Thành công của ĐT Nga ở World Cup 2018: Tài phiệt năng lượng, cứu tinh của 'Gấu Nga'

Cẩm Chi
09:47 ngày 03-04-2020
14/15 cầu thủ (ngoại trừ Cheryshev) ra sân trong chiến thắng của Nga trước Tây Ban Nha tại vòng 1/8 World Cup 2018 thi đấu tại giải quốc nội.
Thành công của ĐT Nga ở World Cup 2018: Tài phiệt năng lượng, cứu tinh của 'Gấu Nga'

Mùa Hè 2 năm trước, Nga trở thành 1 trong 8 đội mạnh nhất thế giới nhờ đội hình “cây nhà lá vườn” đúng nghĩa. Thành tích đó, chính là kết quả của nhiều năm bóng đá Nga được định hướng và đầu tư bởi các tập đoàn năng lượng.

Trở về  “văn hóa cục bộ”
World Cup 2018 là lần thứ 4, Nga tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh kể từ khi Liên Xô tan rã. Năm 1994, Nga mang tới Mỹ đội hình gồm 12 gương mặt đang chơi bóng ở nước ngoài, chiếm quá bán thành phần dự tuyển. Phần lớn trong số này đều chơi ở La LigaBundesliga.

Nhưng tới giải đấu ở Nhật Bản và Hàn Quốc năm 2002, chỉ còn 8 thành viên đang chinh chiến bên ngoài lãnh thổ xứ bạch dương. 12 năm sau, ở Brazil 2014, toàn bộ 23 cầu thủ Nga đều chơi bóng trong nước. World Cup 2018 không phải ngoại lệ, với 2 ngoại lệ hiếm hoi là Cheryshev và thủ môn số ba Gabulov thi đấu ở nước ngoài. Nghĩa là, bóng đá Nga thời mở cửa đang trở về hình hài xưa cũ trước kia.

Trong thời kỳ Liên Xô, chuyện bóng đá Nga “bế quan tỏa cảng” là điều dễ hiểu. Ngày ấy, cầu thủ, đội bóng là tài sản quốc doanh, đại diện các tổ chức, xí nghiệp nhà nước như đường sắt, công an, quân đội hay hàng không. Những hoạt động mua bán cầu thủ trong nước gần như không xảy ra chứ chưa nói tới xuất khẩu cầu thủ ra nước ngoài, nếu có thì cũng bắt nguồn từ những hoạt động phi thương mại.

Phải tới năm 1988 sau chiến thắng của Liên Xô trước Brazil tại chung kết Olympic Seoul, bóng đá Nga mới có sản phẩm xuất khẩu đầu tiên ra nước ngoài, thủ môn Dasaev. Ông nhận lương 1300 USD/tháng tại Sevilla, còn Spartak Moscow được trả 2 triệu USD phí giao dịch với sự đồng ý của tổng thống đương nhiệm Gorbachev. 

Dasaev lĩnh ấn tiên phong giới thiệu văn hóa và trình độ bóng đá Nga tới bạn bè thế giới, là người mở đường cho vụ áp phe thứ hai: tiền vệ hào hoa Alexey Zavarov tới Juventus. Zavarov hưởng lương 600 USD/tháng, nhưng hơn Dasaev là đàm phán được một căn hộ, một xe hơi và bảo hiểm y tế trọn đời. 

Tại World Cup 2018, chỉ với những cầu thủ “cây nhà lá vườn”, Nga đã vào đến vòng tứ kết của giải đấu

Tập đoàn năng lượng, mạnh thường quân của bóng đá Nga
Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, bóng đá Nga chứng kiến cuộc tháo chạy ngay sau khi LĐBĐ nước này ký một thỏa thuận hợp tác với LĐBĐ Tây Ban Nha. Một mặt, tên tuổi của nhiều cầu thủ Nga được thế giới biết tới như Oleg Salenko (Valencia, Cordoba), Aleksey Mostovoi (Celta, Alaves), Valeri Karpin (Sociedad, Valencia, Celta) hay Dimitri Radchenko (Racing, Celta, Deportivo, Rayo). Nhưng hệ lụy để lại là không thể khỏa lấp khi chất lượng giải VĐQG đi xuống trầm trọng. 

