Tài năng thể thao là 'thẻ xanh' đổi đời ở Tây Ban Nha

HỒ PHƯƠNG
14:45 ngày 16-10-2019
Ngày 20/09 vừa rồi, Ansu Fati đã chính thức trở thành công dân Tây Ban Nha. Để làm được điều này, bộ máy thể thao xứ bò tót đã phải ráo riết làm việc để tiền đạo của Barca được đặc cách nhập tịch. Và Fati cũng không phải người đầu tiên nhận được “tấm thẻ xanh” theo cách đó.
Tài năng thể thao là 'thẻ xanh' đổi đời ở Tây Ban Nha

Đầu tháng 8, người ta vẫn còn chưa biết Ansu Fati là ai. Nhưng chỉ sau vài trận chói sáng cho đội 1 Barca, cả La Liga đã phát cuồng vì cậu bé 16 tuổi vốn thuộc biên chế Juvenil A (đội U19) của đội bóng xứ Catalunya. Người Tây Ban Nha tất nhiên không muốn vuột mất “viên ngọc quý” này. Và vì Fati có thể nhập tịch Bồ Đào Nha ngay lập tức nhờ gốc gác từ thuộc địa cũ Guinea Bissau, họ đã phải tăng tốc để giành lấy cầu thủ sinh năm 2002.

LĐBĐ Tây Ban Nha (RFEF) nhanh chóng hoàn thiện thủ tục để gửi lên Hội đồng thể thao quốc gia (CSD). Hồ sơ xin nhập tịch của Fati được gửi tiếp lên Hội đồng Bộ trưởng và được thông qua trong thời gian kỷ lục. Để rồi ngày 20/09, thần đồng mới của lò La Masia chính thức trở thành công dân Tây Ban Nha qua đường tắt “thư bảo đảm” (Carta de naturaleza) của chính phủ. Sau đó 21 ngày, Fati được HLV Luis de la Fuente triệu tập vào đội U21 của xứ sở bò tót.

Nhưng Fati không phải VĐV đầu tiên, và chắc chắn cũng không phải người cuối cùng được đặc cách theo cách như vậy. Để thu hút các tài năng thể thao ngoại quốc, Tây Ban Nha đã và vẫn đang duy trì chính sách nhập tịch cấp tốc. Ngoài Fati thì ngay trong năm 2019, họ còn cấp quốc tịch cho Nicole Van Der Velden, nữ VĐV đua thuyền buồm gốc Aruba theo cách này. Còn tính từ năm 1994 đến giờ, xứ sở bò tót đã “chiêu mộ” tổng cộng 94 VĐV có gốc gác nước ngoài cho 22 môn thể thao khác nhau, chủ yếu là các môn Olympic, bằng thứ vũ khí lợi hại “thư bảo đảm”.

Fati là một trong rất nhiều VĐV thể thao ngoại quốc có được quốc tịch Tây Ban Nha nhờ tài năng xuất chúng

Trong gần 100 VĐV này, khá nhiều người đã giành được thành công rực rỡ trong màu áo mới. Đó là cựu VĐV bóng ném gốc Kirghiz, Talant Duyshebaev, người từng thừa nhận vài tháng trước khi được nhập tịch năm 1995 là: “Tôi muốn đại diện cho Tây Ban Nha vì tôi sợ mafia Nga, và muốn góp mặt ở Olympic”. Và đó là những tên tuổi như Nina Zhivanevskaya (Nga, bơi lội), Arpad Sterbik (Serbia, bóng ném), Nikola Mirotic (Montenegro, bóng rổ), Serge Ibaka (Congo, bóng rổ), Sancho Lyttle (Grenadines, bóng rổ) hay Orlando Ortega (Cuba, điền kinh).

Ngược lại, cũng có những trường hợp lại trở thành thảm họa. VĐV trượt tuyết gốc Đức, Johann Muehlegg từng đem về cho Tây Ban Nha 1 huy chương vàng và 1 huy chương bạc ở giải vô địch trượt tuyết thế giới năm 2001. Đến Olympic mùa Đông năm 2002 ở Salt Lake, Muehlegg tiếp tục giành 3 huy chương vàng cho xứ sở bò tót, nhưng thành tích này sau đó bị xóa bỏ vì dương tính với doping. Tương tự, sau khi đem về huy chương vàng chạy cự ly 5.000 mét ở giải vô địch điền kinh châu Âu năm 2016, VĐV chạy đường dài gốc Morocco, Ilias Fifa giờ đang thụ án treo 4 năm cũng vì sử dụng chất cấm.

Đáng ngạc nhiên là bóng đá, môn thể thao được yêu thích nhất tại Tây Ban Nha, mới “nhập” đúng 4 người. Bất ngờ tiếp theo là trước Fati, cả 3 cầu thủ trước đó đều không mấy tên tuổi. Năm 2007, thủ thành từng dự EURO 2000 với đội tuyển Nam Tư là Zeljko Cicovic được cấp quốc tịch Tây Ban Nha khi đã... giải nghệ. Cùng năm đó, Tây Ban Nha cấp tốc nhập tịch cho Stephen Sunday để tiền vệ này kịp cùng đội U20 góp mặt ở giải vô địch U20 thế giới tại Canada.

Talant Duyshebaev, cựu VĐV bóng ném gốc Nga, từng mang về vinh quang cho nền thể thao Tây Ban Nha

Chỉ có điều, sau đó Sunday lại quyết định trở lại quốc tịch Nigeria và khoác áo Siêu đại bàng. Đến năm 2014, xứ bò tót tiếp tục nhập tịch cho cầu thủ chạy cánh gốc Argentina, Matias Nahuel Leiva, người giờ đang khoác áo Tenerife ở giải... hạng Nhì Tây Ban Nha. Thực tế này khiến người ta không khỏi đặt ra dấu hỏi về hiệu quả của chính sách “nhập khẩu” với bóng đá Tây Ban Nha. Nhưng rõ ràng, Fati rất có thể sẽ là một câu chuyện khác.

Tiền đạo trẻ gốc Guinea Bissau đang có xuất phát điểm tốt hơn rất nhiều so với Cicovic, Sunday hay Leiva. Anh đến Tây Ban Nha từ khi mới 6 tuổi, trưởng thành từ lò đào tạo danh tiếng và sớm được thử lửa với những đối thủ ở đẳng cấp cao nhất khi chưa đầy 17 tuổi. Chỉ cần giữ được đôi chân trên mặt đất, Fati có thể tiếp bước của một thần đồng khác của lò La Masia. Đó là Lionel Messi, cái tên mà dù rất muốn, người Tây Ban Nha vẫn không tài nào cuỗm khỏi tay của Argentina.

Bóng đá chỉ ngang... Judo
Trong 22 môn thể thao có VĐV nước ngoài được đặc cách nhập tịch Tây Ban Nha kể từ năm 1994 đến giờ, bóng đá chỉ xếp thứ 7 với 4 người. Con số này ngang với môn Judo và kém cả điền kinh (21), bóng rổ (11), thể dục dụng cụ (9), bóng ném (8), chèo thuyền (7) lẫn vật (5). Cá biệt, có những môn chỉ có 1 VĐV nhập tịch trong 25 năm qua là cưỡi ngựa, lướt sóng, chạy địa hình, quần vợt và bóng bàn.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x