European Super League, một sản phẩm hoàn hảo của… thể thao Mỹ

Cẩm Chi
13:39 ngày 21-04-2021
Dù được mang tên là “Siêu giải đấu châu Âu”, nhưng có thể nhận thấy một cách rõ ràng rằng mô hình kinh doanh và vận hành của European Super League (ESL) có dấu ấn rất lớn của người Mỹ, hay nói một cách chính xác hơn, nó là sản phẩm của ý tưởng kinh doanh nhượng quyền (franchise) - vốn là “đặc sản” của nền thể thao Mỹ.

Tất cả đều nhượng quyền

Mọi giải đấu thể thao hàng đầu của Mỹ là NBA (bóng rổ), NFL (bóng bầu dục), MLB (bóng chày) và MLS (bóng đá) đều hoạt động theo hình thức kinh doanh nhượng quyền. ESL cũng sẽ diễn ra theo cách như vậy, với thời hạn cam kết hợp đồng của từng CLB với tổ chức là 23 năm.

Hãy lấy ví dụ từ giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA. Các đội bóng của NBA đều hoạt động theo phương thức franchise, tức là mua lại quyền điều hành một sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Giá trị nhượng quyền của đội New York Knicks cao nhất NBA, được định giá 5 tỷ USD theo số liệu mới nhất năm 2021. Golden State Warriors đứng thứ hai, 4,7 tỷ USD. Trung bình giá trị nhượng quyền các đội năm 2021 là 2,2 tỷ USD.

Mùa giải 2018/2019, khi đại dịch Covid-19 chưa hoành hành, doanh thu các đội bóng NBA tạo ra đạt 8,76 tỷ USD, trong đó doanh thu từ bán vé theo mùa chiếm hơn 1/5. Mùa đó, New York Knicks và Golden State Warriors là những thương hiệu NBA tạo ra doanh thu lớn nhất, lần lượt 472 triệu USD và 440 triệu USD.

NBA hoạt động với hệ thống chia sẻ doanh thu. Các đội gộp doanh thu hàng năm của họ lại với nhau và phân phối lại từ các đội có doanh thu cao sang các đội có doanh thu thấp. Doanh thu từ hệ thống tổng chia xuống không tính trong thu nhập liên quan đến bóng rổ. Để đủ điều kiện được chia sẻ, các đội phải có mức doanh thu bằng ít nhất 70% mức trung bình của giải đấu.

Phần lớn doanh thu được tạo ra bởi NBA và các đội bóng được tính là thu nhập liên quan đến bóng rổ (BRI). Thu nhập này bao gồm tiền bán vé, tiền dịch vụ trong trận đấu, bản quyền truyền hình, hình ảnh, doanh thu bán quần áo và các sản phẩm có gắn thương hiệu.

BRI đóng vai trò quan trọng tính toán quỹ lương, vì thế khoản chia sẻ doanh thu từ hệ thống “tổng đại lý” không được tính trong BRI khi nó sẽ mang lại lợi thế cho các đội kiếm tiền giỏi hơn, giúp họ có thể thu hút các ngôi sao đội khác bằng khoản thu nhập cao hơn mặt bằng chung (Bayern và PSG không thích điều này).

Công bằng tuyệt đối, “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia” là nguyên tắc bất biến của thể thao xứ cờ hoa. Nhờ đó, giá trị trung bình các thương hiệu của NBA ghi nhận mức tăng trưởng liên tục từ 2011 đến 2021, tăng từ 369 triệu USD đến 2,2 tỷ USD trong 10 năm.

Nếu như NBA đã khiến cho World Cup bóng rổ (FIBA World Cup) hay giải Vô địch châu Âu (Euro Tour) mất đi sức hút thì ESL rất có thể cũng sẽ làm được điều đó trong tương lai.

Super League là của người Mỹ!

Chúng ta có thể hiểu vì sao 12 đội bóng lớn ở châu Âu đồng ý gia nhập Super League, bởi giải đấu này sẽ hoạt động tương tự như NBA và các giải thể thao Mỹ. M.U hay Real Madrid sẵn sàng chia sẻ doanh thu với Arsenal, Juventus để “cùng nhau giàu thêm”, nhưng họ không muốn “gánh” cho những đội bóng nhỏ như APOEL Nicosia hay Dinamo Zagreb trong hệ thống các giải đấu của UEFA!

Florentino Perez, chủ tịch của Real Madrid cũng sẽ là chủ tịch của ESL. 2/4 vị phó của Perez là Joel Glazer, chủ tịch hiện tại của MU và John Henry, chủ tịch của Fenway Sports, đồng thời là chủ sở hữu Liverpool. Họ đều là người Mỹ, và đều liên quan tới JP Morgan (cổ đông), ngân hàng tài trợ cho ESL. Và nếu còn điều gì để nghi ngờ về tính “Made in USA” của ESL thì hãy nhìn vào thể thức thi đấu của họ.

