BÓNG ĐÁ, CHIẾN TRANH & CHÍNH TRỊ Ở NƠI TỪNG LÀ LIÊN BANG NAM TƯ (PHẦN 4)

Slovenia thiệt thòi về "Quota chính trị"

Kinh Thi Kinh Thi
18:48 ngày 17-11-2013
Suốt hàng chục năm, người Slovenia đã phải cay đắng chịu phần thiệt thòi vì mục đích duy trì hòa khí trên bề mặt giữa hai lực lượng nổi trội là người Croatia và người Serbia trong làng bóng đá Nam Tư.
Slovenia thiệt thòi về "Quota chính trị"
Suốt hàng chục năm, người Slovenia đã phải cay đắng chịu phần thiệt thòi vì mục đích duy trì hòa khí trên bề mặt giữa hai lực lượng nổi trội là người Croatia và người Serbia trong làng bóng đá Nam Tư. Đó là ý kiến của cựu danh thủ Brane Oblak - một trong những tượng đài bóng đá của Slovenia. Theo ông, đội tuyển Nam Tư có một “quota” hẳn hoi, và dĩ nhiên đấy là “quota” bất lợi cho người Slovenia.

SLOVENIA KHÔNG BAO GIỜ THIẾU TÀI NĂNG
Có vẻ như, lọt vào ĐTQG (chứ chưa nói đến vinh dự tham gia World Cup) là quá khó khăn đối với một cầu thủ Slovenia, trong thời kỳ nước này còn thuộc Liên bang Nam Tư. Nhưng mặt khác, Oblak xem ra lại quá thành công với 50 lần khoác áo đội tuyển? Đấy chính là hai mặt của một vấn đề. 

Oblak giải thích: “Vào thời của tôi, luôn có một quy định ngầm, rằng chỉ có tối đa 2 cầu thủ Slovenia trong đội tuyển Nam Tư. Cạnh đó là 2 cầu thủ Montenegro, 5 cầu thủ Croatia, 10 cầu thủ Serbia, và một vài cầu thủ Bosnia trong đội tuyển. Giả sử tôi kém tài và không xứng đáng khoác áo ĐTQG, sẽ có một cầu thủ khác của Slovenia hy vọng được triệu tập. Trên thực tế, tôi lại thành công. Và do vậy, chính tôi bít lối lọt vào đội tuyển Nam Tư của các đồng hương. Nếu tôi và Popivoda cứ ở mãi trong đội tuyển thì các cầu thủ xuất sắc khác của Slovenia không có cơ hội được chọn”.

Xin nhắc lại, đấy chỉ là lời nói của Brane Oblak, và Oblak cũng chỉ nói về thời của ông. Trên thực tế, quả là không có cầu thủ Slovenia nào khác lọt được vào đội tuyển Nam Tư nếu trong danh sách đã có Oblak và Popivoda. Vỏn vẹn 7 người Slovenia được tuyển trong suốt lịch sử tồn tại của đội tuyển Nam Tư, đấy rõ ràng là một con số “gây ấn tượng”.

Nhìn vào tài năng của các cầu thủ Slovenia, người ta càng phải tin rằng Oblak nói đúng. Trong lần duy nhất tham dự World Cup, Oblak đã được bình chọn là cầu thủ xuất sắc thứ 5 của VCK - một VCK World Cup gồm đầy rẫy những cầu thủ lớn (Oblak chỉ chịu xếp dưới Johan Cruyff của Hà Lan, Franz Beckenbauer của Đức, Kazimierz Deyna của Ba Lan và Johan Neeskens của Hà Lan).


Srecko Katanec

Sau Oblak và Popivoda thì Srecko Katanec trở thành cầu thủ thứ 3 trong lịch sử Slovenia được tham dự World Cup (năm 1990 - cũng là năm cuối cùng Liên bang Nam Tư góp mặt ở đấu trường World Cup). Không cần giới thiệu gì thêm về tài năng của Katanec, nhất là những ai hâm mộ Sampdoria nói riêng hoặc Serie A nói chung.

Sau khi Nam Tư tan rã, Slovenia chỉ mất vài năm “ra riêng” là đã nhanh chóng trở thành một thế lực mới trong làng bóng đỉnh cao. EURO 2000 là giải đấu lớn đầu tiên đội này góp mặt ở VCK. Tại giải ấy, với ngôi sao Zlatko Zahovic được đặt biệt danh “Zidane Slovenia”, đội bóng do Katanec huấn luyện đã tưng bừng dẫn đến 3-0 trước một Nam Tư mới (chỉ còn Serbia và Montenegro), nhưng rút cuộc lại hòa 3-3. Slovenia cũng hòa Na Uy và chỉ thua TBN với tỷ số sít sao 1-2.

