Mặt trái của ngôi sao bóng đá: Những triệu phú bất hạnh

Cẩm Chi
10:50 ngày 14-06-2019
Cuộc sống của một ngôi sao bóng đá là mơ ước của mọi người lao động lam lũ. Họ nhận lương hàng triệu bảng mỗi mùa, sống cuộc đời giàu sang, luôn có người đẹp vây quanh. Nhưng liệu họ có thực sự hạnh phúc? Hãy nghe tâm sự từ Per Mertesacker để biết cầu thủ bóng đá phải đối mặt với những rủi ro thế nào trong sự nghiệp.
Mặt trái của ngôi sao bóng đá: Những triệu phú bất hạnh

Bóng đá là bể khổ

Cơn buồn nôn ập đến vài giây trước khi tiếng còi bắt đầu trận đấu vang lên. Lần nào cũng như thế. Vây quanh Mertesacker là hàng vạn khán giả đang gào thét. Lúc đó anh biết mình phải chơi hết sức suốt 90 phút, nhưng cảm giác ấy nhiều lúc khiến anh gần như không thể chịu nổi. Bụng Mertesacker sôi sục như thể chỉ muốn nôn ói ra ngoài. Anh phải tự kìm nén bản thân, đến mức cơ thể chỉ chực rách toạc ra.

Mỗi lần làm vậy, Mertesacker luôn quay mặt sang một bên để không một đồng đội nào, không HLV nào, thậm chí không có camera truyền hình nào ghi được hình ảnh tởm lợm ấy. Nhờ có điều đó, chẳng bao giờ có người đặt ra nghi vấn “chuyện quái quỷ gì đang xảy ra với Mertesacker trước mỗi trận đấu thế?”. Tất cả đều nghĩ Mertesacker vốn là một trung vệ điềm tĩnh và tự tin, chứ không phải con người yếu đuối như anh bộc bạch.

1 năm đã trôi qua kể từ ngày Mertesacker giải nghệ trong màu áo Arsenal. Ở cương vị HLV học viện bóng đá CLB, ký ức về những ngày còn thi đấu vẫn hằn nguyên trong tâm trí anh. Mertesacker vốn chỉ là bản hợp đồng “chữa cháy” của Wenger sau khi Arsenal thảm bại 2-8 trước M.U. Anh được đưa về trong ngày cuối cùng của kỳ chuyển nhượng mùa Hè 2011 với giá khá rẻ: 10 triệu bảng.

Giải nghệ sau 7 mùa giải gắn bó trong màu áo Arsenal, Mertesacker không muốn ra đi trong im lặng. Anh chọn cách chia sẻ về sự khốc liệt của bóng đá hiện đại, khi các ông chủ coi nó là công cụ kiếm tiền chứ không phải môn thể thao giải trí thuần túy nữa. Các cầu thủ phải đứng vững trước áp lực khủng khiếp của mỗi trận đấu. Trên sân tập, họ mắc kẹt với những bài tập bất tận. Chỉ một khoảnh khắc xuống phong độ, một ngôi sao có thể mất suất đá chính.

Mertesacker chống nạng sau một chấn thương nặng thời còn là cầu thủ
Mertesacker chống nạng sau một chấn thương nặng thời còn là cầu thủ

Mertesacker nhận thức rõ ràng được chơi bóng đá là một đặc ân. Hàng triệu người, bao gồm cả những cầu thủ nghiệp dư mơ ước có cuộc sống như anh: nổi tiếng, có hàng triệu bảng gửi ngân hàng, sở hữu dinh thự, xe hơi, nghỉ mát ở mọi điểm du lịch xa hoa trên thế giới. Tuy nhiên, anh muốn nói mọi thứ đều có giá của nó. Các cầu thủ phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, và bóng đá cũng có thể tàn phá họ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần giống như bất kỳ nghề nghiệp nào khác.

Đồng đội Clemens Fritz ở Bremen là người đầu tiên nhận ra Mertesacker rất sợ hãi trước mỗi trận đấu. Fritz tâm sự: “Tôi phải cố gắng tìm mọi cách để ngủ trước cậu đấy. Cứ vào đêm trước khi trận đấu diễn ra, chân phải của cậu lại run như cầy sấy, làm cái chăn cậu đắp cứ kêu sột soạt liên tục. Ồn như thế thì ai ngủ được”. Chỉ đến khi nghe Fritz nói, Mertesacker mới biết một hội chứng “sợ đá bóng” khác của bản thân.

Nỗi lòng ai thấu hiểu

Những cầu thủ trẻ hiếm khi để ý đến sức khỏe của bản thân, nhưng bước qua tuổi 30, họ sẽ dần nhận ra bóng đá tàn phá họ ra sao. Năm 2009, thủ môn Robert Enke tự sát. Cái chết của anh, một người bắt chính ở CLB và được gọi lên ĐT Đức, thực sự khiến người hâm mộ bàng hoàng. Họ càng kinh ngạc hơn khi biết Enke đã giấu chứng trầm cảm và âm thầm chữa trị 6 năm liền nhưng bệnh ngày càng nặng hơn. Enke là ví dụ tiêu biểu cho thấy cầu thủ dễ tổn thương thế nào.

