Emile Heskey: 'Nếu là người da trắng, tôi đã làm HLV như Lampard'

Cẩm Chi
15:04 ngày 18-09-2019
Ở tuổi 41, Emile Heskey đang có một cuộc sống an nhàn rời xa bóng đá, nhưng những ký ức về thời đỉnh cao phong độ vẫn còn nguyên vẹn. Trong cuốn tự truyện “Even Heskey scored”, một trong những vấn đề mà Heskey nhắc đến nhất chính là nạn phân biệt chủng tộc mà chính ông từng trải qua trong suốt sự nghiệp của mình.
Emile Heskey: 'Nếu là người da trắ ng, tôi đã làm HLV như Lampard'

Nạn nhân của đám đông

Heskey không bao giờ quên chuyến làm khách cùng ĐT Anh trên sân của Slovakia tại Bratislava năm 2002. Đó là một trong 62 lần cựu tiền đạo sinh năm 1978 khoác áo Tam sư và thật ngạc nhiên, Heskey nhớ rõ những gì diễn ra ở trận đấu ấy hơn cả cuộc đối đầu với ĐT Đức tại Munich năm 2001 mà ông lập được cú hat-trick.

“Khi chúng tôi đang khởi động, những tiếng la ó bắt đầu vang lên. Cứ mỗi khi tôi hay Ashley Cole được chuyền bóng, các khán đài lại vang lên những tiếng huýt sáo. Rồi tôi đưa quả bóng đến chân David Beckham, mọi thứ lại im lặng. Tôi nhanh chóng hiểu ra vấn đề” – Heskey kể lại trên The Times.

Emile Heskey đã trải qua những tiếng la ó đó trong suốt sự nghiệp, tại Torino năm 2000, Liberec năm 2000, Oporto năm 2001, Tirana năm 2001 hay Zagreb năm 2008. Ông không bao giờ nghĩ đến việc bỏ thi đấu. “Tôi luôn vào sân bất chấp mọi thứ có tồi tệ thế nào đi nữa. Tôi muốn đáp trả những lời la ó bằng cách thể hiện khả năng trên sân cỏ”, cựu tiền đạo ĐT Anh khẳng định.

Heskey luôn giữ được sự bình tĩnh, đơn giản bởi ông đã quá quen với sự kì thị dành cho màu da của mình. Khi còn là một cậu bé trong học viện Leicester, Heskey từng bị một CĐV say rượu bám theo đến tận nhà để chửi bới. Đến tuổi thanh niên, ông cùng với những người bạn bị đuổi ra khỏi một quán bar, nơi từ chối phục vụ những người da màu.

Emile Heskey vừa ra tự truyện kể về những bất công, cũng như từng bị la ó khi còn là cầu thủ
Emile Heskey vừa ra tự truyện kể về những bất công, cũng như từng bị la ó khi còn là cầu thủ

Ở thời điểm hiện tại, mọi thứ vẫn chưa có nhiều thay đổi, thậm chí nạn phân biệt chủng tộc còn biến tướng phức tạp hơn với sự bùng nổ của mạng xã hội . Khi Paul Pogba hay Marcus Rashford đá hỏng phạt đền, trên Twitter lập tức xuất hiện hàng ngàn những lời thóa mạ bộ đôi của Quỷ đỏ, kiểu như: “Đến 11m cũng đá hỏng thì mày làm được gì hả thằng mọi đen?”.

Heskey cho rằng sự thay đổi chỉ có thể diễn ra khi chính những nhà lãnh đạo bóng đá thay đổi quan điểm và góc nhìn về những cộng đồng dễ bị kì thị và tổn thương.  “Cần phải phá bỏ những rào cản. Tại sao FA không có một vị chủ tịch là nữ hay là người da màu? Chỉ khi đó, việc chống phân biệt giới tính hay chủng tộc mới thực sự có hiệu quả”,Heskey kết luận.

Da trắng dễ làm HLV hơn?

Heskey lấy ví dụ như vị trí cầm quân ở các đội bóng. Trên thực tế, không có nhiều người da màu trên băng ghế chỉ đạo ở Premier League. Hai trường hợp cá biệt là Nuno Espirito Santo của Wolves và Chris Houghton (từng dẫn dắt Newcastle và Brighton), xa hơn chút nữa có Paul Ince từng cầm quân tại Blackpool.

“Những HLV da màu có tài năng không? Tôi tin rằng là có. Sol Campbell thông minh chẳng  kém gì so với Steven Gerrard hay Frank Lampard, nhưng những cầu thủ da trắng luôn được ưu tiên khi chuyển sang công tác huấn luyện. Ashley Cole, một trong những người thành công nhất thế hệ vàng của ĐT Anh thì chỉ đang dẫn dắt đội U15 Chelsea. Rõ ràng những nhà cầm quân da màu cần được tạo điều kiện tốt hơn!”, quan điểm của Heskey về công tác tuyển chọn huấn luyện. 

