10 điều thể thao Mỹ có thể học hỏi từ thể thao Anh

Sự xuất hiện dù chỉ trong một quãng thời gian ngắn ngủi của giải Super League châu Âu cho thấy những người làm thể thao ở Cựu Lục địa đang hướng tới mô hình “nhượng quyền” của thể thao Mỹ, trong nỗ lực cải thiện doanh thu vốn bị sụt giảm nặng vì Covid-19.
10 điều thể thao Mỹ có thể  học hỏi từ thể thao Anh

Nhưng theo chiều ngược lại, mô hình thể thao châu Âu cũng có rất nhiều điều đáng để thể thao Mỹ phải học hỏi.

10. Một giải đấu quốc tế

Việc Super League “ra đời, rồi “chết yểu” chỉ trong vòng có hơn 48 tiếng đồng hồ, cho thấy nhu cầu về một giải đấu quốc tế của bóng đá châu Âu là lớn đến thế nào. Super League thất bại thì vẫn còn đó Champions League và Europa League. Trong đó với nhiều đội, Champions League còn danh giá hơn cả giải VĐQG. Nhưng ở Mỹ, một giải đấu như thế là xa xỉ. Các CLB của Mỹ (và Canada) vẫn thi đấu giao hữu với các đội nước ngoài, hay tham gia cả giải quốc tế quy mô nhỏ, nhưng họ chắc chắn vẫn thiếu một giải đấu quốc tế ở quy mô lớn.

9. Thay đổi, thay đổi, thay đổi

Có một điều thú vị là các môn thể thao ở Mỹ đa phần đều mang tính hiện đại, mới mẻ. Nhưng bản thân các CLB lại rất chú trọng yếu tố truyền thống. Nên khi tìm được một đặc điểm nào đó khả dĩ cho thể đại diện cho bản sắc của CLB, họ sẽ bám chặt lấy nó. Điều này dẫn tới một hệ quả là mọi thứ, từ đồng phục tới logo, đều gần như không thay đổi trong một thời gian dài. Thực ra điều này cũng chẳng gây hại gì cả. Nhưng đôi khi, thay đổi một chút cũng tốt mà, đúng không?

8. Hòa cũng được mà

Trong thể thao, chuyện hai đội bóng sau khi đã nỗ lực hết sức vẫn không phân được thắng bại là hoàn toàn bình thường. Vậy nên bóng đá châu Âu mới có kết quả hòa. Phân định thắng thua cũng tốt thôi, nhưng nếu cứ bằng mọi giá phân định thì lại không ổn một tí nào. Đến lúc ấy, giá trị của chiến thắng lại bị xem nhẹ. Nhưng trong nhiều môn thể thao Mỹ, các đội được yêu cầu phải “chơi cho tới chết” để phân định thắng thua. Những loạt tie-break, overtime hay extratime như thế cũng thú vị, nhưng đôi khi lại bị khiên cưỡng.

7. Bài hát truyền thống

Các đội thể thao ở Mỹ tất nhiên là có những bài hát truyền thống của riêng mình. Nhưng có một thực tế là chúng rất đơn điệu, gần như là theo cùng một mẫu, kiểu “Đội A cố lên”... Ở châu Âu thì khác. Mỗi trận đấu, các CĐV có thể hát tới cả chục bài hát cổ động khác nhau. Điều thú vị là họ không chỉ hát những bài hát cổ vũ cho đội bóng của mình, mà còn biết rất nhiều bài mang tính nhạo báng đối thủ. Đấy cũng là một nét văn hóa mà các CLB thể thao Mỹ nên học hỏi.

