V.League, mảnh đất dữ của các cầu thủ châu Âu

Thiên Minh
11:10 ngày 07-03-2016
Cùng với Nguyễn Văn Bakel và Đặng Văn Robert, V.League 2016 chứng kiến sự xuất hiện hiếm hoi của 5 gương mặt đến từ châu Âu. Đây thật sự một con số quá khiêm tốn nếu so với lực lượng hùng hậu đến từ châu Phi hay châu Mỹ. Nhưng nó thực tế cũng chỉ ra rằng V.League vẫn là “mảnh đất dữ” đối với những anh chàng phương Tây.
V.League, mảnh đất dữ của các cầu thủ châu Âu

VẪN CHỈ LÀ “FAST FOOD”

Nhắc đến những ngoại binh đầu tiên cập bến đấu trường V.League trong lịch sử, người hâm mộ dễ hình dung đến các gương mặt thân quen như Kiatisak Senamuang, Dusit Chalermsan hay thủ thành Fabio Dos Santos. Thế nhưng thực tế, người được xem là cầu thủ nước ngoài đầu tiên thi đấu kể từ khi giải bóng đá Việt Nam bước lên chuyên nghiệp năm 2000 lại là David Serene – một cầu thủ nghiệp dư đến từ Pháp.

Khi ấy, trong màu áo Công an TP.HCM và được sự hỗ trợ đắc lực từ người cộng sự Lê Huỳnh Đức, Serene đã khiến mọi hàng thủ phải e dè, lo sợ. Sự nhỉnh hơn về thể hình, tốc độ cũng như sức cản lướt trong bối cảnh lúc bấy giờ tạo nên sự khác biệt của chàng trai đến từ đất nước lục lăng so với số đông các cầu thủ Việt Nam khác. Và điều thậm chí còn đáng chú ý hơn nữa là anh chàng người Pháp thực tế không hề ăn tập theo kiểu chuyên nghiệp như các đồng đội Việt Nam. Lý do là bởi phần lớn thời gian anh dành cho công việc kinh doanh thức ăn, thực phẩm.

Người châu Âu rất chuộng “fast food” (đồ ăn nhanh). Và việc kinh doanh những loại thức ăn, đặc biệt là đồ ăn nhanh mang lại cho họ một nguồn thu đáng kể. Sự hối hả của cuộc sống khiến người dân phương Tây gần như song hành chuyện ăn uống với công việc. Nhưng “fast food is not good” (đồ ăn nhanh không tốt như ta tưởng tưởng). Bởi đơn giản, nó chỉ là thứ để bù đắp cho cái dạ dày tránh khỏi cảnh trống rỗng mà thôi. 

V.League đã bước sang mùa giải thứ 16. Số lượng ngoại binh thi đấu cho các CLB cũng đã lên đến hàng trăm. Song nếu điểm qua các gương mặt nước ngoài mà người hâm mộ nhớ đến thì không nhiều cầu thủ châu Âu có thể gây được ấn tượng. Bởi cứ sau mỗi một giai đoạn, mỗi một mùa bóng là những chân sút phương Tây lại phải nói lời chia tay với câu lạc bộ. Có người đùa vui rằng: “Họ chẳng khác gì một thứ đồ ăn nhanh khỏa lấp chỗ trống trong giai đoạn nhất thời thiếu thốn. Để rồi sau đó, họ lại ra đi để nhường chỗ cho một thứ đồ ăn nhanh khác”. 