Super League sẽ bao gồm 20 đội bóng, trong đó có 15 đội “nòng cốt” và 5 đội khách mời thay đổi theo mùa. 2 bảng đấu, mỗi bảng 10 đội thi đấu thể thức 2 lượt sân khách và sân nhà. Sau khi đã vượt qua vòng bảng, 8 CLB (4 đội dẫn đầu mỗi bảng) sẽ thi đấu ở vòng đấu knockout, thi đấu hai lượt trên sân nhà cho tới trận chung kết.
Hình thức chia 2 bảng đấu của ESL chẳng khác gì cách MLS (giải bóng đá nhà nghề Mỹ) đang vận hành với hai liên đoàn phía Đông và phía Tây hoạt động song song, sau đó đá play-off tranh ngôi vô địch (MLS Cup). Cần nói thêm rằng MLS, giống như NBA, hoạt động theo dạng nhượng quyền và đấu thầu, mỗi đội bóng được sở hữu bởi các nhà đầu tư của giải.

MLS có một số lượng cố định đội tham gia, giống như hầu hết các giải đấu thể thao ở Mỹ và Canada, là một trong số rất ít giải đấu bóng đá không có thăng hạng và xuống hạng. Thứ mà những người chỉ trích ESL  vin vào để nói rằng giải đấu này thiếu tính cạnh tranh, thực chất, là chìa khóa kinh doanh của tổ chức này.

Cổ phiếu các thành viên ESL tăng chóng mặt
Không lâu sau khi thông báo gia nhập ESL, cổ phiếu của Juventus tăng 18% lên ngưỡng 1,01 USD/cổ phiếu. Cổ phiếu của MU cũng tăng 1,56 usd, lên ngưỡng 17,72 usd/cổ phiếu. Giá trị của M.U trên thị trường chứng khoán đạt mốc 289 triệu usd. Theo tính toán của các chuyên gia, MU có thể nhận từ 40-80 triệu usd nếu dự Champions League, nhưng họ có thể kiếm được gấp 3 đến 4 lần nếu dự ESL (250-300 triệu usd). Các đội bóng “cốt cán” của ESL cũng sẽ nhận được ngay “phí lót tay” 3,5 tỷ usd sau khi ký hợp đồng.

Những thương hiệu tỷ USD
Năm 2020, giá trị thương hiệu trung bình một đội bóng trong giải bóng bầu dục Mỹ (NFL) là khoảng 2,95 tỷ, trong khi các đội ở giải bóng chày Mỹ (MLB) có giá trị nhượng quyền trung bình 1,87 tỷ USD. Giá trị nhượng quyền có giá trị nhất NFL là đội Dallas Cowboys, trị giá 5,7 tỷ USD vào năm 2021, tiếp theo là New England Patriots (4,4 tỷ USD). Còn ở MLB, New York Yankees, với giá trị 5,25 tỷ USD, là nhượng quyền có giá trị nhất.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • MU đạt thỏa thuận cá nhân siêu khủng với Toney MU đạt thỏa thuận cá nhân siêu khủng với Toney

    Tiền đạo Ivan Toney đang trên đường rời Brentford và bến đỗ mới có thể sẽ là MU, khi những nguồn tin thân cận tiết lộ chân sút người Anh đã đạt thỏa thuận về mức lương khủng với Quỷ đỏ thành Manchester.

  • Klopp & cái kết không trọn vẹn tại cúp châu Âu với Liverpool Klopp & cái kết không trọn vẹn tại cúp châu Âu với Liverpool

    Liverpool vốn nổi danh là một chuyên gia đá cúp tại châu Âu. Nhưng có một giai đoạn, họ sa sút không phanh và chỉ đến khi Jurgen Klopp tới, sức mạnh đó mới bừng tỉnh. Dẫu vậy, có chút tiếc nuối khi Klopp không thể có cái kết trọn vẹn với The Kop.

  • Sancho mang về khoản tiền lớn cho MU Sancho mang về khoản tiền lớn cho MU

    Việc Dortmund giành vé vào bán kết Champions League khiến đội bóng này phải móc hầu bao khoản tiền lớn để trả cho MU liên quan tới thương vụ mượn cầu thủ chạy cánh Jadon Sancho.

  • Ớn lạnh với tuần lễ ác mộng của Premier League ở châu Âu Ớn lạnh với tuần lễ ác mộng của Premier League

    Đây không phải là một tuần lễ bình thường đối với các CLB Premier League ở đấu trường châu Âu, và điều đó đã khiến một số người phải vội vã công bố cuộc khủng hoảng mới nhất của bóng đá Anh.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x