Thể thao Mỹ mang hơi hướng hiện đại, nhưng châu Âu vẫn có những giá trị đặc thù riêng

6. Lên hạng và xuống hạng

Khác biệt được cho là lớn nhất giữa mô hình thể thao Mỹ với mô hình thể thao châu Âu là cơ chế lên-xuống hạng. Ở châu Âu, các giải đấu đều vận hành theo cơ chế này. Lấy bóng đá Anh làm ví dụ. Mỗi mùa, 3 đội kém nhất Premier League sẽ phải xuống chơi ở Championship, nhường chỗ cho 3 đội từ Championship lên. Ở Championship, tương tự, 4 đội kém nhất cũng phải xuống hạng và cứ thế. Cơ chế này tạo ra tính cạnh tranh, mỗi trận đấu, đặc biệt là các trận liên quan tới trụ/thăng hạng, đều được quan tâm đặc biệt. Ở Mỹ, đây vẫn là điều hết sức mới mẻ.

5. Công bằng cho tất cả

Ở Mỹ, do những đặc thù về địa lý, các giải đấu thường được chia thành những giải nhỏ, theo từng khu vực. Điều này dẫn tới một vấn đề là có một số khu vực gồm toàn đội yếu, trong khi một số khu vực khác lại toàn đội mạnh. Nhưng do “lính tráng có suất”, mỗi khu vực đều được cử một lượng đại diện nhất định dự vòng play-off, nên thường xuyên có tình trạng những đội mạnh phải ngồi ngoài nhìn các đội yếu hơn tranh vô địch. Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề này là không hề dễ dàng.

4. Đừng tự nhận là vô địch thế giới

Đúng là các CLB thể thao ở Mỹ không có cơ hội tranh tài ở những giải đấu mang tầm vóc thế giới. Nhưng như thế không có nghĩa là những CLB vô địch các giải thể thao ở Mỹ được quyền tự nhận mình là World Champions, tức là những nhà vô địch thế giới. Có ý kiến cho rằng lập luận theo cách đó là bình thường, vì làm gì có đội bóng nào chơi các môn thể thao Mỹ giỏi hơn những nhà vô địch ở Mỹ. Nhưng đấy rõ ràng chỉ là sự bao biện.

3. Chơi ít hơn 162 trận mỗi mùa

Ai là fan của giải bóng chày Mỹ (MLB) thì không lạ gì việc một CLB phải thi đấu tới 162 trận mỗi mùa giải thông thường. Nói mùa giải thông thường là vì sau mùa giải thông thường này, những đội hay nhất còn phải chơi vòng play-off, nghĩa là thêm nhiều trận nữa. Tất nhiên là lịch thi đấu này đã được tính toán, vừa đảm bảo các cầu thủ không bị quá tải, lại tối ưu nguồn thu từ truyền hình. Nhưng món ăn ngon mấy mà ăn lắm thì cũng nhàm. Tại sao không dừng lại ở một số trận vừa phải hơn, 100 chẳng hạn?

2. Đừng làm phức tạp mọi việc

Một trong những tiêu chí hàng đầu để một môn thể thao trở nên thân thuộc với số đông là dễ hiểu, dễ chơi. Rất tiếc, đây lại không phải là chuyện của các môn thể thao ở Mỹ. Thường thì môn thể thao nào cũng có một vài quy định hết sức khó hiểu; đấy là con may, vì nhiều môn khó hiểu ngay từ đầu. Ví dụ, quy định về quyền tham dự giải quốc gia “bowl eligibility” dành cho các đội bóng đá Mỹ cấp đại học. Sau tất cả, không ai có thể giải thích rõ quyền này được quy định trên tiêu chí nào.

1. Đừng lệ thuộc vào quảng cáo

Ở châu Âu, các nhà quảng cáo thường “tranh thủ” chiếm sóng khi một sự kiện thể thao đang diễn ra. Ở Mỹ thì ngược lại, ban tổ chức quy định luôn một quãng nghỉ chỉ để phục vụ quảng cáo. Điều này cũng không có gì sai; ai mà chẳng cần tiền để tồn tại. Nhưng đôi khi, ban tổ chức làm hơi quá, khiến cho sự kiện thể thao bị vỡ vụn, và người xem không biết là mình đang xem quảng cáo chèn thể thao hay là ngược lại nữa.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x