC (2004), Selangor (2005), Pahang (2012) và PDRM (năm 2014). Ở Malaysia, báo giới gọi Dollah với cái biệt danh “bàn tay Midas” bởi ông đi đến đâu thì cũng đều gặt hái được sự thành công. 

Đáng chú là cú ăn ba cùng Selangor tại Malaysia Premier League, FA Cup và Malaysia Cup - vào năm 2005… Đấy có lẽ là lí do để Dollah “đánh bại” những HLV có “số má” khác để chính thức ngồi vào chiếc ghế HLV trưởng ĐTQG Malaysia tháng 2/2014. 

Cho đến bây giờ, việc chọn Dollah Salleh là một quyết định sáng suốt bởi những gì mà Malaysia để lại tại AFF Suzuki Cup lần này là rất ấn tượng.

VỚI MIURA, LÝ THUYẾT CHỈ LÀ MÀU ĐEN XÁM XỊT
Cũng giống như người đồng nghiệp Dollah Salleh, để trở thành thuyền trưởng của ĐT Việt Nam, Toshiya Miura đã vượt qua những ứng cử viên nặng ký khác khắp nơi trên thế giới. Cũng ít ai biết rằng, trước ngày đặt bút ký vào bản hợp đồng 2 năm cùng LĐBĐ Việt Nam (VFF) rất nhiều chuyên gia, là “cây đa, cây đề” của BĐVN đã lên tiếng chỉ trích và phản đối dữ dội đối với nhà cầm quân người Nhật Bản. 


Trong đó, đa số đều cho rằng, ông Miura còn quá non kinh nghiệm cầm quân và nhìn tướng mạo vốn như giống một “ông giáo” của nhà cầm quân này, chẳng thấy có cái uy của người làm “tướng”. Trong bối cảnh, chỉ số tin tưởng của BĐVN giảm xuống thì những quy kết có phần cảm tính ấy ít nhiều cũng “có lí”.

Thực tế, hồi còn chơi bóng, chàng trai Miura chỉ là một người vô danh vì anh chỉ chơi cho đội bóng của trường Trung học. Trong công tác huấn luyện,  Miura học khoa Y học và giảng dạy thể chất tại trường đại học Iwate. Cho đến năm 27 tuổi Miura sang Đức theo học ngành HLV bóng đá chuyên nghiệp tại Đại học Thể thao Cologne. 

Sau 3 năm rưỡi đèn sách, ông nhận bằng A HLV của bóng đá Đức và có thêm một bằng Thạc sĩ. Năm 1996, Miura trở về quê nhà để học tiếp bằng HLV và bắt đầu tham gia công tác huấn luyện, khởi đầu là CLB Mito HollyHock nhưng không thành công. Sau đó là CLB Omiya của Miura nhưng đã phải xuống hạng. 

Sau những thất bại, ông Miura từng chuyển sang bình luận viên trước khi trở lại Omiya và đưa đội lên giải hạng Nhất. Nhưng giống lần trước, cuộc hôn nhân này cũng đổ vỡ ở mùa thứ hai và Miura phải từ chức năm 2006 vì sự sa sút của đội bóng.

Một năm sau đó, Miura đến CLB Consodale Sapporo và đưa đội bóng này thăng hạng. Nhưng bước sang năm thứ 2, nhà cầm quân này đã phải ra đi vì thành tích nghèo nàn của đội bóng. Tiếp theo, ông dẫn dắt Vissel Kobe (2009-2010) rồi Ventforet Kofu (2010-2011) nhưng rồi, ông cũng phải ra đi trong đắng cay. Và cuối cùng, Miura đã trở lại với nghề bình luận viên giải Italia và Hà Lan, trước khi trở thành HLV trưởng của ĐTQG Việt Nam. 

Cho đến bây giờ, HLV Miura đã chứng minh những gì mà người ta nói về mình chỉ là thứ lí thuyết. Với cá nhân ông, kinh nghiệm 11 năm cầm quân tại giải nhà nghề Nhật Bản giống như một “cuốn binh thư” để áp dụng cho ĐT Việt Nam. Điều đó đang đúng, bởi dưới bàn tay của nhà cầm quân người Nhật, đã có một ĐT Việt Nam rất khác. Nói thẳng ra, dường như đấy là một đội tuyển đã lột xác hoàn toàn so với cái sự “ể oải” sau những thất bại của những người tiền nhiệm.

TRẬN CHIẾN TRÊN SA BÀN
Trong trận bán kết lượt đi tại Malaysia giữa ĐT Việt Nam, nếu trên sân là cuộc chiến của những cầu thủ vốn chẳng lạ gì nhau; thì trên sa bàn cũng là một cuộc đấu trí đầy căng thẳng giữa “ông giáo xứ Phù Tang” và “Midas xứ Mã Lai”. 