Dragicevic đang thi đấu trong màu áo HA.GL
Dragicevic đang thi đấu trong màu áo HA.GL

Nhìn vào danh sách các ngoại binh đến từ châu Âu ở mùa giải này so với một năm trước đó cũng cho thấy được phần nào quan điểm ấy. Ngoại trừ Marko Simic chia tay B.Bình Dương để chuyển sang Đồng Tháp hay trường hợp 2 cầu thủ là Nguyễn Văn Bakel, Đặng Văn Robert thì 4 cầu thủ còn lại đều là những cái tên mới toanh lần đầu xuất hiện ở Việt Nam. Đó là Chaher Zarour (Sanna Khánh Hòa), Rod Dyachenko (Than Quảng Ninh), Loris Arnaud (Hà Nội T&T) và Ivan Firer (FLC Thanh Hóa)

Còn những gương mặt từng xuất hiện ở mùa trước thì sao? Họ hoặc đã trở lại quê hương tìm việc, hoặc lưu lạc sang một đất nước nào đó thi đấu hay cũng có thể được “cài đặt ở chế độ chờ” để xem có đội bóng nào muốn thay thế ngoại binh ở giai đoạn 2 V.League.  

Trường hợp của Candelario Gomez và Zdravko Dragicevic có lẽ là điển hình cho tình trạng “ngoại binh một mùa” mà cầu thủ châu Âu đang trải qua ở V.League. Trong vòng 2 năm, Gomez hết thi đấu cho Đồng Nai, SHB Đà Nẵng rồi đến Than Quảng Ninh và nay thì mất dạng. Còn Dragicevic, sau khi kết thúc thời gian “đánh thuê” cho ĐT.LA (tiền thân của Long An) rồi HA.GL thì nay đã hướng đến nghiệp cầm quân khi tham gia lấy chứng chỉ huấn luyện cấp độ B của UEFA. 

CHÂU PHI, CHÂU MỸ LẤN LƯỚT CHÂU ÂU 

Một thực tế khác cũng có thể nhận ra ở V.League trong 16 năm qua là các đội bóng đa phần chuộng các ngoại binh đến từ châu Mỹ, châu Phi thay vì những cái tên đến từ lục địa già. Thống kê ở 5 mùa giải gần nhất, nếu như số lượng cầu thủ châu Âu hầu hết chỉ dừng lại trên 10 đầu ngón tay thì những cái tên từ châu Phi, châu Mỹ lại chiếm một tỷ lệ vượt trội hoàn toàn với số lượng lên đến 20, 30 người trong một mùa bóng. Tại V.League 2016, không tính trường hợp Nguyễn Văn Bakel và Đặng Văn Robert thì cũng chỉ có 5 gương mặt có xuất thân từ châu Âu. Một con số quá khiêm tốn nếu so với 21 cầu thủ từ châu Phi hay 10 đại diện của các nước châu Mỹ. 

Vậy điều gì khiến các cầu thủ châu Âu không được ưa chuộng ở V.League so với 2 châu lục kể trên? Có thể nhận thấy nguyên do xuất phát từ cả hai phía. Về phía CLB, nhiều đội bóng chưa có sự kiểm định rõ ràng về chất lượng các ngoại binh khi ứng tuyển hoặc họ không tìm được một ngoại binh nào khác ưng ý hơn. Điều đó dẫn đến tình trạng “sử dụng tạm” trong một giai đoạn hoặc mùa bóng. Và tất nhiên như thế, ngoại binh gần như sẽ bị thanh lý hợp đồng nếu không gây được ấn tượng như kỳ vọng đặt ra. 

Ivan Firer của FLC Thanh Hóa (áo vàng)

Thứ hai cũng phải nói thêm về cách dùng người và triết lý huấn luyện của các đội bóng. Nếu họ đã quen với việc sử dụng những ngoại binh châu Phi hay châu Mỹ có nền tảng thể lực và sức mạnh thì rất khó để họ chấp nhận mạo hiểm sử dụng cầu thủ châu Âu vốn có triết lý và kỹ thuật khác biệt. Trong bối cảnh đa số đội bóng ở V.League chỉ được dùng tối đa 2 ngoại binh thì bài toán “Âu, Phi hay Mỹ” chắc chắn phải được toan tính kỹ. 