Hồi tưởng về chuyện của người đồng đội quá cố Enke, nước mắt chợt tuôn trào trên má Mertesacker kèm lời tiếc nuối: “Ngay cả tôi cũng không biết bệnh tình của anh ấy”. Mertesacker hiểu vì sao Enke trốn tránh tiết lộ vấn đề của bản thân. Khi đầu quân cho Bremen vào năm 2006, anh lần đầu trải nghiệm cảm giác làm việc cùng bác sĩ tâm lý. Mertesacker chỉ gạt qua bằng những lời chung chung: Tôi có gặp vấn đề gì đâu, tôi ổn mà, tránh xa tôi ra, tôi không muốn nói gì với ông.

HLV Loew (giữa) và các cựu danh thủ người Đức tham dự lễ tang của thủ thành Enke
HLV Loew (giữa) và các cựu danh thủ người Đức tham dự lễ tang của thủ thành Enke

Chính Fritz cũng chưa bao giờ biết chứng buồn nôn của Mertesacker. Ngay cả gia đình anh lẫn Wenger cũng vậy, bởi Mertesacker luôn cố giấu kín. Buổi sáng ngày trận đấu diễn ra, Mertesacker ăn rất ít, thường chỉ là chút mì kèm dầu ô liu. Anh không cho thêm thứ gì vào bụng trong 4 giờ đồng hồ trước khi trận đấu diễn ra, để đảm bảo chứng buồn nôn không hành hạ trên sân bóng.

Ngoài ra, phần lớn cầu thủ đều bị bóng đá bòn rút sức lực. Quá nửa cầu thủ chuyên nghiệp bị suy giảm trí nhớ vì đánh đầu quá nhiều khiến não chấn động. Những người muốn ra sân liên tục phải chấp nhận tiêm thuốc giảm đau để thi đấu, đồng nghĩa với những chấn thương có thể không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Và khi thời kỳ hoàng kim khép lại, họ có thể trở thành gánh nặng của xã hội: Thất nghiệp, không thể tìm công việc mới vì không học hành đến nơi đến chốn.

Danh thủ là con nợ
Khả năng quản lý tài chính kém cỏi là nguyên nhân khiến nhiều cầu thủ triệu phú lâm vào cảnh nợ nần. Năm 2017, Dwight Yorke suýt phải tuyên bố phá sản. Sau khi trừ đi các khoản nợ, số dư trong tài khoản của anh còn đúng... 2 bảng.


“Ra đê” vì tin vợ
Emmanuel Eboue từng kiếm không dưới 10 triệu bảng trong quãng thời gian khoác áo Arsenal và Galatasaray. Tuy nhiên vì quá tin vợ, Eboue để vợ đứng tên mọi tài sản, từ xe hơi đến căn nhà và các khoản tiết kiệm gửi ngân hàng. Bòn rút sạch sẽ từ Eboue, cô vợ Aurelie tiến hành thủ tục ly hôn, biến Eboue thành người vô gia cư.

“Thảm họa” Gascoigne


Sau khi giải nghệ, Paul Gascoigne chìm trong rượu và trầm cảm. Năm ngoái, Gascoigne bị bắt gặp đang lẩn thẩn bước ra đường với dáng vẻ gần như trần truồng. Mới 52 tuổi nhưng nhìn Gascoigne như một ông lão ngoài 70. Gascoigne cũng không đủ sức khỏe để góp mặt trong trận giao hữu khánh thành sân vận động mới của Tottenham.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
33
+51
74
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17
  • Tiền vệ Keisuke Honda: Cuộc đời là cuộc  chiến, dai dẳng và lắm chông gai Tiền vệ Keisuke Honda: Cuộc đời là cuộc chiến, dai dẳng và lắm chông gai

    Làm thế nào để Keisuke Honda, chàng trai nghèo ở Osaka lại có thể vươn lên, tỏa sáng ở châu Âu và trở thành huyền thoại bóng đá Nhật Bản? Câu chuyện bắt nguồn từ những bài học của bà anh.

  • Những suy ngẫm về 'Thời cuộc và văn hóa' của nhà báo Hồ Quang Lợi Những suy ngẫm về 'Thời cuộc và văn hóa' của nhà báo Hồ Quang Lợi

    Dù đề cập tới bất cứ lĩnh vực nào, những bài viết của nhà báo Hồ Quang Lợi đều được soi chiếu dưới lăng kính văn hóa, lấy văn hóa làm nền tảng để phân tích và đúc kết những triết lý nhân sinh.