Malaysia dưới thời Dollah Salleh có thiên hướng chơi tấn công đẹp mắt, nhưng cũng mang tính hiệu quả cao. Sau 3 trận vòng bảng, đội bóng của Dollah đã chứng tỏ sự đa dạng về lối chơi: đánh biên, trung lộ và đặc biệt là họ có những quân bài có thể thay đổi cục diện trận đấu. Trong khi đó, ĐT Việt Nam của HLV Miura là một đội bóng đầy tính kỷ luật, luôn vào sân với tinh thần của một võ sĩ Samurai. 


Cuộc chiến giữa ông thầy người Mã và Nhật thực sự khó lường, bởi đôi bên đều là mẫu HLV thích xoay tua cầu thủ. Tức là trước giờ bóng lăn, rất khó để đoán định, ai sẽ là người đá chính, lối chơi sẽ như thế nào và quân bài tẩy sẽ xuất hiện ở thời khắc ra sao?. 

Đương nhiên, hai nhà cầm quân 51 tuổi này đều rất khát khao chiến thắng ở bán kết và xa hơn là trận chung kết để khẳng định bản ngã của mình trong lần đầu tiên nắm một ĐTQG. 

Ở lượt đi, Dollah đang hơn Miura về thiên thời và địa lợi, nhưng đấy không phải là yếu tố mang đến lợi thế cho đội chủ nhà Malaysia, bởi con tính hiện đang nằm trong tay người đồng nghiệp Miura. Nếu có một kết quả thuận lợi trên Shah Alam ngày 7/12, thì ĐT Việt Nam hoàn toàn có quyền nghĩ đến một kịch bản khác trên SVĐ QG Mỹ Đình.

Hãy chờ xem, cú chạm tay của “Midas của Malaysia” có chạm thành vàng, hay HLV có dáng vẻ như ông giáo xứ Phù Tang và các học trò trở về với những chiến lợi phẩm trên tay!.

Hồ sơ Toshiya Miura 
Họ tên đầy đủ: Toshiya Miura
Ngày sinh: 16/7/ 1963 (51 tuổi), Kamaishi, Iwate, Nhật Bản
Sự nghiệp HLV
Brummell Sendai: 1997
Mito HollyHock: 1998
Omiya Ardija: 2000-2001 và 2004-2006
Consadole Sapporo: 2007-2008
Vissel Kobe: 2009-2010
Ventforet Kofu: 2011
ĐTQG Việt Nam: 2014-?

Hồ sơ Dollah Salleh
Họ tên đầy đủ: Dollah bin Salleh
Ngày sinh: 23/12/1963 (51 tuổi), tại Malacca, Malaysia
Vị trí: Tiền đạo
CÁC CLB ĐÃ QUA
Johor (1985–1986): 25 trận/12 bàn
Selangor (1987–1990): 76 trận/39 bàn
Pahang (1991-1996): 125 trận/76 bàn
Malacca (1997): 19 trận/9 bàn
Negeri Sembilan (1998): 12 trận/7 bàn
ĐTQG Malaysia (1985-1996): 97 trận/48 bàn
SỰ NGHIỆP HLV
Selangor MPPJ: 2003–2004
Selangor FA: 2005–2008
Kuantan Port-Shahzan Muda FC: 2008–2009
Pahang: 2009–2013
PDRM: 2014
ĐTQG Malaysia: 2014-?
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • ĐT Việt Nam: Từ sự hồi sinh của các chân sút Việt ĐT Việt Nam: Từ sự hồi sinh của các chân sút Việt

    Từ khi HLV Toshiya Miura lên nắm quyền hồi tháng 5/2014, ĐT Việt Nam bắt đầu quay lại với hệ thống tấn công gồm 2 tiền đạo. Sự thay đổi tưởng như là nhỏ này thực tế như một cuộc cách mạng, làm hồi sinh hàng công của ĐT Việt Nam sau nhiều năm ảm đạm.

  • ĐT Việt Nam: Đọc trước cục diện ĐT Việt Nam: Đọc trước cục diện

    Vì nhỉnh hơn về kỹ thuật, chắc chắn đội khách Việt Nam sẽ không thua sút trong việc kiểm soát bóng. Sở trường chơi bóng dài và bổng của Malaysia lại chính là sở đoản của Việt Nam nên Malaysia sẽ tận dụng tối đa cách chơi ấy.