Và thứ ba quan trọng không kém chính là nguồn tuyển dụng ngoại binh của các CLB. Khi thị trường ngập tràn những cái tên từ Brazil, Argentina, Nigeria,… cùng với đó là các đội bóng đang có xu hướng sử dụng những cầu thủ đã thi đấu ở Việt Nam trước đó thì khó lòng các cầu thủ phương Tây đủ khả năng chen chân vào tầm nhìn.

Ngược lại, việc bị bất lợi khi thi đấu ở V.League của các cầu thủ châu Âu cũng bắt nguồn từ chính bản thân họ. Bất cứ một cầu thủ nào khi thi đấu chuyên nghiệp cũng phải lường trước việc chia tay nếu không thích nghi với đội bóng hoặc thiếu trình độ ở khả năng tấn công hay phòng ngự, bất chấp họ có gán mác World Cup hay Champions League đi chăng nữa. Bên cạnh đó còn là yêu cầu về mức sống cũng có thể trở thành rào cản đưa họ đến với Việt Nam. 

V.League cũng chứng kiến một số ít cầu thủ châu Âu thi đấu ấn tượng và hòa nhập tốt với môi trường thi đấu ở Việt Nam. V.League cũng từng thấy những trường hợp gặp khó khăn trong những ngày đầu tiên song dưới sự giúp đỡ của đồng đội và ban huấn luyện, họ dần hòa nhập và thêm phần yêu mến với đất nước hình chữ S. 

Bước sang tuổi 16, V.League cũng đang chuyển mình theo một hướng tích cực hơn, hiện đại hơn. Lối chơi của các đội bóng cũng đang thay đổi mang theo nhiều trường phái bóng đá đa dạng phong phú. Đó sẽ là cơ hội để các cầu thủ châu Âu có thể chứng minh kỹ thuật, tư duy chiến thuật của bản thân. Hai vòng đấu vừa qua, hai tiền đạo ngoại là Dyachenko và Ivan Firer phần nào đã gây được ấn tượng. Và nếu họ tiếp tục phong độ như vậy, cái nhìn về các cầu thủ châu Âu của đội bóng Việt Nam cũng sẽ lạc quan hơn rất nhiều. 

Số ngoại binh đến từ các châu lục trên thế giới thi đấu ở V.League trong 5 năm gần đây


Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Một đêm thác loạn kinh hoàng của  Cristiano Ronaldo Một đêm thác loạn kinh hoàng của Ronaldo

    Thời còn trẻ, Cristiano Ronaldo thường tổ chức các đêm thác loạn tại biệt thự riêng, khi thì một mình, khi cùng với những đồng đội đồng hương như Nani, Anderson. Tiền bạc xông xênh khiến anh ta trở thành thượng đế VIP của đám gái mại dâm với giá 150 bảng/giờ.

  •  CĐV sexy ‘yểm bùa’ Arteta nhưng Chelsea vẫn thua CĐV sexy ‘yểm bùa’ Arteta nhưng Chelsea vẫn thua

    Nữ CĐV sexy của Chelsea Astrid Wett đã thất bại khi “yểm bùa” HLV Arteta và CLB Arsenal trước derby London ở trận đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh.

  • Hàng thủ Liverpool đã mục nát như thế nào? Hàng thủ Liverpool đã 'mục nát' như thế nào?

    Chỉ với bàn mở tỷ số của Everton, chúng ta đã có thể thấy rõ sự đi xuống và hỗn loạn của hàng thủ Liverpool hiện nay, điều đã khiến họ gần như đầu hàng trong cuộc đua đến chức vô địch Premier League 2023/24.

  • Cú vấp đầu đời của Messi ở ĐT Argentina Cú vấp đầu đời của Messi ở ĐT Argentina

    Cựu tiền vệ Juan Sebastian Veron kể lại sự cố đặc biệt mà Messi trải qua trong lần đầu tiên được đeo băng đội trưởng ĐT Argentina.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x