  • Lăng kính: Argentina và sự tĩnh lặng lạ thường trước Copa America Lăng kính: Argentina và sự tĩnh lặng lạ thường trước Copa America

    Chỉ còn ít ngày nữa Copa America 2019 sẽ khởi tranh, thế nhưng tại Argentina là một sự tĩnh lặng và thờ ơ đến lạ thường.

  • Cristiano Ronaldo: Từ cậu bé xương xẩu thành 'người khổng lồ' Cristiano Ronaldo: Từ cậu bé xương xẩu thành 'người khổng lồ'

    Đúng 10 năm trước, Cristiano Ronaldo đầu quân cho Real Madrid với mức phí chuyển nhượng kỷ lục 80 triệu bảng. Tại Tây Ban Nha, anh trở thành đối trọng thực sự với Lionel Messi suốt một thập niên. Ronaldo, từ một cậu bé xương xẩu với hàm răng vàng thích điệu đà trải chuốt, đã thực sự biến hình thành con quái vật săn tìm bàn thắng nhờ sự nỗ lực hơn n

  • Anh Hùng Bàn Phiếm (số 44): Cười ít thôi, Ronaldo! Anh Hùng Bàn Phiếm (số 44): Cười ít thôi, Ronaldo!

    Có gì vui mà nhếch mép hoài vậy? Hay thông điệp không đơn thuần chỉ là truyền tải niềm vui? Cristiano Ronaldo giấu tâm tư riêng trong nụ cười dị hợm vào sáng nay.

  • Koeman vực dậy Hà Lan từ phòng thay đồ Koeman vực dậy Hà Lan từ phòng thay đồ

    Đội tuyển Hà Lan đang hồi sinh mạnh mẽ dưới sự dẫn dắt của HLV Ronald Koeman. Koeman thành công hơn những đời HLV gần đây của Hà Lan nhờ xây dựng được bầu không khí đoàn kết, vui vẻ trong phòng thay đồ của đội nhà. Bí kíp của Koeman là gì?

  • Klose & khởi đầu trắc trở của… anh thợ mộc Klose & khởi đầu trắc trở của… anh thợ mộc

    Hôm nay, Miroslav Klose bước sang tuổi 41. Nhân sinh nhật của Klose, cùng nhìn lại hành trình rất đặc biệt của anh: hành trình trắc trở với những khởi đầu muộn màng của một người từng vừa đá bóng, vừa làm thợ mộc.

  • Cristiano Ronaldo - Hiệp sĩ Thánh Chiến không ngừng tìm kiếm vinh quang (7/6 đăng) Cristiano Ronaldo - Hiệp sĩ Thánh Chiến không ngừng tìm kiếm vinh quang

    Một đêm cuối tháng Năm, sân Allianz của Juventus đèn đuốc tối om, chỉ có con đường trải thảm dẫn từ đường hầm ra sân là sáng đèn. Rồi một bóng người xuất hiện, anh ta đi đến đâu tiếng vỗ tay rộ lên. Với cú nhảy xoay người trứ danh, người ta nhận ra đó là CR7, người chuẩn bị nhận Scudetto 2018/19 cùng Juventus.

  • Anh Hùng Bàn Phiếm (số 43): Người hâm mộ Việt Nam mới là vô đối Anh Hùng Bàn Phiếm (số 43): Người hâm mộ Việt Nam mới là vô đối

    “Thật là vãi chưởng. Người hâm mộ bóng đá Việt Nam quả là số một thế giới. Trong đời hành hiệp của ta chưa bao giờ gặp khán giả nào bản lĩnh cao cường, gan cóc tía đến thế. Ngài có thể giúp ta tìm hiểu kỹ hơn về NHM Việt Nam được không?”. Đó là trích thư của Thần Sấm Thor gửi Anh Hùng Bàn… Phiếm.

  • Sepp Blatter: Ám ảnh nổi tiếng và... tài tử điện ảnh Sepp Blatter: Ám ảnh nổi tiếng và... tài tử điện ảnh

    Hôm nay, 8/6/2019 đánh dấu mốc 21 năm ngày Sepp Blatter lần đầu được bầu làm chủ tịch FIFA. Phía sau những bê bối liên quan đến các cáo buộc tham nhũng, Blatter là con người giỏi luồn lách qua nhiều công việc, cương vị khác nhau và là người rất… sát gái. Những nét đặc biệt về đời tư của Blatter xuất phát từ những ám ảnh đặc biệt của ông.

  • Hành trình xuống địa ngục của Blatter Hành trình xuống địa ngục của Blatter

    Phía sau những bê bối liên quan đến các cáo buộc tham nhũng, Blatter là con người giỏi luồn lách qua nhiều công việc, cương vị khác nhau và là người rất… sát gái. Những nét đặc biệt về đời tư của Blatter xuất phát từ những ám ảnh đặc biệt của ông.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x