Thể thao sẽ là liều vaccin chống lại đại dịch

Lâm Phong
06:01 ngày 18-03-2020
Đại dịch Covid-19 phủ một bóng đen ảm đạm chưa từng thấy lên các sân đấu thể thao. Những SVĐ bị đóng cửa, những giải đấu phải tạm hoãn, những cầu thủ, VĐV thậm chí còn đang vật lộn với con virus quái ác. Tuy nhiên, sau cơn mưa trời sẽ có cầu vồng. Thể thao sẽ sớm trở thành chất xúc tác giúp con người tìm lại niềm vui.
Thể thao sẽ là liều vaccin chống lại đại dịch

Thể thao xoa dịu nỗi đau

Cả thế giới đang tê liệt vì virus corona. Dĩ nhiên, thể thao cũng không nằm ngoài vòng kiềm tỏa. Serie A, Premier League, Champions League, Europa League, La Liga… rất nhiều giải đấu lớn nuôi dưỡng niềm đam mê của hàng triệu fan túc cầu giáo phải tạm hoãn. EURO 2020 và Olympic Tokyo 2020 được khuyến nghị nên dời sang năm sau. 

Trong thời khắc này, thế giới bỗng dưng lại thổn thức nhớ về quá khứ. Năm 2001, vụ khủng bố đẫm máu 11/9 đã cướp đi sinh mạng của 3.000 người và khiến 25.000 người khác bị thương Nước Mỹ chìm trong tang tóc. Dĩ nhiên, hệ thống thể thao ở Mỹ cũng hoàn toàn tê liệt. 

Nhưng giữa cơn đau thấu tâm can đó, những mầm sống cũng đâm trồi từ chính các hoạt động thể thao. Đầu tiên là sự kiện SVĐ Shea – sân nhà của đội bóng chày Mets trong suốt 45 năm được biến thành trạm cấp dưỡng cho người dân New York. Shea trong suốt gần nửa thế kỷ đã nuôi dưỡng biết bao niềm vui thì trong cơn nguy khốn, nó cũng trở thành nơi mang niềm vui trở lại. 

Thời gian dần trôi đi, cuộc sống của người Mỹ tuy đã trở lại với nhịp bình thường, nhưng sự u ám và sợ hãi thì vẫn ở khắp mọi nơi. Người dân New York nói riêng và người Mỹ nói chung tránh đến những nơi đông người. Họ thu mình lại để cảm thấy an toàn giữa nỗi sợ khủng bố chưa dừng lại.

“Cuộc sống thật nặng nề khiến tôi nhớ da diết sự sôi động của thể thao. Tôi nhớ những trận bóng chày”, Rudolph Giuliani, một người dân New York nói với phóng viên. Và rồi, thể thao đã mang sự bình yên trở lại. SVĐ Shea cũng chính là nơi tổ chức trận bóng chày đầu tiên (và cũng là sự kiện thể thao đầu tiên ở New York) sau thảm họa 11/9. Bất chấp nỗi sợ hãi, 41.000 CĐV đã tới sân.

Con người sẽ chiến thắng 

Trước khi trận đấu diễn ra, đám đông khán giả lặng lại hướng lên màn hình lớn. Những thước phim về thảm họa 11/9 đang được chiếu lại. Đám đông ôm chầm lấy nhau bật khóc. Sau thời khắc lắng đọng đó, sự sôi động trở lại. Mets gặp Atlanta Braves trong một tối thứ Sáu đặc biệt nhất lịch sử. Hôm đó là ngày mà người Mỹ không chia ranh giới giữa fan đội này và fan đội kia. Họ cùng nhau thưởng thức một trận bóng chày trọn vẹn – trận đấu đánh dấu cột mốc cuộc sống trở lại những vòng quay bình thường, sau thảm họa khủng bố kinh hoàng nhất lịch sử.

4 năm về trước, nước Pháp cũng chìm trong sự hoảng loạn sau vụ xả xúng trong nhà hát, cướp đi sinh mạng của 128 người. Theo lịch thì 4 ngày sau vụ xả súng đẫm máu đó, ĐT Pháp sẽ có trận giao hữu với ĐT Anh trên SVĐ Wembley. Rất nhiều người kêu gọi hoãn trận đấu. Không ai lại chơi thể thao trong thời khắc tang thương đó cả.

Nhưng trái ngược với suy nghĩ này, không một cầu thủ Pháp nào muốn trận đấu bị hủy. Đám khủng bố tấn công vào người dân để reo rắc nỗi sợ hãi và cướp đi niềm vui của người dân. Chính trong thời khắc ngặt nghèo đó, trận đấu giữa Pháp và Anh lại chính là lời tuyên chiến của nước Pháp.

Trận đấu vẫn diễn ra. SVĐ Wembley trong ngày giao hữu lên đèn theo quốc kỳ nước Pháp. Trên sân, khi quốc ca Pháp vang lên, cả người Anh cũng hòa giọng tạo thành một bản hợp xướng đẩy lùi nỗi sợ hãi, xoa dịu sự đau đớn. Cho đến tận ngày hôm nay, thời khắc đó vẫn sống một cách mãnh liệt trong trái tim của người Pháp.

Đây mới là giá trị lớn nhất của thể thao. Nó trở thành nền tảng vững chắc của cuộc sống, trở thành chỗ dựa tinh thần cho con người trong bối cảnh vây quanh họ toàn là những điều tiêu cực, u ám. Bóng đá nói riêng và thể thao nói chung sẽ sớm trở lại, khi thế giới kiểm soát được Covid-19. Sau cùng, con người sẽ luôn chiến thắng. Thể thao luôn chiến thắng. 

Lễ rước đuốc... không khán giả
Dù kỳ Thế vận hội mùa Hè 2020 ở Tokyo đang đứng trước nguy cơ bị hoãn, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) vẫn tổ chức lễ rước đuốc cho sự kiện này. Tuy nhiên, nghi thức thắp lửa trên đỉnh Olympia, Hy Lạp đã diễn ra trong cảnh không có khán giả. Sau đó, Ủy ban Olympic Hy Lạp (HOC) cũng quyết định hủy luôn chặng rước đuốc ở quốc gia này để tránh thu hút đám đông và tăng nguy cơ lây lan của dịch bệnh.

Giới bóng rổ Mỹ chung tay đối mặt với Covid-19
Việc giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) bị hoãn đã khiến hàng loạt nhân viên cả chính thức lẫn làm việc bán thời gian rơi vào cảnh thất nghiệp. Nhưng sau khi ông chủ Mark Cuban của Dallas Mavericks cam kết vẫn trả tiền đầy đủ cho mọi thành viên của CLB, nó đã tạo ra hiệu ứng dây chuyền. Hàng loạt ông chủ và thậm chí cả cầu thủ của các đội bóng rổ khác như Chicago Bulls, Cleveland Cavaliers, Golden State Warriors hay Miami Heat cũng đều khẳng định sẽ hỗ trợ tài chính cho các nhân viên của đội mình.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x