  • Trước trận lượt đi vòng bán kết AFF Suzuki Cup 2014: Sẵn sàng cho thử thách lớn hơn Trước trận lượt đi vòng bán kết AFF Suzuki Cup 2014: Sẵn sàng cho thử thách lớn hơn

    Từ chỗ nhạt nhòa về nhiều mặt trong các trận giao hữu trước giải, ĐT Việt Nam đã dần lột xác, tiến bộ hẳn qua từng trận đấu ở vòng bảng, để rồi bây giờ chúng ta lại có quyền hy vọng trước các trận đấu quyết định, tranh chấp ngôi cao.

  • Tiền vệ Nguyễn Huy Hùng - Cánh chim lạ ở ĐT Việt Nam Tiền vệ Nguyễn Huy Hùng - Cánh chim lạ ở ĐT Việt Nam

    Hai năm trước, Huy Hùng là cầu thủ trẻ vô danh, suýt mất nghiệp vì CLB bóng đá Hà Nội của ông bầu Nguyễn Đức Kiên dừng hoạt động. Nhưng giờ, anh đã là trụ cột ở ĐTQG, được HLV Toshiya Miura đặc biệt tín nhiệm, đá không nghỉ phút nào trong các trận đấu đã qua tại VCK AFF Suzuki Cup 2014.

  • Án phạt cho các cầu thủ: Hiệu quả có được như mong đợi? Án phạt cho các cầu thủ: Hiệu quả có được như mong đợi?

    Cũng khoảng vào ngày Luis Suarez trở lại sau án phạt treo giò 4 tháng vì cắn Giorgio Chiellini ở World Cup 2014, một cầu thủ ở giải hạng Tư Thụy Sỹ nhận án cấm thi đấu… 50 năm! Nhưng liệu các án phạt có thật sự khiến dân quần đùi áo số ăn năn hối lỗi?

  • HLV Toshiya Miura: Nghệ thuật “chuyển hình, thay tiếng” HLV Toshiya Miura: Nghệ thuật “chuyển hình, thay tiếng”

    Ba trận đấu vòng bảng AFF Suzuki Cup 2014, HLV Toshiya Miura đã xới tung danh dách đội hình đội tuyển Việt Nam để sử dụng cho từng trận đấu. Gặp 3 đối thủ khác nhau, ông thầy người Nhật Bản đều có cách bày binh bố trận rất khác và những miếng ghép được thay đổi liên tục. Vậy, đằng sau những lần “chuyển hình, thay tiếng” ở ĐT Việt Nam đó là gì?

  • Hội chứng thần tượng bóng đá Hội chứng thần tượng bóng đá

    Lionel Messi bước ra từ chiếc Mercedes Benz đưa anh từ sân bay về khách sạn năm sao Schweizerhof, và bỗng tỏ ra hơi hoảng hốt. Quang cảnh xung quanh anh như một bầy ong vỡ tổ, với máy ảnh, Ipad và điện thoại di động cùng những cánh tay giơ lên như thể phía trước đám đông này là một yếu nhân của thế giới.

  • Đâu là cầu thủ chuyền bóng hay nhất châu Âu hiện thời? Đâu là cầu thủ chuyền bóng hay nhất châu Âu hiện thời?

    Số liệu thống kê sau 5 lượt trận tại vòng bảng Champions League cho thấy: 5 cầu thủ có số đường chuyền chính xác nhiều nhất lần lượt là Xabi Alonso (ảnh), Toni Kroos, Dani Alves, Cesc Fabregas và Giorgio Chiellini.

  • Những giải thưởng cá nhân là vô nghĩa? Những giải thưởng cá nhân là vô nghĩa?

    Cristiano Ronaldo nằm ở vòng tròn giữa sân, cắm mặt vào cỏ, xem chừng đang thổn thức. Các đồng đội của anh ở Man United mải mê ăn mừng với đám đông đang phát điên trên khán đài. Tiền vệ người Bồ Đào Nha cứ nằm bất động như thế hai phút, và chẳng ai thèm ngó ngàng đến anh.

  • Hội chứng sùng bái cá nhân trong bóng đá: Ronaldo & Messi không phải là thần thánh! Hội chứng sùng bái cá nhân trong bóng đá: Ronaldo & Messi không phải là thần thánh!

    Ai có thể lớn hơn cả đội bóng? Câu trả lời chung là: Không một ai có thể đứng trên đội bóng. Song, thế giới sân cỏ hiện đang chứng kiến một vài siêu sao có tầm ảnh hưởng và sức hút còn lớn hơn đội bóng mà anh ta đang khoác áo. Đó chính là điển hình của hội chứng “sùng bái cá nhân” trong bóng đá.

  • Vì sao Fabregas sẽ thành công vang dội? Vì sao Fabregas sẽ thành công vang dội?

    Việc được thi đấu ở vị trí sở trường và được làm việc dưới trướng một HLV cá tính như Jose Mourinho là những điều kiện đủ để Cesc Fabregas lên đỉnh.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x