Chính bản thân Heskey cũng đã trải qua những bất công khi bước chân vào nghiệp huấn luyện. Ông từng dẫn dắt đội trẻ Bolton và làm tốt công việc của mình cho đến khi đội bóng rơi vào khủng hoảng tài chính. Heskey đã nhờ bộ phận chuyên môn của FA giới thiệu một công việc mới cho mình, kết quả là ông được mời huấn luyện bóng đá phong trào ở công viên St George’s!


Heskey từng nói thế này về những bất công mà các đồng nghiệp da màu gặp phải ở bóng đá Anh: “Với kinh nghiệm của mình, tôi cần một CLB chuyên nghiệp, nơi tôi có thể san sẻ những hiểu biết góp nhặt trong suốt sự nghiệp thi đấu. Tôi muốn làm việc với những cầu thủ trẻ. Nhưng có lẽ nhiều người cho rằng các HLV da màu không thể đáp ứng được yêu cầu. Rất nhiều cầu thủ da màu xuất sắc, ok! Nhưng các chiến lược gia thì phải xét lại. Những HLV da màu luôn khó khăn khi đi tìm công việc. Tôi không thể giải thích được điều đó”. 

Emile Heskey chắc chắn không phải trường hợp duy nhất. Trong số các tuyển thủ Anh cùng thời với ông, những người da màu luôn gặp trắc trở. Sol Campbell có 8 tháng cầm quân ở Macclesfield Town, một đội bóng ở giải League Two (Hạng 4 Anh). Kieron Dyer có được vị trí trợ lý ở đội U18 Ipswich, còn Darius Vassell hay Trevor Sinclair cũng chỉ đảm nhiệm những chức danh ở các đội bóng nhỏ.

Mọi thứ chỉ có thể thay đổi khi FA đưa ra một điều luật cụ thể kiểu như “luật Rooney” ở NFL (giải vô địch bóng bầu dục Mỹ), theo đó, buộc ban lãnh đạo các đội bóng phải phỏng vấn (thay vì loại hồ sơ) của các ứng viên người gốc Phi, gốc Á và người dân tộc thiểu số (gọi tắt theo tiếng Anh là BAME), khi tuyển mộ các vị trí huấn luyện, nhưng không ép buộc phải tuyển dụng họ. 

Luật Rooney là gì?
Luật Rooney lấy theo tên của Dan Rooney, ông chủ của đội bóng bầu dục Mỹ Pittsburgh Steelers trước đây, đồng thời là chủ tịch của ủy ban phụ trách vấn đề đa dạng hóa của NFL. Từ khi luật Rooney được ban hành, tỷ lệ người Mỹ gốc Phi hoạt động tại các vị trí quản lý, huấn luyện ở NFL đã tăng 22%. 

Sự nghiệp lẫy lừng
Heskey đứng thứ bảy trong danh sách các cầu thủ ra sân nhiều nhất ở Premier League với 516 trận cho Leicester City, Liverpool, Birmingham City, Wigan Athletic và Aston Villa. Ông cũng đứng thứ 22 trong danh sách những tay săn bàn hàng đầu của Premier League với 110 pha lập công. Trong màu áo ĐT Anh, Heskey đá 62 trận và có 7 bàn thắng.

Mùa giải vĩ đại
Mùa giải thành công nhất của Heskey là mùa 2000/01 khi ông đóng góp 22 bàn cho Liverpool và giúp đội chủ sân Anfield vô địch FA Cup, Cúp Liên đoàn và UEFA Cup. Đây cũng là đỉnh cao trong sự nghiệp của Heskey, đến thời điểm này với cựu cầu thủ của ĐT Anh, các CĐV Liverpool vẫn là những người tuyệt vời nhất.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Hội chứng 'phản xã hội' của Valentino Rossi Hội chứng 'phản xã hội' của Valentino Rossi

    Ở tuổi 40, Valentino Rossi vẫn chưa muốn từ giã đường đua MotoGP. Vài người thân thiết ít ỏi hiểu vì sao anh quyến luyến môn thể thao tốc độ đến thế. Chỉ trên đường đua Rossi mới có thể là chính mình, vì anh luôn cảm thấy khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống đời thường.

  • Patrick Vieira, vụ áp phe kinh điển của Wenger Patrick Vieira, vụ áp phe kinh điển của Wenger

    Trong thời gian làm việc tại Arsenal, Arsene Wenger từng mua hụt nhiều ngôi sao lớn dù tiếp cận mục tiêu từ sớm. Nhưng điều đó không có nghĩa Giáo sư luôn để đối thủ nẫng cầu thủ giỏi trước mũi mình. Việc Wenger giành chữ ký của Vieira vào lúc anh tưởng chừng đã đầu quân cho Ajax là một trong những ví dụ tiêu biểu nhất.