Sau đó, Slovenia còn lọt vào VCK các kỳ World Cup 2002 và 2010. Khó mà hình dung một nền bóng đá như thế trước đây chỉ có đúng 7 cầu thủ được khoác áo đội tuyển Nam Tư. Vấn đề đặt ra: cái mà Oblak gọi là “quota” trong đội tuyển Nam Tư do ai đặt ra?

THEO “QUOTA” HAY LÀ... CHẾT?
Bản thân Katanec luôn lắc đầu, không tin rằng những gì đàn anh Oblak nói là đúng sự thật. Trớ trêu thay, một nhân vật nổi tiếng khác của bóng đá Nam Tư là HLV Ivica Osim không chỉ thừa nhận cái “quota” ấy, mà còn tiết lộ: Katanec chính là nạn nhân!

Osim là một nhân vật nổi tiếng của bóng đá Nam Tư trong cả 2 vai trò, cầu thủ và HLV. Bây giờ, ông đã vui thú điền viên, không vướng bận gì nữa với bóng đá. Nhưng có những điều ông không bao giờ quên được. Osim kể: “Hàng đêm trước khi ngủ, tôi thường nghĩ về hai điều trong quá khứ. Một là tôi đã nhiều lần từ chối đề nghị dẫn dắt Real Madrid, chẳng biết có phải là sai lầm lớn hay không. Hai là, đội Nam Tư tại World Cup 1990 sẽ mạnh đến mức nào nếu được thi đấu trong hoàn cảnh bình thường”.

Đấy là lần cuối cùng đội tuyển Nam Tư xuất hiện trên đấu trường World Cup. Hai năm sau, dù đã đoạt vé, họ bị loại khỏi VCK EURO 1992 do lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, vì cuộc chiến ở Nam Tư. Đan Mạch xếp dưới Nam Tư ở vòng loại, nhưng khi được chọn dự VCK, họ lại đoạt luôn chức vô địch EURO 1992!


Brane Oblak

Một năm trước đó, chiếc Cúp C1 châu Âu thuộc về đội Red Star Belgrade đầy ắp tài năng của Nam Tư. Và một năm trước nữa chính là kỳ World Cup 1990 mà đến bây giờ HLV Osim vẫn còn nuối tiếc. Nếu không bị đè nén bởi các vấn đề chính trị, sắc tộc, đội Nam Tư của Osim khi ấy sẽ còn mạnh đến cỡ nào?

Đấy là Nam Tư của Dragan Stojkovic, Dejan Savicevic, Robert Prosinecki, Darko Pancev, Safet Susic, Davor Suker... Đấy là một tập hợp đầy ắp ngôi sao, đến từ những sắc tộc khác nhau. Đấy là sản phẩm của một... lò lửa chiến tranh. Thậm chí đấy là nguyên nhân chiến tranh.

Tại World Cup 1990, các đồng nghiệp của HLV Osim chỉ tập trung suy nghĩ về các giải pháp chiến thuật, sao cho đội bóng trong tay họ phát huy tối đa sức mạnh. Thế còn Osim? Ông phải theo dõi tình hình chính trị nóng bỏng ở quê nhà, thăm dò phản ứng của người dân ở từng nơi tại Nam Tư sau trận đấu đã qua, và phán đoán hành động của họ sau trận kế tiếp.

Ngôi sao trẻ Zvonimir Boban, thay vì lấp lánh trên bầu trời World Cup, đã phải trốn khỏi Nam Tư và bị cấm dự World Cup. Đồng hương của anh, như Davor Suker hoặc Alen Boksic, có dự World Cup cũng không được ra sân phút nào và đấy là điều ai cũng dễ dàng đoán ra. Chọn ai, bỏ ai cho mỗi trận đấu? Câu trả lời của Osim không đến từ các vấn đề chuyên môn, mà chỉ là giải pháp chính trị hoàn toàn. Chính ông xác nhận!

Đại khái, Osim phải chọn đội hình ra sân sao cho nó không phải là cái cớ để người ta chính thức xả súng vào nhau tại quê nhà. Có lúc, mâu thuẫn giữa hai thành phần mạnh nhất ở Nam Tư khi ấy là Serbia và Croatia lên cao đến nỗi HLV Osim phải đưa đến 5 cầu thủ Bosnia vào đội hình chính. Ông chỉ chọn 2 cầu thủ Serbia và 1 cầu thủ Croatia. Và dĩ nhiên, ông phải đưa 1 cầu thủ Macedonia, 1 cầu thủ Slovenia, 1 cầu thủ Montenegro vào đội hình chính, cho đủ đại diện của 6 nước làm nên Nam Tư.