Những tín hiệu tích cực chỉ bắt đầu xuất hiện vào đầu những năm 2000. Ngành dầu mỏ bùng nổ kéo theo sự hiện diện của giới oligarch - những tài phiệt giàu lên nhanh chóng nhờ quá trình tư hữu hóa tài sản. Họ quan tâm tới bóng đá, bắt đầu rót tiền sở hữu các CLB nhờ chính sách khuyến khích của chính quyền tổng thống Vladimir Putin. 

Lukoil, công ty dầu mỏ lớn nhất Nga, bảo trợ cho Spartak Moscow. Sibneft, một đế chế năng lượng khác do Abramovich sở hữu và chuyển giao cho Gazprom vào năm 2005, là một trong hai nhà tài trợ chính của CSKA Moscow, cùng hãng hàng không quốc gia Aeroflot. Zenit nhận 19 triệu euro mỗi năm để Gazprom xuất hiện trên áo đấu, và  thậm chí đã đổi cả màu áo truyền thống từ xanh - trắng sang xanh da trời cho đúng màu sắc của tập đoàn mẹ. Trong khi đó, Lokomotiv Moscow được nuôi dưỡng bởi RZhD, ông trùm trong ngành đường sắt.

Vào thời kỳ hoàng kim của ngành năng lượng, các “bom tấn” liên tục được kích hoạt ở giải VĐQG Nga. Hè 2005, Dinamo Moscow chi 60 triệu euro cho 9 tân binh. Trước đó 1 năm, Spartak Moscow chi tới 10 triệu euro để sở hữu chân sút Cavenaghi người Argentina. Mùa giải 2005/06, mỗi CLB của Nga sở hữu trung bình 12 cầu thủ nước ngoài. Tính riêng trong thập niên đầu tiên thế kỷ 21, các CLB Nga đã chi gần 900 triệu euro để mua sắm, chứng kiến mức thu nhập trung bình tăng tới 1100%. 

Bức tranh bóng đá này tạo ra điểm nhìn mới cho cầu thủ sở tại, những người vốn trước kia tìm mọi cách ra nước ngoài. Tại sao phải ra đi, khi thu nhập bình quân của làng bóng quốc nội đã được tăng lên rất cao? 

Ra đi để trở về, Yuri Zhirkov hiểu chân lý này hơn ai hết. Tại World Cup 2018, có 11 cầu thủ của Nga tại World Cup 2018 nhận lương trên 3 triệu euro/mùa, cá biệt có Artem Dzyuba hưởng 4 triệu euro/mùa. Như chính chia sẻ của Dzuyba, người đã từ chối cơ hội sang Dortmund vào Hè 2015, “ở nhà là lựa chọn tốt nhất cho tất cả”. 

Trưởng ban tài ba 
Tại World Cup 2018, nước chủ nhà Nga thu về 1,52 tỷ euro tiền tài trợ quảng cáo. Trưởng ban tài trợ cho chiến dịch World Cup 2018 là Mikhail Putin (ảnh), Phó chủ tịch HĐQT tập đoàn năng lượng Gazprom. Trong quá khứ, Mikhail là người tài trợ cho Chelsea mua Oscar và Hazard, đồng thời giải cứu Schalke.

Luật “2 trong 1” 
Từ mùa 2020/21, giải VĐQG Nga sẽ áp dụng luật “8+17” thay cho luật “6+5” hiện tại. Theo đó, các CLB Nga được đăng ký tối đa 8 cầu thủ nước ngoài trong danh sách đăng ký thi đấu gửi lên BTC trước thềm mùa giải. Hiện tại, luật “6+5” cho phép mỗi đội tung ra tối đa 6 cầu thủ ngoại trên sân trong cùng một thời điểm và không giới hạn số lượng ngoại binh đăng ký. Tới tháng 8 này, luật “8+17” cũng sẽ công bố số lượng cầu thủ nước ngoài cùng thi đấu một thời điểm trên sân, dự kiến là 5 người.   

1.271. Là số lượng cầu thủ ở Liên Xô và Nga sau này ra nước ngoài thi đấu, thống kê của nhà sử học Karl Veth trong giai đoạn từ 1988-1996.  

XEM THÊM

10 sát thủ săn bàn xuất sắc nhất lịch sử bóng đá thế giới

10 cầu thủ vô địch Ngoại hạng Anh bị đánh giá tệ nhất thập kỷ

Châu Mỹ, thiên đường của các đội bóng 'hàng nhái'

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x