  • Yao Ming - Tượng đài được nhào nặn kỳ công Yao Ming - Tượng đài được nhào nặn kỳ công

    Yao Ming không chỉ là tượng đài bóng rổ của Trung Quốc, của châu Á mà của cả thế giới. Hành trình lên tầm huyền thoại của cựu tay ném cao 2m29 này được lập trình kỹ càng, chứ không phải chuyện thành công đến một cách tự nhiên và tình cờ.

  • Novak Djokovic & cuộc đời của 'người thứ ba' Novak Djokovic & cuộc đời của 'người thứ ba'

    “Người thứ ba” là cách gọi ví von và cũng đầy nghiệt ngã mà truyền thông dành cho Novak Djokovic - tay vợt luôn bị coi là số 3 sau Roger Federer và Rafael Nadal, dù xét về sự hoàn thiện trong tennis, Nole xứng đáng là số 1. Cùng tìm hiểu về cuộc đời của tay vợt thời thơ ấu cầm… cây cào tuyết còn nhiều hơn cầm vợt.

  • Khi Sir Alex trình làng ở World Cup 1986 Khi Sir Alex trình làng ở World Cup 1986

    Sir Alex Ferguson từng có gần 3 thập kỷ dẫn dắt M.U và gần chục năm cầm quân tại Aberdeen. Song ngày nay không nhiều người biết rằng Sir Alex từng dẫn dắt ĐT Scotland dự World Cup 1986. Đó là giải đấu mà Sir Alex tuy không thành công nhưng lại gây được ấn tượng.

  • Lance Armstrong, sự thật nghiệt ngã về  huyền thoại giả dối Lance Armstrong, sự thật nghiệt ngã về huyền thoại giả dối

    Mọi người gọi ông là “kẻ dối trá vĩ đại nhất trong thể thao hiện đại”. Cũng phải, bởi Lance Armtrong cùng các đồng đội giấu nhẹm chuyện dùng chất cấm suốt gần 20 năm để chinh phục vinh quang. Nhưng đó vẫn chưa phải điều nghiệt ngã duy nhất trong cuộc đời cua rơ này.

  • Cuộc đời bình lặng của Sebastian Vettel Cuộc đời bình lặng của Sebastian Vettel

    5 mùa giải trầy vi tróc vảy trong màu áo Ferrari cho thấy Vettel không phải người thể hiện tốt dưới áp lực. Tay đua 32 tuổi thích không khí yên bình, tránh xa mọi cái nhìn tọc mạch của truyền thông. Dù là nhà vô địch F1, Vettel vẫn chỉ là “cậu Seb” trong gia đình.

  • Câu chuyện về HLV gốc Việt của Juventus Academy: Trở về Việt Nam từ lời hứa với Ông Ngoại Câu chuyện về HLV gốc Việt của Juventus Academy: Trở về Việt Nam từ lời hứa với ông ngoại

    Tôi gặp vị HLV trẻ trung người Hungary gốc Việt, Szilard Viet Sztancsek Tran vào một chiều Sài Gòn mưa tầm tã. Anh mới 27 tuổi, đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ và giàu lý tưởng phục vụ nền bóng đá “quê ngoại”, từ lời hứa với ông ngoại anh, một người hùng chiến dịch Điện Biên Phủ.

  • Fernando Gago và cuộc trở về từ địa ngục Fernando Gago và cuộc trở về từ địa ngục

    “Bố ơi, bao giờ bố chơi bóng trở lại?”, chỉ một câu hỏi của cậu con trai Mateo đã kéo Fernando Gago trở lại sân cỏ. 8 tháng sau tuyên bố treo giầy, tiền vệ tài hoa một thời của Real Madrid tái xuất trong màu áo Velez Sarsfield.

  • Argentina & bi kịch Quyền Anh: Nơi võ đài là... pháp trường Argentina & bi kịch Quyền Anh: Nơi võ đài là... pháp trường

    Trong vỏn vẹn một tuần vào mùa Hè 2019, giới quyền Anh quốc tế chứng kiến hai cái chết liên tiếp của các võ sỹ khi thượng đài. Đầu tiên là trường hợp của Maxim Dadashev người Nga, sau đó đến bi kịch mang tên Hugo Alfredo “Dinamita” Santillan. Anh bỏ mạng chỉ vì cố kiếm tiền nuôi gia đình.

  • Andreas Pereira: Khốn khổ vì... đa năng Andreas Pereira: Khốn khổ vì... đa năng

    Sự đa năng tưởng như là một tài năng thiên phú, có thể giúp cầu thủ thích nghi với mọi vị trí trong một tập thể thì đối với tiền vệ Andreas Pereira (Man United), nó lại trở thành một… lời nguyền. Andreas là sự pha trộn của 5 mảng màu văn hóa, 5 ngôn ngữ và rất nhiều vị trí khác nhau trên sân. Đôi khi nó khiến Andreas không biết mình là ai và muốn g

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x