Kết quả khi ấy: Nam Tư thắng TBN trong trận knock-out để vào tứ kết. Nhưng khi đã vào tứ kết, Osim lại phải xáo trộn đội hình. Ông lại phải bỏ cầu thủ xuất sắc Srecko Katanec ra ngoài, đơn giản vì gia đình Katanec ở Ljubljana, và bản thân anh, bị dọa giết nếu còn khoác áo Nam Tư. Đội bóng của Osim dừng chân khi thủ hòa 0-0 với Argentina (của Diego Maradona) và thua trên chấm 11m luân lưu.

Ai đặt ra “quota” cho bóng đá Nam Tư? Dĩ nhiên, Osim là người toàn quyền quyết định khi ông giữ ghế HLV trưởng. Nhưng ông nói: “Áp lực từ mọi phía buộc tôi phải cân nhắc kỹ từng sự lựa chọn. Chẳng còn chút chuyên môn nào. Tất cả đều là chính trị. Tôi luôn tâm niệm một điều: bóng đá không thể quan trọng hơn cuộc sống. Tôi không chấp nhận những cái chết vì bóng đá. Tôi buộc phải hy sinh tình yêu bóng đá vì mạng sống con người. Và tôi gạt Katanec ra khỏi đội hình”.

(Còn tiếp)

Năm 1974, Brane Oblak trở thành cầu thủ Slovenia đầu tiên được xuất hiện trên sân cỏ World Cup (ngoài Oblak, danh sách dự World Cup trong năm ấy của đội Nam Tư còn có một cầu thủ nữa của Slovenia, tên là Danilo Popivoda). Trước và sau đó, chỉ có vỏn vẹn 5 cầu thủ khác của Slovenia có vinh dự khoác áo đội tuyển Nam Tư. 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Tự truyện “Sao vẫn là tôi” của Mario Balotelli: Nhen nhóm hình ảnh một “Cantona của City” (Kỳ 6) Tự truyện “Sao vẫn là tôi” của Mario Balotelli: Nhen nhóm hình ảnh một “Cantona của City” (Kỳ 6)

    Sang Man City, dưới sự che chở của ông thầy yêu Mancini, Balotelli liên tục quậy phá ngất trời. Thế nhưng anh cũng không quên thể hiện tài năng phi thường trên sân cỏ của anh. Vì thế, với Balotelli các CĐV chỉ có thể yêu hoặc là ghét chứ không thể đứng giữa hai thái độ ấy.

  • David Beckham: Vĩ đại nào kém Sir Alex David Beckham: Vĩ đại nào kém Sir Alex

    Trong cuốn tự truyện, Ferguson đã bảo Becks phản bội lại ước mơ thời thơ ấu của mình. Vì ham mê nổi tiếng và cuộc sống showbiz, Becks đã chểnh mảng tập luyện và bỏ qua cơ hội trở thành một siêu sao ở đẳng cấp cao nhất.

  • Real: Thế giới ngầm của những Mafia áo trắng Real: Thế giới ngầm của những Mafia áo trắng

    Ngoài vấn đề chuyên môn, phong độ và thành tích của Real Madrid còn bị ảnh hưởng bởi vấn đề hậu trường, mà đây thường là nguyên nhân chính khiến Kền kền sã cánh chứ không phải vì yếu tố chuyên môn. Bởi trái bóng ở Bernabeu không lăn theo quỹ đạo thông thường mà được vận hành bởi cả một thế giới ngầm.

  • Cuộc đua QBV: Khai tử chứng “cuồng Messi”? Cuộc đua QBV: Khai tử chứng “cuồng Messi”?

    Quả bóng Vàng (QBV) luôn thuộc về cầu thủ xuất sắc nhất. Nhưng Franck Ribery đừng vội mừng, bất chấp “cú ăn ba” năm 2013, bất chấp phong độ cực cao của anh tại Bayern Munich lẫn ĐT Pháp. Một địch thủ không danh hiệu châu lục vẫn sẵn sàng hớt tay trên QBV của Ribery như đã từng làm với Sneijder, C.Ronaldo hay Xavi…

  • Hy Lạp - Romania: Đá cho người dân quên nghèo! Hy Lạp - Romania: Đá cho người dân quên nghèo!

    “Một chiến thắng quan trọng trong bóng đá ít ra cũng giúp người dân Hy Lạp tạm quên những khó khăn lớn trong cuộc sống thường nhật của họ vào lúc này”.

