Con đường hồi sinh của gã khổng lồ Ajax

Cẩm Chi
11:21 ngày 12-04-2019
Mùa giải này, Ajax đang trở lại mạnh mẽ ở đấu trường Champions League. Lối đá tổng lực từng giúp họ thống trị châu Âu dần được tái hiện, khiến những ông lớn như Real Madrid cũng phải cúi đầu chịu thua. Nhưng nền tảng đằng sau thành công đó lại nằm ở chiến lược chuyển nhượng và quản lý tài chính tài tình.
Cách mạng tài chính hồi sinh Ajax

Bừng tỉnh cơn mê

Thời khắc Ajax phục hưng bắt đầu vào một tối mùa Hè tháng 8/2016. Trên đất Nga, đội bóng từng 4 lần vô địch C1/Champions League bị Rostov hạ nhục với tỷ số 4-1. Một kết quả thật khó nuốt trôi với khán giả và những người có trách nhiệm ở Ajax. Mọi chuyện càng bi đát hơn nếu nhìn về quá khứ. Tính từ mùa giải 2005/06, Ajax không thể góp mặt ở vòng đấu loại trực tiếp Champions League tròn một thập niên.

Ajax nhận thấy họ cần phải hành động, nếu không muốn tiếp tục đứng trong cái bóng của hào quang quá khứ. Chỉ vài giờ sau trận thua Rostov, ban lãnh đạo CLB duyệt chi 11 triệu euro để chiêu mộ Hakim Ziyech từ Twente. Trước đó vài tháng, Ajax thậm chí còn thẳng thừng từ chối con số Twente đưa ra vì cho rằng nó vượt quá xa tiêu chuẩn mua cầu thủ của CLB.

Ziyech là phát súng đầu tiên báo hiệu sự thay đổi trong chính sách làm bóng đá của Ajax. Sau đó, họ tiếp tục đưa về David Neres (12 triệu euro), Daley Blind (16) và Dusan Tadic (13). 4 trong 5 cầu thủ đắt giá nhất lịch sử CLB được đưa về chỉ trong vòng 3 năm. Tính riêng hai kỳ chuyển nhượng Hè gần nhất, Ajax chi tới 80 triệu euro tăng cường lực lượng.


Thay vì liên tục để chảy máu nhân tài - cái giá của thương hiệu “lò đào tạo bóng đá số một châu Âu”, Ajax giờ đây sẵn sàng bạo chi để cạnh tranh ở đấu trường châu Âu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Ajax đang chạy đua điên cuồng hay có tham vọng cạnh tranh tiền bạc với các siêu cường bóng đá khác. Ajax luôn nhận thức họ là một CLB Hà Lan, sống trong môi trường bóng đá Hà Lan lành tính và ít “màu mỡ”. Đội cần phải kinh doanh có lãi trước khi tính đến việc chi tiền, và tuyệt đối không được phép để xảy ra tình trạng nợ nần.

Trong 8 năm gần nhất, Ajax kinh doanh có lãi 7 năm, với mức đỉnh lợi nhuận đạt 50 triệu euro vào năm 2017. Nguồn vốn chủ sở hữu duy trì ổn định ở mức 160 triệu euro cho phép Ajax chi đậm tiền mua cầu thủ trong 2-3 năm qua. Dù tiếp tục bạo chi, Ajax vẫn sống khỏe nhờ cân đối thu chi mà không lo vi phạm luật công bằng tài chính.

Johan Cruyff đôi khi cũng không phải là “thánh”

Sinh thời, Johan Cruyff từng nói một câu nổi tiếng: “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một túi tiền biết ghi bàn”, ám chỉ việc vung tiền chiêu mộ cầu thủ không thể giúp Ajax thành công. Cruyff tin Ajax luôn tìm được những cầu thủ tài năng muốn khoác áo CLB cho dù họ nhận lương ít hơn. Nhưng thực tế chứng minh quan điểm của Cruyff ít nhiều đã lỗi thời, nhất là chuyện tiền bạc. Man City ở Anh, PSG ở Pháp cho thấy họ đang trở thành thế lực của bóng đá châu Âu nhờ tiền bạc của những ông chủ tỷ phú.

Bản thân Cruyff cũng không gắn bó với Ajax đến trọn sự nghiệp. Thập niên 70, ông dứt áo ra đi để tới Barcelona. Chính ông đã mở đầu cho trào lưu rời quê hương của các cầu thủ Hà Lan. Rồi đến khi bóng đá Anh, Đức, Italia chào đón cầu thủ nước ngoài, Ajax càng để mất cầu thủ vào tay những CLB khác. Tới thập niên 90, sự ra đời của Luật Bosman và chênh lệch tiền bản quyền truyền hình giữa các giải vô địch quốc gia càng khiến Ajax lép vế hơn. Đội hình vô địch Champions League 1995 của họ bị “làm gỏi” trong vỏn vẹn 5 năm.


Ajax phải chấp nhận thực tế họ có thể là một thế lực ở Hà Lan, nhưng tiềm lực tài chính còn thua xa những CLB hạng bét ở Anh hay Tây Ban Nha. Mùa trước, Ajax nhận chưa tới 10 triệu euro tiền bản quyền truyền hình, còn West Brom, đội xuống hạng ở Premier League thu về 108 triệu euro! Cách biệt quá lớn về mặt tiền bạc khiến Ajax buộc phải làm trái lời Cruyff để mở ra trang sử mới cho CLB.

Trên thực tế, nguồn thu chính của Ajax vẫn đến từ bán cầu thủ. Họ thu bộn tiền nhờ các thương vụ bán Davinson Sanchez, Tete, Kluivert “con”, Milik... trong vài năm qua. Thay vì “bán sạch” để thu tiền về trong ngắn hạn, họ cố gắng giữ chân các trụ cột như De Ligt, De Jong để giữ bộ khung ổn định, và chỉ để họ ra đi khi tìm được người kế thừa xứng đáng.

Ajax nhận thức không thể trở thành Real hay Barca trong tương lai, tuy nhiên chí ít họ cũng có thể vươn tầm giống như Lyon hay Porto. Ajax có thể mất các cầu thủ hàng đầu vào tay những ông lớn, nhưng luôn có cách duy trì sức cạnh tranh của mình tại đấu trường châu Âu.

Bậc thầy mua bán
Hai năm qua, Ajax chỉ bán đi 5 cầu thủ, và mua về 12 cầu thủ (không tính các bản hợp đồng chuyển nhượng tự do). Đội bóng Hà Lan thu về 183,7 triệu euro và trích ra 79,6 triệu euro phục vụ việc tái cơ cấu nhân sự, tương đương mức lợi nhuận 104,1 triệu euro.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x