Những kẻ khủng bố Paris không thể giết bóng đá

Minh Đức Minh Đức
13:49 ngày 15-11-2015
Bom đạn có thể cướp đi mạng sống, nhưng nó chẳng thể lấy đi niềm tin, đam mê và sự lạc quan của những người ở lại, thứ tạo nên một tinh thần đoàn kết bất diệt.
Những kẻ khủng bố Paris không thể giết bóng đá
“Không thể để cho bọn khủng bố thắng”, “cuộc sống vẫn phải tiếp tục”, đó là suy nghĩ chung của những người dân châu Âu nói riêng và các công dân thế giới nói chung trong những ngày này. Tâm trí của họ đều đang hướng về Paris sau vụ khủng bố kinh hoàng. Những gì xảy ra đã xảy ra, người đã chết chẳng thể sống lại, nhưng những người ở lại cần một thái độ tích cực để chứng minh rằng chúng ta nhất quyết không lùi bước trước những điều xấu xa.

Bóng đá đang trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu. Sự phát triển của nó không thua kém bất kỳ một ngành công nghiệp nào. Nhưng xét cho cùng, bóng đá, theo ý nghĩa trần trụi nhất của nó, là môn thể thao mang đến nguồn vui và động lực sống cho rất nhiều người trên thế giới này. Sân Stade de France không phải ngẫu nhiên là mục tiêu tấn công của bọn khủng bố. Chúng hiểu rằng chúng ta yêu bóng đá, và muốn giết chết nguồn vui này.

Tại Stade de France, ĐT Pháp đã giành chức vô địch World Cup 1998
Tại Stade de France, ĐT Pháp đã giành chức vô địch World Cup 1998

Nhưng từ trong đau thương, bóng đá vẫn mang đến những cái nhìn đầy nhân văn. Mùa thu năm 1999, người ta thấy giữa hoang tàn đổ nát của Izmit - một thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ vừa hứng chịu trận động đất kinh hoàng khiến 17.000 người thiệt mạng - là sừng sững một sân vận động mang tên Ismet Pasa của CLB Kocaelispor. Bên trong sân, giữa bối cảnh nháo nhác những người mặc áo blouse trắng của Hội chữ thập đỏ, những nạn nhân bị thương và những người vô gia cư, là một cảnh tượng say mê: một vài cậu bé với quả bóng trong chân đang đắm chìm trong trận đấu của riêng mình. Tiếng cười đùa của lũ trẻ làm người ta cứ ngỡ mình ở trên thiên đường, khi xung quanh đang là địa ngục.

Những giá trị về mặt tinh thần đó có thể làm lành cả những vết thương thể xác. Có một phóng viên thể thao đã dùng hình ảnh về những pha đi bóng ma thuật của Lionel Messi để lấy tinh thần chống chọi với căn bệnh ung thư. Bóng đá nói riêng và thể thao nói chung, là hy vọng và lạc quan. Trong những thời khắc như hiện tại ở Paris, nó lại càng cần được đẩy mạnh, để xua tan sự sợ hãi và truyền cảm hứng sống, chiến đấu cho mọi người.

Môn cricket từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn khủng bố
Môn cricket từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn khủng bố

Mới đây, đội cricket Anh đã phải chơi một trận đấu với đội cricket Pakistan trong một sân vận động không khán giả. Lí do bởi cách đây 7 năm, một nhóm khủng bố đã tấn công xe bus của đội cricket Sri Lanka trên đường đến sân Gaddafi (sân nhà của đội cricket Pakistan). 6 cầu thủ bên phía Sri Lanka chấn thương, 6 cảnh sát Pakistan và 2 dân thường bị giết. Người ta bị ám ảnh, và điều này khiến môn cricket tại Pakistan gần như bị tẩy chay. Bây giờ, chúng ta không thể để bóng đá hứng chịu tình cảnh tương tự.

Động thái cho phép trận giao hữu giữa Anh và Pháp diễn ra là một thực sự cần thiết. Nếu dừng lại, đó là một hành động chứng tỏ sự sợ hãi. Nếu tiếp tục, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn để xích lại gần nhau, chia sẻ, thể hiện tinh thần dũng cảm, thách thức lũ khủng bố. Trở thành một khối bao giờ cũng vững chắc hơn việc tách ra riêng lẻ. Sẽ có thêm những lời truyền lửa cho nước Pháp vào thứ Ba tới đây, rằng nỗi đau rồi sẽ qua đi.

Những đứa trẻ có mặt trong đêm diễn ra thảm kịch
Những đứa trẻ có mặt trong đêm diễn ra thảm kịch

Bom đạn có thể cướp đi mạng sống, nhưng nó chẳng thể lấy đi niềm tin, đam mê và sự lạc quan của những người ở lại, thứ tạo nên một tinh thần đoàn kết bất diệt. Nước Mỹ đã đứng lên hiên ngang sau vụ 11/9, và rồi tiêu diệt thành công Osama bin Laden. Không phải do bom đạn nhưng người dân Nhật và Indonesia cũng đã trải qua những khoảnh khắc tận thế với những cơn thịnh nộ của “Mẹ thiên nhiên” là động đất và sóng thần, nhưng rồi họ cũng đứng lên, vượt qua, và làm lại từ đầu.

Có những đứa trẻ đã theo chân bố mẹ vào sân Stade de France để chứng kiến Pháp và Đức thi đấu khi thảm kịch xảy ra. Đó chắc hẳn sẽ là một vết sẹo không nhỏ lên tuổi thơ của chúng. Nhưng hãy cứ để chúng đối diện với thực tế đó bằng sự trong trẻo và vô tư như những bạn bè ở Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 16 năm. Hãy dạy chúng rằng bóng đá không có tội, rằng bóng đá chính là một trong những phương thuốc hàn gắn tuyệt vời nhất mà người ta có thể sáng tạo ra.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x