  • Iceland - Croatia: Một giấc mơ lịch sử Iceland - Croatia: Một giấc mơ lịch sử

    Chỉ với 320.000 dân, Iceland đang khấp khởi hy vọng trở thành nước có dân số ít nhất xuất hiện ở VCK World Cup. Chắc không cần phải nói thêm, rằng ĐT Iceland xưa nay chưa bao giờ được góp mặt ở một giải bóng đá lớn.

  • Ukraine - Pháp: Coi chừng bất ngờ lớn! Ukraine - Pháp: Coi chừng bất ngờ lớn!

    Quá khứ đã vạch cho HLV Mykhaylo Fomenko một con đường khá rõ, có thể giúp ông và các cầu thủ Ukraine làm nên bất ngờ. Con đường ấy là phải tự tin quyết chiến.

  • Tự truyện “Sao vẫn là tôi” của Mario Balotelli: Được Mancini bao bọc, Balotelli thỏa sức quậy (Kỳ 5) Tự truyện “Sao vẫn là tôi” của Mario Balotelli: Được Mancini bao bọc, Balotelli thỏa sức quậy (Kỳ 5)

    Không một ai có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của Balotelli hơn Roberto Mancini. Ông là người đưa anh lên đội 1 Inter và cũng chính là người cứu anh ra khỏi “địa ngục” ấy khi truyền thông Italia chuẩn bị vùi anh xuống bùn đen sau hàng loạt hành động quậy phá.

  • Thế giới hậu vệ đã bị quên lãng Thế giới hậu vệ đã bị quên lãng

    Ở thời điểm FIFA và France Football công bố danh sách 23 ứng viên cho danh hiệu “Quả Bóng Vàng FIFA 2013”, thì Philipp Lahm đã chuyển từ vai trò hậu vệ biên thành tiền vệ trụ, chơi cố định ở khu giữa sân trong đội hình Bayern Munich.

  • HLV Jose Mourinho: “Nên bỏ Quả bóng Vàng” HLV Jose Mourinho: “Nên bỏ Quả bóng Vàng”

    Trước lễ trao giải Quả Bóng Vàng 2012, HLV Jose Mourinho tuyên bố: “Tôi không muốn phải nghĩ ngợi về QBV nữa, việc chọn ra ai đó là người xuất sắc nhất thế giới nên bị cấm.”

  • QBV đặc biệt Cristiano Ronaldo: Đập tan mọi cảm tính QBV đặc biệt Cristiano Ronaldo: Đập tan mọi cảm tính

    Quả Bóng Vàng mà Cristiano Ronaldo giành được năm 2008 là một trường hợp đặc biệt: Anh không hề nhận được thiện cảm từ truyền thông lẫn khán giả, nhưng phong độ hoàn toàn thuyết phục của tiền vệ người BĐN trong năm ấy đã xóa bỏ mọi ấn tượng cảm tính.

  • Một đêm thác loạn kinh hoàng của  Cristiano Ronaldo Một đêm thác loạn kinh hoàng của Ronaldo

    Thời còn trẻ, Cristiano Ronaldo thường tổ chức các đêm thác loạn tại biệt thự riêng, khi thì một mình, khi cùng với những đồng đội đồng hương như Nani, Anderson. Tiền bạc xông xênh khiến anh ta trở thành thượng đế VIP của đám gái mại dâm với giá 150 bảng/giờ.

  •  CĐV sexy ‘yểm bùa’ Arteta nhưng Chelsea vẫn thua CĐV sexy ‘yểm bùa’ Arteta nhưng Chelsea vẫn thua

    Nữ CĐV sexy của Chelsea Astrid Wett đã thất bại khi “yểm bùa” HLV Arteta và CLB Arsenal trước derby London ở trận đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh.

  • Hàng thủ Liverpool đã mục nát như thế nào? Hàng thủ Liverpool đã 'mục nát' như thế nào?

    Chỉ với bàn mở tỷ số của Everton, chúng ta đã có thể thấy rõ sự đi xuống và hỗn loạn của hàng thủ Liverpool hiện nay, điều đã khiến họ gần như đầu hàng trong cuộc đua đến chức vô địch Premier League 2023/24.

  • Cú vấp đầu đời của Messi ở ĐT Argentina Cú vấp đầu đời của Messi ở ĐT Argentina

    Cựu tiền vệ Juan Sebastian Veron kể lại sự cố đặc biệt mà Messi trải qua trong lần đầu tiên được đeo băng đội trưởng ĐT Argentina.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x